Tác động đến các hoạt động văn hóa, tinh thần

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 64 - 69)

6. Cấu trúc của Luận văn

3.6.Tác động đến các hoạt động văn hóa, tinh thần

Đô thị hóa cũng là cơ hội để người dân tiếp xúc với nhiều loại hình dịch vụ và giải trí hiện đại. Điều này vừa giúp tăng cường, mở rộng các mối quan hệ, nâng cao vốn hiểu biết, trình độ dân trí.

61

Sự thuận tiện của việc đi lại đã làm cho văn hóa - lối sống thành thị dễ dàng thâm nhập vào vùng ven đô như xã Lam Hạ. Với tính chất của một vùng ven đô, xã Lam Hạ đang mang những đặc điểm của một xã hội đô thị hiện đại đan xen với một xã hội nông thôn truyền thống.

Về đời sống vật chất: Sự xâm nhập của quá trình đô thị hóa vào địa bàn xã Lam Hạ ít nhiều đã làm cho đời sống vật chất của người dân có nhiều đổi khác theo hướng tích cực hơn. Điều này được biểu hiện trước hết qua việc ăn, ở, đi lại. Hiện nay người dân ở thôn Đường Ấm đã có nhiều nhà cao tầng hơn, đẹp hơn, nhiều gia đình xây dựng theo kiểu biệt thự. Kiểu nhà ngói cấp 4 như trước kia nay chỉ còn khoảng trên chục hộ. Phương tiện đi lại như xe máy, xe đạp điện...trở nên rất phổ biến.

Người dân địa phương dần hình thành cho mình thói quen mua sắm tại siêu thị. Do công việc bận rộn, ít có thời gian nên họ thường tranh thủ đi chợ mua sắm thức ăn cho cả ngày, vừa tươi ngon lại vừa tiết kiệm thời gian. Buổi trưa đi làm về, có sẵn thức ăn trong tủ lạnh, họ chỉ cần mất ít thời gian chế biến, nấu nướng để dành thời gian cho việc ngủ nghỉ để chiều đi làm tiếp. Đây cũng chính là một biểu hiện của rõ nét của lối sống đô thị hóa. Đặc biệt, trong một vài năm trở lại đây, các hàng quán phục vụ ăn uống như ăn sáng xuất hiện nhiều hơn. So với trước kia, đây rõ ràng là một sự biến đổi rõ nét trong lối sống của người nông dân.

Về đời sống tinh thần: Sự thay đổi của thời gian lao động so với truyền thống đã khiến cho các hoạt động vui chơi giải trí diễn ra sôi động hơn. Nếu như trước kia, trong suy nghĩ của người nông dân họ phải lao động luôn chân luôn tay. Có những ngày chơi dài, nhưng khi mùa vụ, họ phải làm việc từ tờ mờ sáng đến khi tối mịt. Nhưng khi cơ cấu lao động và nghề nghiệp thay đổi, với tính chất làm công ăn lương, nhiều người dân có thời gian (buổi tối hoặc cuối tuần) để đưa gia đình đi chơi ở trong khu vực nội thành thành phố Phủ Lý hoặc ở những khu vực xa hơn.

Cùng với các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, trên địa bàn xã cũng xuất hiện các hình thức cờ bạc, lô đề, cầm đồ, đặc biệt trong thời điểm xã Lam Hạ tập trung thu hồi đất và người dân bỗng dưng có một số tiền rất lớn trong tay từ việc đền bù đất đai. Ví dụ như ở thôn Đường Ấm, vốn là cộng đồng dân cư thuần nông,

62

vậy mà một vài năm trở lại đây cờ bạc, lô đề với quy mô lớn, thậm chí còn dẫn đến xô xát, đánh chém lẫn nhau chỉ vì không trả được nợ.

Vốn là một vùng quê bình nhưng thỉnh thoảng người dân lại rộ lên chuyện ông A, chị B ngang nhiên công khai cặp bồ trong khi đã có vợ con đuề huề, bản thân lại lười biếng, không chịu lao động. Nhiều gia đình có con cái, nhất là con trai trong độ tuổi đang lớn rất lo lắng về việc con cái của họ tranh thủ thời gian để chơi bời, điện tử tối ngày.

Tiểu kết

Từ sau khi sáp nhập vào thành phố Phủ Lý, quá trình thu hồi đất nông nghiệp ở xã Lam Hạ diễn ra ngày càng mạnh mẽ, với quy mô lớn, nhất là từ khi thị xã Phủ Lý được nâng cấp trở thành thành phố vào năm 2008. Với vị trí địa lý thuận tiện cho quy hoạch phát triển đô thị, xã Lam Hạ trở thành địa bàn để xây dựng khu hành chính mới của tỉnh, nối thành phố Phủ Lý với huyện trọng điểm công nghiệp Duy Tiên. Việc xã Lam Hạ được nâng cấp thành phường Lam Hạ vào năm 2013 là một trong những dấu mốc quan trọng nhằm đẩy mạnh đô thị hóa ở địa phương này.

