Khung sinh kế bền vững

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 25)

6. Cấu trúc của Luận văn

1.2.2.Khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế bền vững (sustainable livelihood approaches) là một phương pháp tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến thảo luận sinh kế của con người, có nguồn gốc từ các nghiên cứu phát triển liên quan đến đói nghèo và giảm nghèo và được thúc đẩy bởi Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID). Khung sinh kế bền vững đặt con người ở vị trí trung tâm để xem xét cách thức mà họ sử dụng sinh kế của mình trong việc thích nghi và ứng phó trước các tác động hoặc thúc đẩy tiềm lực sẵn có trong các bối cảnh khác nhau [50, tr.4].

Trong khung sinh kế bền vững, đất đai được coi là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn. Quyền đất đai đóng một vị trí quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác và những sự lựa chọn sinh kế thay thế. Và nó cũng thừa nhận rằng, các chính sách, thể chế và

22

quá trình có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng chúng đều ảnh hưởng đến sinh kế [50, tr.4].

Sinh kế của con người được phân tích dưới góc độ sở hữu và tiếp cận các loại vốn hay tài sản vốn. Sinh kế (livelihood) bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi trước các tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên [50, tr.5]. Khung sinh kế bền vững cho rằng con người dựa vào năm loại tài sản vốn hay hình thức vốn để giảm nghèo và đảm bảo an ninh sinh kế của mình. Năm loại vốn này bao gồm:

Vốn vật chất (physical capital): bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế. Vốn tài chính (finacial captial): là các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình. Vốn xã hội (social capital): là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế, bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng. Vốn con người (human capital): đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Vốn tự nhiên (natural capital): là tất cả các vật chất (nguyên vật liệu) tự nhiên để tạo dựng sinh kế. Nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao gồm cả các nguồn lực đất đai.

Liên quan đến năm loại vốn này, đã bùng nổ một cuộc tranh luận giữa các học giả trong và ngoài nước về việc loại vốn nào có vai trò quan trọng hơn trong việc giúp các hộ gia đình nông dân tăng cường sinh kế bền vững của mình. Một số nhà nghiên cứu chứng minh đất và rừng có một vị trí quan trọng trong sinh kế nông dân. Trong khi những người khác lại đánh giá cao nguồn vốn xã hội, hoặc vốn tự nhiên, vốn con người...trong chiến lược sinh kế của các hộ gia đình.

23

Như khẳng định của tác giả Nguyễn Văn Sửu, khung sinh kế bền vững có vai trò quan trọng trong việc: “giúp chúng ta hiểu được việc con người sử dụng các loại vốn của mình có để kiếm sống, thoát nghèo, hay tránh bị rơi vào đói nghèo như thế nào, vì nó không chỉ minh họa các chiến lược tìm kiếm thu nhập, mà nó còn phân tích và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn lực mà các cá thể và hộ gia đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành sinh kế” [50, tr.10].

24

Chƣơng 2: XÃ LAM HẠ TRƢỚC QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Phía Bắc xã Lam Hạ giáp xã Tiên Tân, xã Tiên Hiệp (huyện Duy Tiên). Phía Đông giáp xã Tiên Hải (huyện Duy Tiên), phía Nam giáp với sông Châu Giang, qua sông Châu Giang là địa bàn của các xã Liêm Chính và phường Lương Khánh Thiện (thành phố Phủ Lý). Phía Tây giáp quốc lộ 1A, qua đường quốc lộ 1A là phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý.

Nằm ở vị trí “cận thị, cận lộ, cận giang”, xã Lam Hạ có nhiều điều kiện thuận lợiđểphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Về đường bộ, xã Lam Hạ nằm ngay cạnh quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 56km về phía Bắc và giáp với trung tâm thành phố Phủ Lý về phía Nam. Đây là lợi thế của địa phương trong việc giao lưu nội tỉnh cũng như với các địa phương khác trong cả nước. Đặc biệt, phía Đông của xã Lam Hạ giáp với tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, nối hai đầu mối giao thông Hà Nội và Ninh Bình. Như vậy ở cả hai mặt Đông và Tây, xã Lam Hạ đều nằm cạnh những tuyến đường huyết mạch của cả nước.

