6. Cấu trúc của Luận văn
4.3. Tiếp tục khai thác các ngành nghề truyền thống
Nghề thợ xây, thợ hồ, thợ nề, điện nước hay nói chung là ngành nghề xây dựng hiện nay đang thu hút một lượng lớn lao động phổ thông trên địa bàn xã Lam Hạ. Vào những năm 2008-2010, khi quá trình thu hồi đất mạnh mẽ thì đồng thời một nguồn vốn tài chính khổng lồ được đổ vào xã Lam Hạ. Khi có tiền trong tay, phần lớn người dân sử dụng để xây mới hoặc tu sửa nhà cửa, nhiều căn biệt thự đã được mọc ở trong xóm ngoài làng khiến cho các ngành nghề trên lúc nào cũng có việc. Có thể nói nhu cầu xây dựng diễn ra nhộn nhịp chưa từng thấy ở địa phương trong giai đoạn này. Cùng với nhu cầu xây dựng trong khu dân cư tăng lên, thì tại khu vực đô thị mới của xã như khu đấu giá tạo vốn thôn Đường Ấm, khu đô thị mới thôn Đình Tràng, việc xây dựng các công trình dân sinh như cầu, đường, các công trình trường học, bệnh viện, trụ sở các cơ quan nhà nước, công ty cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ của ngành nghề xây dựng tại địa phương cũng như khu vực nội thành thành phố Phủ Lý tăng cao khiến cho thị trường lao động đối với nghề này cũng hết sức rộng mở. Có khoàng 20% lao động tại xã Lam Hạ đang tham gia vào các ngành nghề xây dựng, bao gồm thợ xây, thợ phu hồ, sản xuất và chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng. Với đặc trưng chủ yếu là cần sức khỏe, đây là công việc rất phù hợp với nam giới, đặc biệt, nhiều phụ nữ khỏe mạnh cũng tham gia vào công việc này. Thông thường phụ nữ chỉ có thể nhận công việc phu hồ. Còn đàn ông, nam giới khi chưa có kinh nghiệm, họ làm phu hồ, dần dần khi đã biết việc họ có thể trở thành thợ xây. Một số người bắt đầu từ thợ xây, khi tích lũy được một số vốn và kinh nghiệm nhất định, họ đứng ra thành lập một nhóm xây của chính mình. Chỉ cần có sức khỏe, chăm chỉ thì không khó để người dân có thể tìm được những công việc như thế này. Thậm chí một gia đình có khi có đến vài thành viên cùng đi làm xây.
Vợ chồng anh chị H năm nay ngoài 30 tuổi ở thôn Đường Ấm đều làm nghề xây dựng, anh làm thợ xây còn chị làm phu hồ. Chị cho biết thời gian trước đây chị ở nhà làm ruộng, lúc rảnh rỗi thì làm may tại nhà. Nhưng công việc càng ngày càng ít. Giờ chị cũng bỏ ruộng để xin đi làm
81
phu hồ với chồng. Công việc tuy vất vả nhưng cả hai người đi làm như thế này thì kinh tế yên tâm hơn.
Chị Nguyễn Thị H, 43 tuổi, thôn Đường Ấm đi làm phu hồ được nhiều năm nay. Chồng chị bị ốm nằm ở nhà, kinh tế gia đình một mình do chị cáng đáng hết. Chị cho biết, mình chẳng có bằng cấp gì, lại có tuổi nên không thể xin đi làm công nhân được. Nhiều hôm đi làm về mệt, cơ thể đau nhức không ngủ được nhưng vẫn phải cố gắng vì gia đình.
Vợ chồng anh chị Nguyễn Văn S, 45 tuổi, thôn Đường Ấm làm cai xây. Anh vừa là chủ vừa là thợ xây. Chị đi làm phu hồ theo chồng vừa là để quán xuyến, trông nom thợ thuyền. Có những thời điểm vợ chồng anh chị nhận 3-4 công trình cùng một lúc, những lúc như thế này rất cần có người nhà để quản lý công việc.
