Tác động đến cộng đồng xã hội nông thôn

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 60 - 64)

6. Cấu trúc của Luận văn

3.5. Tác động đến cộng đồng xã hội nông thôn

Đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến cơ cấu nhân khẩu của cộng đồng dân cư xã Lam Hạ. Sự thu hẹp khoảng cách giữa nội thành thành phố Phủ Lý và xã Lam Hạ từ khi cầu Châu Giang và đường Lê Công Thanh được đưa vào sử dụng khiến cho việc đi lại trở nên thuận tiện hơn. Trong khi đó, giá thuê nhà ở khu vực xã Lam Hạ lại rẻ hơn rất nhiều so với khu vực nội thành thành phố. Đây là những yếu tố thuận lợi để thu hút dân nhập cư về sinh sống trên địa bàn xã Lam Hạ.

Nhiều người dân, hộ gia đình từ các nơi khác đến mua đất tại các khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Đường Ấm, khu đô thị xã Lam Hạ. Hoặc cũng có người thuê nhà của những gia đình trong làng, nơi có vị trí địa lý thuận lợi như gần ngã ba, ngã tư để mở cửa hàng dịch vụ như hàng quán bán thức ăn hay sửa chữa điện thoại, ti vi, đồ điện tử…Thành phần này thường là những người trẻ, đang trong độ tuổi lao động hoặc họ là những gia đình trong diện giải tỏa, đền bù đất ở ở nơi khác. Khác với dân cư địa phương, họ sinh sống bằng nghề dịch vụ hoặc làm công ăn lương. Tuy là người nơi khác đến nhưng đa phần họ là những người có quan hệ quen biết hoặc họ hàng với người trong thôn. Qua giới thiệu, họ tìm đến những vị trí thuận lợi thuê địa điểm để làm ăn buôn bán hoặc thuận tiện cho việc đi lại của mình. Thực tế cho thấy, xã Lam Hạ đang là một điểm thu hút nhiều người đến định cư và làm ăn buôn bán.

Gia đình anh chị Mai mới thuê nhà ở thôn Đường Ấm được vài năm. Anh quê ở Lý Nhân, Hà Nam, chị quê ở Hải Dương. Anh là bác sĩ của bệnh viện đa khoa Phủ Lý. Chị là y tá trạm xá xã Lam Hạ. Vài năm

19

57

trước, anh chị thuê một phòng nhỏ để sinh sống và khám chữa bệnh. Hàng ngày anh chị đi làm. Buổi tối hoặc cuối tuần, anh chị vẫn có thể bán thuốc hoặc chữa bệnh tại nhà. Dãy phòng trọ chưa có nhiều người đến thuê nên anh chị có thể tận dụng một phòng thừa bên cạnh làm chỗ sinh hoạt và khám chữa bệnh20.

Anh Trần Chung, sửa chữa điện thoại tại thôn Đường Ấm lại là một trường hợp khác. Anh quê ở Hà Tây, trước đây sinh sống và mở cửa hàng sửa chữa điện thoại tại thành phố Phủ Lý. Từ khi lấy vợ là người trong thôn, anh về đây thuê một gian phòng nhỏ của một gia đình nằm ngay ngã ba. Vị trí thuận lợi có nhiều người qua lại thuận tiện cho việc làm ăn của anh21.

Không giống như anh chị Mai hay anh Trần Chung, gia đình anh Cường, quê ở Nam Định đã mua đất và xây được ngôi nhà 3 tầng khang trang, đẹp đẽ. Anh chị đều là công chức Nhà nước chuyển từ nơi khác đến chứ không làm ruộng như người trong thôn22.

Cơ cấu nhân khẩu thay đổi khiến cho cơ cấu nghề nghiệp cũng thay đổi theo. Trước đây, đại bộ phận dân cư ở xã Lam Hạ sinh sống bằng nghề nông kết hợp với nghề thủ công hoặc buôn bán, dịch vụ. Kết thúc mùa màng bận rộn, lúc nông nhàn họ lại tranh thủ thời gian để làm các nghề thủ công nghiệp hoặc buôn bán nhỏ lẻ. Do sự xuất hiện ngày càng nhiều của dân nhập cư, cơ cấu nghề nghiệp hiện nay trong xã không còn thuần nhất như trước, đặc biệt là các thôn có nhiều diện tích đất bị thu hồi. Đa số những người không làm nghề nông thuộc thành phần trẻ, có học vấn hoặc là những người mới từ nơi khác chuyển đến. Nhiều nghề mới xuất hiện như buôn bán, dịch vụ, công chức Nhà nước, công nhân...