Xã Lam Hạ nằm cách khu vực Đọi Sơn, Duy Tiên khoảng 7km về hướng Đông-Bắc, nơi được coi là vùng đất phát vương, quanh núi có chín giếng tượng trưng cho chín mắt rồng vẫn được truyền tụng qua câu ca:

"Đầu gối núi Đọi Chân dọi Tuần Vường

Phát tích đế vương Lưu truyền vạn đại”[8, tr.4]

Chảy qua địa bàn xã Lam Hạ có sông Châu Giang, sông Nhuệ là những con sông tương đối lớn. Cùng với hệ thống đường bộ, có thể nói đây là con đường giao lưu quan trọng của nhân dân trong vùng với khu vực nội thị thành phố Phủ Lý.

25

Không chỉ đóng vai trò là tuyến đường giao lưu, buôn bán, sông Châu (Châu Giang), núi Đọi từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa của mảnh đất Hà Nam:

Mây giăng trên đỉnh non Vồng Em nhớ thương chồng đứng bến Châu Giang

Bến Châu Giang thuyền ngang sông ngược Đỉnh non Vồng mây trước, mây sau” [9, tr.5]

Hình ảnh sông Châu, núi Đọi còn được ghi lại trong các di tích lịch sử hiện nay của các thôn, làng xã Lam Hạ. Trên bức đại tự nằm ở chính giữa đền Thượng thôn Quang Ấm, xã Lam Hạ nằm bên đường đê Bắc Châu Giang có dòng chữ: “Huyền Châu ảnh hiện” (“thấy hình ảnh sông Châu hiện về”) [5, tr.5].

Không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc, sông Châu Giang còn đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Với lợi thế nằm dọc bên mạn Bắc của sông Châu Giang, nhân dân xã Lam Hạ thường xuyên nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp. Chẳng những thế, sông Châu Giang còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giao lưu, buôn bán với chợ Phủ Lý nói riêng và khu vực nội thành nói chung. Qua cầu phao (còn gọi là cầu chìm) bắc trên sông Châu, người dân xã Lam Hạ đặc biệt là nhân dân ở những khu vực lân cận của các thôn Đình Tràng, Đường Ấm, Hòa Lạc có thể đến giao lưu, buôn bán tại chợ Phủ Lý. Cùng với nghề nông thì nghề buôn bán qua sông Châu Giang từ lâu đã trở thành một phương thức mưu sinh chủ yếu của người dân nơi đây. Một vài năm trở lại đâ, cầu Châu Giang mới được xây dựngs cùng với đường Lê Công Thanh kéo dài, nối thành phố Phủ Lý với xã Lam Hạ được hoàn thiện khiến cho việc giao lưu giữa xã Lam Hạ và khu vực thành phố Phủ Lý trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết.

Vị trí “cận thị, cận giang, cận cầu, cận ga, cận lộ” làm cho xã Lam Hạ trở thành nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị.

2.1.2.Điều kiện tự nhiên

Xã Lam Hạ có diện tích tự nhiên lớn nhất thành phố Phủ Lý hiện nay. Theo thống kê, năm 2012, toàn xã Lam Hạ có 627,96 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó,

26

diện tích đất nông nghiệp chiếm 323,71 ha, đất phi nông nghiệp chiếm 300,88 ha [62, tr.32].

Trong số 12 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Phủ Lý thì xã Lam Hạ có diện tích tự nhiên lớn nhất, chiếm 18,32%. Trong cơ cấu đất trồng lúa, xã Lam Hạ chiếm 260,38 ha trên tổng số 782,18 ha diện tích đất trồng lúa của thành phố Phủ Lý, chiếm tỷ lệ lớn nhất [62, tr.25]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.1: Biều đồ cơ cấu đất trồng lúa của xã Lam Hạ so với các xã khác của thành phố Phủ Lý

Xã Lam Hạ trong một thời gian dài trong lịch sử thuộc về huyện Duy Tiên, mảnh đất vẫn được lưu truyền qua câu ca:

“Duy Tiên đồng bãi mai rùa

Ăn hạt thóc mùa tát nước quanh năm”[9, tr.4-5]

Với đặc đặc điểm tự nhiên điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng, xã Lam Hạ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp trồng lúa và đánh bắt thủy sản. Do được bồi đắp bởi sông Châu Giang, vùng đất bãi của xã Lam Hạ còn đặc biệt thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu cho năng suất cao.