Tại thôn Đường Ấm có khoảng chục tốp cai xây. Cai xây là người chủ đứng ra nhận một công trình xây dựng, sau đó họ thuê thợ đề làm. Đi theo mỗi cai xây
này gồm có khoảng chục thợ gồm cả thợ xây và phu hồ. Thường thì họ là những người sinh sống trong thôn, ngoài làng đều biết nhau, thậm chí là anh, em con cháu, họ hàng của nhau. Tùy theo sức khỏe và khả năng làm việc, họ đảm nhiệm những công việc như từ thợ hồ hay thợ xây. Tuy đây là công việc rất vất vả nhưng tính ra thu nhập mà người lao động thu được lại không kém gì nhiều ngành nghề lao động khác. Ngày công lao động của mỗi thợ xây hiện nay là vào khoảng 200 nghìn đồng/ngày, còn đối với thợ hồ thì ít hơn. Đặc biệt với những công việc như thế này thì ít khi bị hết việc. Công việc sẵn có, thu nhập tương đối cao, lại chủ yếu cần sức khỏe, và với tính chất là lao động tự do thì không khó để xin việc.
Gia đình anh Nguyễn Văn H, thôn Đường Ấm có tới 3 đời làm nghề cai xây. Từ khi còn nhỏ, anh đã theo bố đi làm xây. Lớn lên, khi cảm thấy tự tin vào kinh nghiệm làm việc của mình, anh đứng ra làm cai xây, tuyển thợ, nhận công trình. Có đến gần 20 năm làm trong nghề, khi tích cóp
82
được một số vốn khá khá, anh H có thể tự bỏ tiền mua sắm vật liệu, cốt pha, máy trộn bê tông và các phương tiện khác phục vụ cho việc xây dựng mà không phải đi thuê mướn. Hiện nay đội thợ xây của anh duy trì khoàng hơn chục người. Vào thời điểm những năm 2009-2010, khi đó nhân dân địa phương và xung quanh vùng có nhu cầu xây dựng rất lớn, cùng một lúc anh nhận 4-5 công trình một lúc, không bao giờ sợ hết việc43.
Trong bối cảnh đô thị hóa, các ngành nghề phụ trợ truyền thống tiếp tục đóng góp một vai trò quan trọng vào kinh tế và giải quyết một lượng lớn lao động nông nghiệp. Hiện nay, thôn Đường Ấm còn khoảng chục hộ vẫn tiếp dựa vào kinh nghiệm làm nghề của cha ông truyền lại để mưu sinh.
Nghề làm đậu phụ là một trong những nghề có nhiều hộ tham gia sản xuất tại thôn Đường Ấm. Theo số liệu thống kê tại thôn Đường Ấm, vào những lúc cao điểm, trong thôn có tới 60 hộ làm đậu phụ. Đậu phụ có lợi thế là nguồn thực phẩm vừa rẻ vừa an toàn, lại có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đây là nghề có thể giải quyết lao động việc làm rất tốt cho hộ gia đình, nhất là thích hợp với phụ nữ, kể cả người lớn tuổi. Chỉ cần sự chăm chỉ, khéo léo, họ có thể học nghề một cách dễ dàng từ anh em họ hàng làng xóm. Do có sự xuất hiện của các loại máy móc hiện đại, ngày nay một gia đình có thể làm một vài chục cân đỗ tương để làm đậu phụ một ngày. Với số lượng lớn như vậy, họ cần tìm một mối đổ hàng ổn định. Thường thì đó là các bếp ăn của các công ty lớn hay các mối hàng của những người chuyên bán ở chợ Phủ Lý. Để giữ được mối hàng này tại Phủ Lý, các hộ làm đậu phụ có sự liên kết, gắn bó với nhau, không ngừng nâng cao chất lượng và giữ giá thành ở mức độ ổn định để đảm bảo nguồn đổ hàng ổn định.
Gia đình ông Nguyễn Văn P thôn Đường Ấm hàng ngày đổ đậu phụ cho một bếp ăn của nhà may Tân Hà và một đầu mối bán lẻ ở chợ Phủ Lý. Những mối hàng này gia đình đã thiết lập được trong nhiều năm. Ban
43 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.
83
đầu là do một gia đình làm đậu phụ trong xóm giới thiệu, chuyển nhượng khi họ không làm nữa. Qua lấy thử một vài lần, được tín nhiệm về chất lượng, những mối hàng này tiếp tục nhận thực phẩm của gia đình ông44. Trước đây, người làm đậu phụ thường chăn nuôi lợn để tận dụng sản phẩm thừa là bã đậu, nhưng nay do nghề chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nên người ta bán cả bã đậu để lấy tiền.
