Dựa vào mối quan hệ họ hàng

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 77 - 81)

6. Cấu trúc của Luận văn

4.2.2.Dựa vào mối quan hệ họ hàng

Như đã phân tích ở trên, trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, mối quan hệ của người nông dân dần dần vượt ra khỏi mối quan hệ huyết thống và làng xã, vốn là hai mối quan hệ truyền thống, chủ đạo, để thiết lập những mối quan hệ xã hội rộng lớn hơn, đáp ứng nhu cầu lợi ích vật chất và tinh thần của bản thân họ. Trong công

36 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

74

cuộc tìm kiếm, mưu cầu một công ăn việc làm ổn định, mưu cầu tiền tài danh lợi, thì suy nghĩ: “một người làm quan cả họ được nhờ” tiếp tục phát huy tác dụng của nó. Thực tế cho thấy, để tìm kiếm một công việc làm công ăn lương cho bản thân và con cháu, người dân thường tìm đến những người họ hàng có công việc, địa vị cao trong xã hội để nhờ vả. Như nhận xét của tác giả Ngô Đức Thịnh: “trong môi trường kinh tế thị trường, sự liên kết và tâm thức “một giọt máu đào hơn ao nước lã” lại nổi lên một cách mạnh mẽ hơn cả về phương diện xã hội, văn hóa và kinh tế nữa[55, tr.5].

Điều này còn được thể hiện qua suy nghĩ của người dân về việc lựa chọn ngành nghề hoặc định hướng ngành nghề cho con em mình. Trong tất cả các đối tượng lao động thì có lẽ việc chuyển đổi sinh kế đối với lao động trẻ là bức thiết nhất. Trước kia, với nghề làm nông hoặc thủ công nghiệp truyền thống, một đứa trẻ từ khi sinh ra hầu như đã được “truyền nghề” từ ông bà, cha mẹ chúng. Điều đó có nghĩa là chúng ít nhất sẽ không phải lo lắng đến chuyện xin việc hay không có việc để làm. Nhưng khi đất nông nghiệp bị thu hồi hết, những đứa trẻ từ khi cắp sắp đến trường đã được bố mẹ chúng răn dạy rằng, nếu không học hành đến nơi đến chốn, chúng không thể làm được việc gì bởi đất nông nghiệp đã bị thu hồi hết. Nhưng việc học gì, làm gì để dễ xin việc là một câu hỏi không thể trả lời đối với người nông dân. Do sự hạn hẹp về kiến thức, trình độ, kỹ năng làm việc và đặc biệt là các mối quan hệ xã hội, họ có xu hướng tìm hiểu các mối quan hệ họ hàng, quen biết mình đang có để định hướng nghề nghiệp cho con em mình. Đó là những ngành nghề mà người thân trong gia đình, dòng họ đang giữ vị trí quan trọng để dễ xin việc sau này. Nhờ vào những mối quan hệ huyết thống, ít nhiều có quan hệ huyết thống họ thực sự mong muốn có thể xin được một công việc nhàn hạ, ổn định, lương cao cho con cháu mình.

Chị N có con thi vào Đại học năm ngoái. Chị cho biết trước khi cho cháu nộp hồ sơ đăng ký thi, chị có tham khảo ý kiến của thằng cháu đang làm việc tại Hà Nội xem nên quyết định lựa chọn học ngành gì, khoa gì để ra trường anh em bao bọc lẫn nhau, giúp đỡ chị xin việc cho cháu37.

37Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

75

Ông Trần Văn H quê ở xã Lam Hạ. Hiện ông là giám đốc của một công ty thu hút nhiều lao động phổ thông ở Phủ Lý. Ông đã trực tiếp thu nhận rất nhiều công nhân là con, cháu trong gia đình mình ở địa phương. Tính riêng một thôn của xã Lam Hạ, đã có đến hàng trăm người là con, cháu, anh em họ hàng hoặc quen biết được ông xin vào làm việc trong công ty này. Do mối quan hệ làng xóm hoặc ít nhiều có họ hàng huyết thống, những người được ông nhận vào làm việc thường không mất một đồng tiền nào. Riêng những người cháu của ông tuy học hành bằng cấp không cao nhưng đều được giữ những vị trí quan trọng mà lại nhàn hạ ở trong công ty 38.

Có thể nói, suy nghĩ: “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn đang phát huy tác dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong công cuộc tìm kiếm việc làm. Có thể có những đánh giá tiêu cực về vai trò xã hội của mạng lưới này nhưngở góc độ người dân mà nói, nó là những mối quan hệ đem lại cho họ lợi lộc và rất được coi trọng. Thậm chí, nhiều khi quan hệ huyết thống, họ hàng còn bị biến tướng, trá hình để thực hiện các hành vi trao đổi, mua việc gây bức xúc trong xã hội.