27

Nhờ sông Châu Giang và sông Nhuệ cùng với hệ thống ao hồ dày đặc, nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương rất dồi dào. Hai con sông dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng, đồng thời là nơi khá đa dạng về nguồn lợi thủy sản, nhiều cá, tôm, cua, ốc cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Xã Lam Hạ có diện tích ao, hồ lớn, thuận lợi cho thả cá và chăn nuôi gia cầm dưới nước. Các công trình thủy nông, thông qua hệ thống kênh mương và trạm bơm điện có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho phần lớn diện tích đất canh tác của xã. Nước ngầm phụ thuộc vào mực nước các sông thay đổi theo mùa. Tuy nhiên, địa hình trũng khiến cho nhân dân địa phương trước đây thường xuyên phải chống chọi với nạn ngập úng trong mùa mưa bão.

2.2. Lịch sử hình thành và sự thay đổi địa giới hành chính

2.2.1.Lịch sử hình thành

Vùng đất Hà Nam từ lâu đã là nơi cư trú của người Việt cổ. Cách địa bàn xã Lam Hạ chưa đầy 7km về hướng Đông Bắc đi theo đường DT493 là núi Đọi Sơn (thường được gọi là núi Đọi), nơi phát hiện nhiều sọ chủ nhân nền văn minh Đông Sơn nguyên vẹn nhất cả nước với quan tài gỗ hình thuyền, được xác định niên đại bằng phương pháp phóng xạ các bon (C14) tồn tại cách ngày nay trên 2.000 năm.

Trong các ngôi mộ cổ, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều công cụ sản xuất (cuốc gỗ, rìu đồng, dao gặt lúa, lưỡi cày chìa vôi); các đồ binh khí (giáo đồng, lao đồng, khóa đồng, rìu xéo, dao găm đồng). Đặc biệt là các đồ dùng sinh hoạt (chậu đồng, bát gỗ, khuyên tai bằng đá). Những hiện vật cổ quý đó đã chứng minh rằng, có một nền văn minh sông Hồng, văn minh lúa nước của cư dân Việt cổ ở Hà Nam đã phát triển tới trình độ khá cao [9, tr.5].

Do sự thất lạc của nguồn tư liệu địa phương nên việc phục dựng lịch sử làng xã Lam Hạ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, căn cứ vào các dấu mốc lịch sử đình đền, chùa và các ghi chép về các nhà khoa bảng của vùng đất Lam Hạ cho ta một suy đoán rằng các thôn, làng xã Lam Hạ có lịch sử ra đời tương đối sớm. Theo tài liệu lịch sử lập làng Đình Tràng, xã Lam Hạ, vào cuối Tháng Chạp năm Mậu Thân (1788), khi giặc Thanh tràn xuống phía Nam kinh thành Thăng Long, nhân dân 2

28

xóm chài nhỏ nằm ở ngã ba sông Châu - sông Đáy đã lập mưu lừa quân giặc, bảo toàn được một kho thóc gồm hàng vạn hộc cùng hàng trăm cối xay, cối giã...Chưa đầy một tháng sau, mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) số lương thực này đã góp phần vào chiến công đại phá quân Thanh, giải phóng đất nước. Xét công lao “bảo toàn quân lương” của Chúa gửi kho Đừng, Đô đốc Bùi Thị Xuân đã lập biểu tâu lên vua Quang Trung xin cắt một phần đất và cư dân của 4 tộc họ sinh sống ở doi đất ngã ba Sông, ban thưởng cho Chúa giữ kho. Làng Đình Tràng ra đời từ đó (tháng năm, năm Kỷ Dậu – 1789) [26, tr.2].

Qua tư liệu bia ký trong các công trình di tích đình, đền, chùa, miếu mạo, chúng ta phần nào hình dung được lịch sử hình thành và phát triển của các thôn, làng xã Lam Hạ. Đền Thượng thôn Quang Ấm nằm ngay bên đường đê Bắc Châu Giang vẫn còn lưu giữ một số cổ vật từ triều Nguyễn có niên đại triều vua Lê Dụ Tông. Chùa và phủ mẫu thôn Hoàng Vân có ghi chép lại về việc tu bổ vào năm 1865, công trình này còn mang đậm dấu ấn kiến trúc của thời đại phong kiến nhà Nguyễn.