20

Tài liệu điền dã tháng 6/2013.

21

Tài liệu điền dã tháng 6/2013.

22

58

Sự không thuần nhất về thành phần nghề nghiệp và dân cư đã dần dần tác động đến các mối quan hệ hàng xóm, láng giềng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thành phần cư dân mới, cộng với sự khác biệt trong nghề nghiệp và giờ giấc sinh hoạt khiến cho mối quan hệ hàng xóm, láng giềng ít nhiều bị thay đổi.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Tuyết, thôn Đường Ấm: “Trước kia gia đình chị có mấy sào cấy và mùa. Lúc thời vụ, mọi người í ới rủ nhau đi làm đồng. Cùng đi, cùng về, cùng lên bờ ngồi nghỉ giải lao, mọi người có dịp trò chuyện rôm rả về thời vụ, về cuộc sống và đủ thứ chuyện trên đời. Nhưng một vài năm trở lại đây, chị chuyển hẳn sang buôn bán rau cỏ tại chợ Phủ Lý. Công việc chợ búa bận rộn suốt ngày. Ngày nào chị cũng đi từ tờ mờ sáng đến 7h tối mới về nhà, mối quan hệ đồng áng như trước kia đương nhiên không còn có điều kiện duy trì như trước kia được nữa”23.

Trước kia, sự thuần nhất trong thành phần dân cư và lao động nên hầu như từ đầu làng đến cuối làng, ai cũng biết nhau. Nhưng giờ đây điều này ngày càng trở nên hạn chế. Người đi học, người đi làm, người mới chuyển đến...nếu như không có những mối quan tâm chung thì mối quan hệ ngày càng bị mai một24.

T, một người bạn của tôi biết mặt con dâu cô Xuân hàng xóm, sau gần 2 năm cô này về làm dâu gần ngay sát vách nhà mình. Cô kể, tôi đi làm tối ngày mới về, cuối tuần cũng ít giao lưu, chơi bời với hàng xóm. Chỉ biết nhà cô Xuân “mới” có một con cô dâu nhưng cũng chưa tiếp xúc, chạm mặt lần nào, hoặc có gặp rồi nhưng cũng chả biết là ai. Nhớ lại trước đây, theo chúng bạn đi chơi, đừng nói là hàng xóm xung quanh, đầu làng, cuối làng, ngóc ngách nhà ai tôi cũng biết hết. Thế mà bây giờ, ngay cả hàng xóm cạnh mình mà còn chẳng biết mặt25.

23

Tài liệu điền dã tháng 6/2013.

24

Tài liệu điền dã tháng 6/2013.

25

59

Sự đa dạng của cơ cấu nghề nghiệp đã làm thay đổi mối quan hệ dựa trên huyết thống và nghề nghiệp của cộng đồng xã Lam Hạ trước đây. Một mạng lưới mối quan hệ mới đang được hình thành vượt qua khuôn khổ làng xã, thông qua mối quan hệ làm ăn, cùng huyết thống hoặc giao lưu văn hóa...Đây là vốn xã hội để người dân mở rộng mối quan hệ làm ăn hoặc phục vụ mục đích giao lưu, giải trí song song tồn tại cùng với mối quan hệ cộng đồng làng xã được xây dựng nhiều đời nay.