Gia đình nhà ông Nguyễn Văn P thôn Đường Ấm cho biết, mỗi ngày gia đình ông làm khoảng 2 yến đỗ tương. Ngày nào gia đình ông cũng dậy từ 12h đêm để đậu để đổ mối cho bếp ăn của nhà may Đức Mạnh và chợ Phủ Lý. Số bã đậu thu được gia đình ông đem bán, tính ra cũng đủ trả tiền điện nước45.
Với việc người dân ngày càng quan tâm đến việc giáo dục con cái mình, thì đồng thời cũng xuất hiện ngày càng nhiều những người lao động trí óc thuần túy ở một cộng đồng vốn thuần nông trước đây. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này mới chiếm số lượng ít và thường là những người trẻ có trình độ học vấn, họ làm công chức hay cán bộ Nhà nước...
4.4. Tiết kiệm cho tƣơng lai
4.4.1. Đầu tư cho giáo dục
Để con cái thoát khỏi ruộng đồng, có một công ăn việc làm nhàn hạ là mơ ước bao đời nay của người nông dân. Mơ ước ấy càng được thúc đẩy bởi thực tế rằng, đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần và trong tương lai sẽ bị Nhà nước thu hồi hoàn toàn. Có thể thế hệ của những người làm ông bà, cha mẹ hiện nay ở cộng đồng nghiên cứu vẫn còn có ruộng đất để bám vào, nhưng thế hệ con cháu của họ chắc chắn phải tính đến việc tìm kiếm một phương thức mưu sinh kế khác. Xuất phát từ lo lắng về công ăn việc làm cho thế hệ mai sau, người ta càng ngày càng coi trọng việc học hành của con cái. Suy nghĩ về học thức, bằng cấp được đánh giá cao, là yếu tố quan trọng để có được một công việc tốt. Vì thế hầu hết mọi gia đình trẻ ở địa bàn nghiên cứu đều chú ý đầu tư cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Bởi họ
44 Tài liệu điền dã tháng 12/2013. 45 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.
84
cho rằng: “ngày nay, không có học thức thì chả làm ăn được gì cả” hoặc “học hành, trình độ không có thì xin vào đâu, bây giờ xin vào đâu người ta cũng đòi hỏi có bằng cấp”46. Nhiều bậc phụ huynh đánh vào tâm lý của con trẻ bây giờ là ngại, không muốn làm những công việc lao động chân tay “tầm thường” như làm ruộng, phụ hồ, quét dọn…để cảnh báo con cái về việc không học hành thì không thể làm được việc gì. Không như trước kia, con cái trong gia đình thường phải phụ giúp cha mẹ làm việc đồng hoặc làm việc nhà. Chúng ít có điều kiện để đi học thêm vì cha mẹ chúng không có tiền và thời gian sau mỗi buổi học còn phải lao động, thậm chí phải bỏ học giữa chừng vì không có tiền đóng học. Thì nay, cùng với ý thức về việc học của con cái càng được nâng lên thì với một số tiền lớn được đền bù từ đất đai, việc đầu tư cho con cái học hành là việc người nông dân hoàn toàn có khả năng. Trong nhiều trường hợp, có thể nói rằng, có được một số tiền lớn từ đền bù đất giúp cho người nông dân có thể cho con cái ăn học lên cao mà không phải băn khoăn về khoản tài chính. Học có điều kiện thực hiện được mơ ước thoát khỏi đồng ruộng đối với con cái họ bằng cách tạo lập cơ sở nền tảng vững chắc về kiến thức cho chúng.
Chính vì vậy, tỷ lệ người trẻ có học hành cao không còn là một điều hiếm hoi ở trong thôn ngoài làng ở cộng đồng nghiên cứu nữa. Cũng do giờ đây người ta có điều kiện kinh tế hơn, mỗi gia đình thường chỉ có từ 1-2 đứa con nên họ cũng mong muốn con cái mình được học hành tử tế. Sự quan tâm đó được thể hiện bằng việc cho con cái đi học thêm nhiều hơn, thường xuyên liên lạc với giáo viên về biết về tình hình học tập của con cái, hoặc nhắc nhở chúng học tập ở nhà…Việc học được quan tâm nhiều hơn giải thích vì sao chuyện đỗ đại học ngày càng trở nên phổ biến ở xã Lam Hạ.