Cũng giống như các mạng lưới xã hội khác, mối quan hệ họ hàng có sợi dây huyết thống làm chỗ dựa cũng cần phải được “đầu tư” để duy trì và củng cố. Thường thì những người có vị trí, địa vị trong xã hội, đi làm ăn và sinh sống ở nơi khác nhưng họ vẫn giữ mối liên hệ ở quê nhà, nơi có cha mẹ già, anh em họ hàng, nhà cửa, ruộng vườn của họ. Đối với người đi xa mà nói, chẳng gì bằng việc có người ở nhà - ở quê thay họ chăm sóc cha mẹ già, trông nom vườn tược, chu đáo trong ngày giỗ chạp, cưới xin của gia đình, dòng họ, hoặc có thể đơn giản là thường xuyên đi lại thăm hỏi, chơi bời, quà cáp (không quá quan trọng về giá trị vật chất) vào những dịp lễ tết, ốm đau. Đây vừa sự đầu tư mang giá trị tình cảm để củng cố mối quan hệ họ hàng vốn tồn tại phổ biến vừa nhằm thực hiện các mục đích nhờ vả khác. Vì vậy, khi người ở quê nhà có nhờ giúp đỡ con em mình học hành, xin công

38Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

76

ăn việc làm, hỗ trợ hoặc cho vay mượn tiền nong...những người làm “quan” đôi khi cũng không ngần ngại mà quay sang đáp trả lại cái ơn, nghĩa, tình ở quê nhà...Những sự đầu tư, trao đổi như thế này mang tính chất tự nguyện và không mang nặng tính vật chất nhưng lại được đánh giá cao về tình cảm, giúp duy trì, củng cố vững chắc sợi dây gắn kết trong gia đình, dòng họ. Trong điều kiện người nông dân cả đời chỉ quanh quẩn trong xóm, ngoài làng, những mối quan hệ anh em họ hàng như thế này đồng thời đóng vai trò là cầu nối, giúp họ có được những mối liên hệ ngoài làng.

Vợ chồng anh chị Nguyễn Văn V. có người anh trai ở phố Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý. Người anh trai này đã cho vợ chồng anh V bán hàng rau cỏ ở ngay sau nhà, đồng thời cũng là khu vực chợ của thành phố mà không lấy tiền. Đây vừa là cách giúp đỡ em trai có thêm khoản thu nhập, nhưng đồng thời cũng là cách để vợ chồng anh V chăm sóc mẹ già đang ở cùng vợ chồng anh tốt hơn39

.

Chị Trần Thị T cho biết, ngày lễ tết có con gà, chiếc bánh trưng hoặc cân gạo thơm nhà cấy được, chị lại mang sang biếu nhà cậu em họ, người đã xin việc cho con gái chị. Hoặc những ngày gia đình có giỗ chạp, cha mẹ của cậu ấy ốm đau, mình cũng phải có biết điều năng đi lại thăm nom. Đấy cũng là một cách trả ơn những gì cậu ấy đã làm cho gia đình mình40. Không giống như tính chất của các mối quan hệ xã hội khác, mối quan hệ gia đình – họ hàng còn có chế tài “trừng phạt” đặc biệt đối với những người trong gia đình, dòng họ có cách sống, ứng xử được cho là không đúng với khuôn phép, chuẩn mực gia đình và xã hội. Người được giúp đỡ tuy không phải trả những “phí tổn” về vật chất nhưng bù lại họ phải là những người sống “biết điều”, “có tình có nghĩa”. Nếu không, họ sẽ bị anh em, họ hàng, làng xóm chê cười, cho là những người “vô ơn”. Thông điệp về sự không hài lòng về cách ăn ở được thể hiện qua những biểu

39 Tài liệu điền dã tháng 12/2013. 40 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

77

hiện rất đơn giản như thái độ thờ ơ, lạnh nhạt khi gặp nhau, đôi khi là sự to tiếng hoặc cao hơn nữa là những tuyên bố đoạn tuyệt quan hệ gia đình...Đây được coi là những chế tài trừng phạt giữa những người có quan hệ anh em, họ hàng với nhau [56, tr.5].

Anh Trần Văn H xuất thân từ một gia đình nông dân. Anh thoát ly khỏi đồng ruộng và hiện giờ đã có một cuộc sống khá giả, có địa vị trong xã hội. Có tiền của, quyền lực, anh cho tiền xây nhà và tạo điều kiện việc làm cho tất cả các con của em trai mình. Gia đình người em trai này ở riêng nhà nhưng trên mảnh đất của mẹ anh, vừa là để chăm sóc mẹ già, trông nom vườn tược cho bà cụ. Nhưng xuất hiện một sự việc bất hòa giữa hai anh em, mà nguyên nhân theo anh H là do em trai mình “láo xược”, anh H đã xây dựng một bức tường rất cao ngăn cách giữa nhà người em trai này, chặn lối đi thông giữa hai nhà. Đồng thời, anh còn gọi tất cả các anh em về, thông báo về hành động không đúng mực của người em trai này…Hành động của người em trai vừa bị coi là “láo xược”, vừa bị coi là “vô ơn” đối với anh trai mình.

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 77 - 81)