Dưới tác động của đô thị hóa, không gian cư trú của cộng đồng xã Lam Hạ hiện nay được chia làm hai khu vực rõ rệt, đó là không gian cư trú truyền thống và không gian cư trú mới. Không gian cư trú truyền thống là nơi sinh sống lâu đời của dân gốc, những người đã sinh sống ở đây trong nhiều đời. Cũng như nhiều làng quê khác, cộng đồng dân cư xã Lam Hạ sinh sống tập trung thành các xóm, làng và canh tác tại một không gian riêng biệt, ngay cạnh hoặc cách không xa khu cư trú. Từ xa xưa, người dân xã Lam Hạ thường chọn cho mình những dẻo đất cạnh bờ sông Châu Giang làm nơi xây dựng nhà cửa. Những dẻo đất này được bồi đắp rất cao, vừa tránh được ngập lụt trong mùa mưa lũ, vừa thuận tiện cho việc khai thác, đánh bắt thủy sản trên sông...Có lịch sử sinh sống lâu đời, nên đến nay những gia đình sinh sống cạnh bờ sông thường là những gia đình tam đại đồng đường hay tứ đại đồng, ông bà sống cùng con cháu.

Khi dân số càng ngày phát triển đi kèm với đó là nhu cầu về nhà ở, thì con cháu của những gia đình này mới bắt đầu chuyển ra những khu vực xa sông Châu Giang hơn, rộng rãi thoáng mát hơn. Tuy nhiên, ở những khu cư trú mới này trước đây toàn là đồng ruộng và ao hồ, người dân luôn luôn phải chống chọi với nạn ngập lụt liên miên. Trong suốt nhiều năm, người ta phải đào ao lấy đất đắp hoặc bơm cát để nâng cao hơn nhà ở. Từ chỗ dân cư thưa thớt và hầu hết là những gia đình trẻ, gia đình hạt nhân, đến nay khu vực cư trú mới này cũng trở nên hết sức chật chội.

Trước tình trạng đô thị hóa ngày càng ra tăng, ý thức về quy hoạch ruộng vườn, nhà cửa dần được quan tâm hơn. Người ta ngày càng chú trọng đến những khu vực có vị trí thuận lợi như mặt đường, ngã ba, ngã tư để làm nơi buôn bán kinh doanh. Trong quá trình đô thị hóa, đó là sự thay đổi, lên ngôi của không gian cư trú

60

mới – không gian cư trú hiện đại so với không gian truyền thống. Điều này có nguyên nhân từ sự xuất hiện của cơ sở hạ tầng hiện đại, không gian cư trú mới gần đường giao thông đem lại giá trị kinh tế cao thông qua buôn bán, kinh doanh và thuận tiện đi lại. Trong khi đó, không gian cư trú truyền thống vừa hẹp về diện tích, không thuận lợi về giao thông. Trước đây, không gian cư trú có ưu điểm có địa hình tương đối cao hơn các khu vực khác, có tác dụng chống úng lụt thì nay yếu tố này không còn đóng vai trò quan trọng nữa do quá trình tôn tạo, nâng nền đã khiến cho mặt bằng chung nâng lên nhiều.

Do tác động của đô thị hóa, trên địa bàn xã Lam Hạ hình thành nên các khu không gian cư trú mới như khu đấu giá sử dụng đất thôn Đường Ấm, khu tái định cư, khu đô thị xã Lam Hạ, khu đất 7 %...Do bị nhà nước thu hồi đất ở hoặc có nhu cầu mua đất làm nhà, một số hộ dân trong xã đóng tiền để mua đất dịch vụ, hoặc đền bù. Xen lẫn giữa những người dân có nguồn gốc ở làng mua đất ở những khu cư trú mới này là các gia đình từ nơi khác chuyển tới. Sinh sống tại một khu vực khá cách biệt nhưng đôi khi họ vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với làng xóm. Một phần bởi sự ràng buộc của quan hệ họ hàng, huyết thống, phần khác là do tại những khu vực này, việc xây dựng các hàng quán phục vụ các nhu yếu phẩm của nhân dân vẫn chưa mọc lên. Họ vẫn phải xuống làng (khu vực cư trú truyền thống) để mua sắm hoặc nếu gần hơn thì sang chợ Phủ Lý...

Rõ ràng là khi quá trình đô thị hóa xảy ra, xã Lam Hạ đã chứng kiến một sự chuyển biến từ một cộng đồng nông thôn với đặc tính: “đơn giản và thuần nhất về mặt xã hội, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp” [40, tr.68] sang những biểu hiện của một cộng đồng đô thị có tính chất: “phức tạp, và không thuần nhất về mặt xã hội (ngụ ý về thành phần và nguồn gốc dân cư)”[40, tr.68].

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)