VI. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Các thể thơ tự do và thơ văn xuôi
Năm 1932, vấn đề “Thơ Mới” chính thức đem ra bàn giữa làng thơ. Thế nhng, không ai biết trớc đó hàng chục năm ông ấm Hiếu đã sáng tác những bài thơ “Tống biệt”, “Còn chơi”, “Cảm thu tiễn thu” ... “không theo niêm luật ở đâu hết, duy tôi không gọi nó là thơ mới mà thôi” [36; 381].
Gọi là thơ tự do vì chỉ có vần chứ không cần theo niêm luật bằng trắc, tuy nhiên cũng phải xắp xếp từ nh thế nào để cho âm thanh có nhạc điệu, đọc xuôi tai, không trúc trắc. Thơ tự do cũng không cần phải đối nh các thơ luật. Do đó, hình thức thơ không cố định số tiếng, số câu trong bài. Mạch thơ có thể liên tục hoặc ngắt quãng.
Trong lịch sử văn học, sự nảy sinh của thơ tự do thờng gắn với những biến chuyển lớn về ý thức hệ. ở Tản Đà, thơ tự do vừa là nhu cầu, vừa là đòi hỏi cấp bách của đời sống, vì những thể loại cũ không đủ khả năng diễn đạt, không còn phù hợp với những cái mới nảy sinh trong xã hội. Báo hiệu sự chuyển mình của cả một thế hệ Nho học đơng thời đang “dò đờng”, để tìm
cho mình một thể loại phù hợp hơn với cách cảm, cách nghĩ trong thời đại mới.
Khảo sát 148 bài thơ của Tản Đà ta thấy, thơ tự do của ông là 21 bài (14,1%). Đây là một tỉ lệ tơng đối lớn sau thơ bát cú Đờng luật và thể lục bát. Cho thấy sự sáng tạo của Tản Đà trên con đờng đi tìm một hình thức thể hiện cái tôi ngông và cá tính của mình.
Trong thể thơ tự do, tác giả đã dùng lối thơ trờng đoản cú với nhạc điệu vô cùng phong phú, đã mở lối cho những hình thức phóng túng của Thơ Mới sau này:
Kê vàng/ tình mộng. Tóc bạc/ thơng thân,
Vèo trông/ lá rụng/ ngoài sân. Công danh phù thế/ có ngần ấy thôi
(Cảm thu, tiễn thu)
Nhịp của khổ thơ không theo một qui luật nhất định, nó là tâm trạng trải dài hay đứt đoạn. Chỉ Thơ Mới mới có khả năng diễn đạt những tình cảm mới, những t tởng mới trong thời đại mới. Chính Tản Đà đã dạo những nốt nhạc đầu tiên, để sau này ta bắt gặp trong thơ Thế Lữ cái nhịp điệu tiếng trúc “réo rắt”:
Tiếng địch/ thổi/ đâu đây Cớ sao/ mà réo rắt
(Tiếng trúc tuyệt vời)
Trong bài thơ “Thu khuê oán” Tản Đà toàn gieo vần bằng tạo nên một âm điện trầm, buồn, du dơng- một tình cảm rất tiêu biểu trong thơ Mới:
Gió thu lạnh lẽo mây trời quang, Sân thu đêm khuya rơi lá vàng
Câu thơ có 14 tiếng thì chỉ có 4 tiếng có thanh trắc, còn lại toàn thanh bằng. Cách gieo vần này đã báo trớc cách gieo vần của Xuân Diệu trong bài “Nhị Hồ” sau này:
Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi, Tôi yêu Ly Cơ hình nhịp nhàng.
Có những bài thơ của Tản Đà, số chữ số câu không hạn chế:
Nào giống cũ Chiêm Thành, giống mọi Đài Loan, giống ngời da đỏ ở Mỹ Châu đâu đó tá?
Chỉ có hình thức câu thơ dài (19 tiếng) thì Tản Đà mới đặt đợc những dân tộc ngang nhau, không phân biệt màu da, xứ sở. Sau này ta cũng bắt gặp những câu thơ dài ở Vũ Đình Chơng:
Hoa xa tơi, trăng xa ngọt, gối xa kề, tình nay sao héo. (Say đi em)
Thơ văn xuôi là một hình thức cơ bản của thơ đợc viết bằng văn xuôi. Thơ văn xuôi khác với thơ tự do ở chỗ, không phân dòng, không dùng hình thức dòng thơ (cũng gọi là “câu thơ”) làm đơn vị nhịp điệu, không có vần. Chất thơ của văn xuôi đợc tạo nên bởi cấu tứ và suy tởng, giàu sức khiêu gợi, bất ngờ, chất liệu triết lý, thâm thuý, thơ mộng.
“Năm canh mối tình” là thơ văn xuôi. Câu thờng dài, ngắn nhất là 4 tiếng “Năm canh mối tình”; dài nhất là 18 tiếng “Ngời trong mộng, niềm nguyện mong, giục xui lòng rõ ràng đôi lứa, phụng thành song, thành song”, câu thơ đợc vắt ra nhiều dòng trên trang giấy và cuối mỗi câu có dấu chấm. Vần có thể có “Tỉnh giấc cô phòng, dậy thành không, dậy thành không! Sự sắt cầm chiêm bao thành không”; hoặc có thể không có vần. Nhịp của bài thơ không rõ ràng, không cố định số nhịp là 4/3 hoặc 2/2/2 mà nhịp thơ th- ờng lan toả hoặc tiềm ẩn giữa các câu “Song tha gió thoảng bên màn/ ôm đàn tởng vọng. Bóng trăng lại kề hiên/ luồng những đón tin/ thôi chi nói mơ mòng”.
Bài thơ văn xuôi này dù mang dáng dấp câu văn xuôi nhng tính nhạc vẫn là điều cơ bản phân biệt nó với văn xuôi.
Việc sáng tạo, thể hiện hình thức thơ ca mới là thơ tự do và thơ văn xuôi, Tản Đà đã một mình làm đợc “cơn gió lạ” đầu tiên trong thi nghiệp của mình, dọn đờng cho Thơ Mới, thơ hiện đại ra đời.