4.4.2. Tích lũy tài sản
4.4.2.1. Đất đai
Trong khi đất canh tác bị mất thì đất thổ cư lại trở nên có giá. Đất đai trở thành tài sản có giá trị, là của để dành đối với người nông dân. Bởi vì qua thời kỳ sốt đất, chỉ với một suất đất 100m2 bán đi, người nông dân đã có thể có được hơn nửa tỷ
85
đồng, một số tiền quá lớn đối với giá trị lao động trong nhiều năm của họ. Vai trò của đất đai đã thay đổi. Từ chỗ giá trị của đất đai phụ thuộc vào năng suất, sản lượng của cây trồng trên mảnh đất đó, thì giờ đây, giá trị của đất đai lại phụ thuộc vào vị trí của nó trong không gian đô thị, hay nói chính xác là, giá trị của đất đai phụ thuộc vào các dự án quy hoạch của Nhà nước. Có thể trước kia, đối với người nông dân, một vài sào đất vườn của họ chẳng có giá trị gì hơn ngoài việc trồng cây ăn quả, ít rau ăn hàng ngày thì nay nó lại là một tài sản quá lớn khi có dự án quy hoạch của Nhà nước đi qua. Càng gần mặt đường, khu trung tâm đô thị, đất đai lại càng có giá khi mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển sang các hình thức kinh doanh buôn bán hay cho thuê trọ. Nói không quá thì chỉ với một vài suất đất, người nông dân có thể không phải làm gì mà vẫn có trong tay hàng tỷ đồng. Thực tế này đã nảy sinh tâm lý giữ đất, gia đình nào có điều kiện thì bỏ tiền ra mua tích trữ đất với niềm tin rằng, sau này bán đi sẽ thu về một món hời lớn. Đất đai có giá đã làm nảy sinh rất nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, xô xát liên quan đến đai, thậm chí gia đình mâu thuẫn, họ hàng lục đục vì đất đai…
Tích lũy tài sản dưới dạng bất động sản như đất đai đối với người nông dân có thể coi là con đường an toàn lâu dài nhất trong chiến lược sinh kế của họ. Với tâm lý chỉ có người sinh ra chứ đất không sinh ra thì việc có một vài mảnh đất dự trữ đem đến cho người nông dân tâm lý yên tâm sống. Trong trường hợp họ chưa thể chuyển đổi được sinh kế, hoặc công việc làm ăn mới rủi ro bấp bênh thì họ vẫn còn đất đai để dựa vào. Trong suy nghĩ của nhiều người, chỉ cần họ giữ đất và chờ đợi cơ hội, đợi khi giá đất cao, họ sẽ có một món tiền rất lớn mà không phải lao động cực nhọc. Qua đợt sốt đất những năm 2008-2010 và với việc quy hoạch xã Lam Hạ thành đô thị hành chính trong thời gian tới đây, có cơ sở để người dân tin rằng đất đai sẽ là một nguồn tài sản lớn của người nông dân. Ngoài ra, đất đai với ý nghĩa là nguồn vốn tự nhiên không bị hao mòn, không cần đầu tư nhiều sẽ giúp người dân chuyển đổi sinh kế từ làm nông nghiệp sang các ngành nghề dịch vụ như cho thuê trọ hoặc mở hàng quán.
Nhiều người có điều kiện kinh tế đã bỏ tiền mua tích trữ đất để đấy, nhất là loại đất dịch vụ 7% sau đợt thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước vì họ nhận thấy cơ
86
hội lớn từ việc mua bán loại bất động sản này. Thời gian này cũng là lúc xuất hiện nhiều cò mồi, môi giới nhà đất, mà ông chủ không đâu xa chính là một số người nông dân nhanh nhạy nắm bắt được thời cơ và nhu cầu của thị trường đã đứng ra làm trung gian để ăn hoa hồng...Một số người may mắn đã bán được với giá cao ngất ngưởng, nhưng cũng có một số người chờ giá lên cao thì lại gặp phải thời điểm bất động sản xuống dốc nên họ có muốn bán với giá rẻ cũng không bán được, đành phải chờ đợi cơ hội khác.
Việc quy hoạch đất ở của gia đình cũng được tính đến trong chiến lược sinh kế của người nông dân. Người dân đã biết chú ý, quan tâm hơn giữa việc quy hoạch diện tích đất sử dụng của gia đình và diện tích đất dự định sẽ sử dụng vào mục đích chuyển đổi sinh kế như xây dựng hàng quán, hoặc nhà trọ cho sinh viên hoặc