Đầu tư cho giáo dục

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 87 - 88)

6. Cấu trúc của Luận văn

4.4.1. Đầu tư cho giáo dục

Để con cái thoát khỏi ruộng đồng, có một công ăn việc làm nhàn hạ là mơ ước bao đời nay của người nông dân. Mơ ước ấy càng được thúc đẩy bởi thực tế rằng, đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần và trong tương lai sẽ bị Nhà nước thu hồi hoàn toàn. Có thể thế hệ của những người làm ông bà, cha mẹ hiện nay ở cộng đồng nghiên cứu vẫn còn có ruộng đất để bám vào, nhưng thế hệ con cháu của họ chắc chắn phải tính đến việc tìm kiếm một phương thức mưu sinh kế khác. Xuất phát từ lo lắng về công ăn việc làm cho thế hệ mai sau, người ta càng ngày càng coi trọng việc học hành của con cái. Suy nghĩ về học thức, bằng cấp được đánh giá cao, là yếu tố quan trọng để có được một công việc tốt. Vì thế hầu hết mọi gia đình trẻ ở địa bàn nghiên cứu đều chú ý đầu tư cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Bởi họ

44 Tài liệu điền dã tháng 12/2013. 45 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

84

cho rằng: “ngày nay, không có học thức thì chả làm ăn được gì cả” hoặc “học hành, trình độ không có thì xin vào đâu, bây giờ xin vào đâu người ta cũng đòi hỏi có bằng cấp”46. Nhiều bậc phụ huynh đánh vào tâm lý của con trẻ bây giờ là ngại, không muốn làm những công việc lao động chân tay “tầm thường” như làm ruộng, phụ hồ, quét dọn…để cảnh báo con cái về việc không học hành thì không thể làm được việc gì. Không như trước kia, con cái trong gia đình thường phải phụ giúp cha mẹ làm việc đồng hoặc làm việc nhà. Chúng ít có điều kiện để đi học thêm vì cha mẹ chúng không có tiền và thời gian sau mỗi buổi học còn phải lao động, thậm chí phải bỏ học giữa chừng vì không có tiền đóng học. Thì nay, cùng với ý thức về việc học của con cái càng được nâng lên thì với một số tiền lớn được đền bù từ đất đai, việc đầu tư cho con cái học hành là việc người nông dân hoàn toàn có khả năng. Trong nhiều trường hợp, có thể nói rằng, có được một số tiền lớn từ đền bù đất giúp cho người nông dân có thể cho con cái ăn học lên cao mà không phải băn khoăn về khoản tài chính. Học có điều kiện thực hiện được mơ ước thoát khỏi đồng ruộng đối với con cái họ bằng cách tạo lập cơ sở nền tảng vững chắc về kiến thức cho chúng.

Chính vì vậy, tỷ lệ người trẻ có học hành cao không còn là một điều hiếm hoi ở trong thôn ngoài làng ở cộng đồng nghiên cứu nữa. Cũng do giờ đây người ta có điều kiện kinh tế hơn, mỗi gia đình thường chỉ có từ 1-2 đứa con nên họ cũng mong muốn con cái mình được học hành tử tế. Sự quan tâm đó được thể hiện bằng việc cho con cái đi học thêm nhiều hơn, thường xuyên liên lạc với giáo viên về biết về tình hình học tập của con cái, hoặc nhắc nhở chúng học tập ở nhà…Việc học được quan tâm nhiều hơn giải thích vì sao chuyện đỗ đại học ngày càng trở nên phổ biến ở xã Lam Hạ.

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)