Căn cứ vào nguồn sử liệu bia ký và những quan sát dân tộc học cho thấy, trước đây khu vực xã Lam Hạ dân cư chủ yếu sinh sống tập trung trên các dẻo đất cạnh bờ sông Châu Giang với nghề nghiệp chính là nông nghiệp và đánh bắt thủy sản trên sông Châu. Cùng với sự phát triển của dân số, ao hồ dần bị san lấp hết để phục vụ cho nhu cầu nhà ở, dân cư trở nên đông đúc như ngày nay.

2.2.2. Thay đổi địa giới hành chính

Xã Lam Hạ ngày nay gồm có 7 thôn là Hòa Lạc, Đình Tràng, Đường Ấm, Quang Ấm, Quỳnh Chân, Lương Cổ, Hoàng Vân. Trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, hiện nay xã Lam Hạ thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Trước Cách mạng tháng Tám, các thôn, làng của xã Lam Hạ thuộc xã Lam Cầu Hạ, tổng Lam Cầu, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Xã Lam Cầu Hạ lúc đó gồm 3 xã: Quỳnh Lương, Quang Thường, Đỗ Nha và bao gồm 9 thôn: Hoàng Vân, Lương Cổ, Quỳnh Chân, Quang Ấm, Đường Ấm, Thường Ấm, Đỗ Nội, Đỗ Ngoại, Quán Nha.

29

Sau năm 1955, Ủy ban hành chính huyện Duy Tiên thành lập xã phía Nam là xã Tiên Hòa (gồm có Đường Ấm, Hòa Lạc, Đình Tràng, Lạc Tràng), xã Tiên Hồng (gồm Quỳnh Chân, Lương Cổ, Hoàng Vân, Quang Ấm, xã Tiên Hải (gồm Thường Ấm, Đỗ Nội, Đỗ Ngoại, Quán Nha).

Tháng 6/1967, xã Lam Hạ thuộc huyện Duy Tiên được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Tiên Hòa và Tiên Hồng. Tại thời điểm thành lập, xã Lam Hạ có tất cả 9 thôn là Lạc Tràng, Ba Đa, Hòa Lạc, Đình Tràng, Đường Ấm, Quang Ấm, Quỳnh Chân, Lương Cổ, Hoàng Vân.

Năm 2000, xã Lam Hạ được tách khỏi huyện Duy Tiên, sáp nhập vào thị xã Phủ Lý. Cùng với đó, 2 thôn Lạc Tràng và Ba Đa cũng được tách khỏi xã Lam Hạ để thành lập phường Quang Trung, thuộc thị xã Phủ Lý.

Năm 2013, xã Lam Hạ trở thành phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý. Cùng với đó, đơn vị hành chính cấp thôn được chuyển thành tổ dân phố. Tên gọi vẫn được giữ nguyên như trước đây. Hiện nay phường Lam Hạ có 7 tổ dân phố: Hòa Lạc, Đình Tràng, Đường Ấm, Quang Ấm, Quỳnh Chân, Lương Cổ, Hoàng Vân.

2.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội truyền thống

2.3.1. Hoạt động kinh tế

Vùng đất Duy Tiên trong lịch sử nổi tiếng được các triều đại phong kiến quan tâm đến nông nghiệp2. Dòng câu đối thờ Trần Khánh Dư còn lại hiện nay định Dưỡng Hòa và chùa Nha Xá (Duy Tiên) thể hiện rõ tư tưởng coi trọng nông nghiệp của cha ông ta từ xa xưa.

Do nằm trong vùng đất được mệnh danh là: “sống ngâm da, chết ngâm xương” [8, tr.5], kinh tế của người dân xã Lam Hạ cũng chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng lúa. Qua những ghi chép trong các tài liệu Hương ước các thôn làng xã

2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 987, khi vua Lê Đại Hành đích thân xuống ruộng cày ở núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) đã đào được một hũ vàng. Sau đó, lại cày ở núi Bàn Hải (có lẽ là núi Điệp gần đó) lại được một hũ bạc, vì vậy, hai thửa ruộng trên được đặt tên là “kim ngân điền” (Theo Wikipedia).

30

Lam Hạ cho thấy người dân nơi đây từ xa xưa đã lấy nông nghiệp làm nghề sinh

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 25)