Trong tiến trình này, việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch lại đất đai đã không những làm thay đổi cảnh quan truyền thống mà còn làm thay đổi quan niệm, suy nghĩ của họ về giá trị của đất đai. Đất đai giờ đây đã trở thành một loại hàng hóa có giá trị đặc biệt. Như tác giả Nguyễn Văn Sửu đã chỉ ra đất đai không chỉ hàm chứa: “ý nghĩa và giá trị của một phương tiện sản xuất, một nguồn việc làm, thu nhập”[48, tr.181], mà giờ đây nó đã trở thành “một loại tài sản có giá trịvà là một tư liệu quan trọng giúp họ đạt được các mục tiêu sinh kế bền vững” [48, tr.181].

Tuy vậy, việc giá cả đền bù vẫn giữ nguyên trong nhiều năm trong khi giá cả tiêu dùng ngày một tăng khiến cho người nông dân cảm thấy bức xúc, không muốn chấp nhận chính sách của Nhà nước. Yếu tố may rủi đến với người nông dân chỉ trong gang tấc nảy sinh tâm lý giữ đất, quy hoạch lại đất đai của gia đình.

63

Cũng bởi quá trình đô thị hóa là nguyên nhân làm nảy sinh: “sự gia tăng nguồn vốn tài chính của các hộ gia đình nông dân; sự gia tăng giá trị đất ở, sự gia tăng của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp” [49, tr. 170], vậy nên trong cộng đồng xã hội nông thôn không khỏi diễn ra những xáo trộn lớn về mặt tâm lý, những mâu thuẫn, tranh giành sự xác lập quyền sử dụng đất trỗi dậy. “Có đất hay quyền sử dụng đất, bị thu hồi với mức đền bù với mức bao nhiêu là những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với người nông dân” [49, tr.186]. Đồng thời, nó cũng làm thay đổi tư duy của nông dân về đất đai – một nguồn vốn tự nhiên. Tư duy thị trường nhanh chóng len lỏi vào một bộ phận nhân dân trong việc thích ứng với cuộc sống mới. Có thể nói việc Nhà nước thu hồi đất đai kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề liên quan khác đã khởi đầu cho sự xuất hiện mạnh mẽ của yếu tố thị trường trong cuộc sống và suy nghĩ của người nông dân. Tuy nhiên, song hành với yếu tố thị trường là những nguy cơ rủi ro mà người nông dân phải đối mặt như tình trạng mất việc, bỏ việc, làm ăn kinh doanh thất bát…

Do đô thị hóa ở xã Lam Hạ thực chất là xây dựng cơ sở hạ tầng của đô thị chứ không phải xây dựng các khu công nghiệp nên việc giải quyết việc làm ngay tại địa phương gặp khó khăn. Trong khi bộ mặt đô thị hóa chưa được định hình rõ nét thì việc chuyển đổi, tìm kiếm, lựa chọn một nghề nghiệp ổn định ngay tại địa phương sẽ vẫn còn là vấn đề nan giải đối với người nông dân. Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường xá, trường học, bệnh viện trước kia là đất canh tác phá vỡ cảnh quan truyền thống ở một khu vực nông thôn. Nếu như trước kia dân cư sinh sống tập trung trong các làng, bao xung quanh khu vực đất hoa màu, đất trồng lúa. Thì nay, do việc xây dựng hạ tầng cơ sở mới đang trong quá trình nên bộ mặt không gian đô thị vẫn còn rất nhom nhem, nhiều công trình vẫn chưa hoàn thiện. Cảnh quan truyền thống đã bị phá vỡ, những con đường mới rộng thênh thang “uốn cong” những con đường làng trước kia. Chính vì vậy, hy vọng của người dân vào:“sự phát triển của các đô thị một mặt sẽ tạo ra một lượng lớn việc làm cho lao động tại đô thị, đồng thời thu hút và làm giảm đáng kể lượng lao động nông nhàn ở các vùng nông thôn, kém phát triển, góp phần làm

64

tăng năng suất lao động tại các vùng này” [43, tr.47] còn rất hạn chế hoặc có thể nói điều đó vẫn chưa xảy ra đối với người nông dân ở đây.

Bên cạnh đó, đô thị hóa mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho người dân trong việc kiếm tìm việc làm và thụ hưởng các hoạt động văn hóa giải trí tinh thần của khu vực đô thị. Hệ thống cơ sở hạ tầng đi trước một bước cũng đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho người nông dân trong chiến lược chuyển đổi sinh kế. Sự thuận tiện của hệ thống giao thông tạo cơ hội cho họ tìm kiếm thời cơ mới ở khu vực lân cận, nhất là địa bàn nội thành thành phố Phủ Lý. Với định hướng trở thành khu trung tâm mới của tỉnh Hà Nam, địa bàn xã Lam Hạ hứa hẹn sẽ thu hút một lượng lớn người dân nhập cư về sinh sống và làm việc tại đây. Đây là cơ hội để người dân địa phương phát triển ngành nghề dịch vụ, thương mại. Cũng từ suy nghĩ đó mà hiện nay, những vị trí thuận tiện như mặt đường, khu vực gần ngã ba, ngã tư nhiều người qua lại đang chiếm được sự ưu tiên, quan tâm của người dân trong việc lựa chọn địa bàn cư trú và làm ăn.

65

Chƣơng 4: CÁC HÀNH VI ỨNG PHÓ VÀ THÍCH NGHI CỦA NÔNG DÂN XÃ LAM HẠ

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 64 - 69)