VI. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Những biểu hiện tiếp nối truyền thống
Truyền thống là “những kinh nghiệm văn hoá của các thời đại đã qua, đợc nhà văn ở thời đại sau tiếp nhận và khai thác, xem nh kinh nghiệm quí giá, nh định lợng sáng tạo cho mình. Truyền thống có thể trở thành một nhân tố tích cực, hữu hiệu của quá trình văn học khi nhà văn chiếm lĩnh một cách tích cực, sáng tạo, có chọn lọc di sản của các thế hệ trớc, nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghệ thuật của thời đại mình; bởi vậy, sự kế thừa truyền thống luôn luôn đi kèm với việc đổi mới văn học, tức là cách tân nó” [3; 358-359].
Trong các tác giả trên thi đàn văn học Việt Nam, ít ngời có vốn am hiểu nghệ thuật thơ ca dân tộc đặc sắc và rõ nét nh Tản Đà. Ông thông thạo văn thơ phú lục và văn chơng chữ Hán lại thông thạo cả ca trù, thơ song thất và lục bát. Vì hoàn cảnh riêng, ông không những thông thạo cả tuồng, chèo và các loại ca trù mà còn am hiểu cả từ khúc của Trung Quốc. Sự am hiểu đó có tác dụng lớn đến sự hình thành tài năng và phong cách độc đáo của một nhà thơ giữa hai thế kỷ. Bởi Tản Đà đã kết hợp nghệ thuật văn chơng bác học với văn chơng bình dân, kết hợp trình độ t duy cao và kinh nghiệm gọt giũa nghệ thuật của văn chơng bác học để nâng cao nội dung và nghệ thuật của văn chơng bình dân. Xuân Diệu đã nhận xét “là ngời thi sĩ đầu tiên trong thơ Việt Nam hiện đại, là cái mầm thứ nhất của thơ chân thành, Tản Đà còn là thi sĩ rất An Nam có thể nói là hoàn toàn An Nam” [11].
Am hiểu vốn ca dao- dân ca, Tản Đà viết phong thi và ca khúc đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực. Đọc những câu phong dao của Tản Đà, ta bắt gặp lối nói tình tứ, duyên dáng của ca dao. Nó không mộc mạc, giản dị nh ca dao, nhng cũng không bị hơi hớng uyên bác của văn chơng nhà Nho làm cho mất đi vẻ trong sáng, bình dân; khó nhận là thơ hay ca dao. Cái tinh nghịch pha chút dí dỏm của văn học dân gian cũng đợc Tản Đà tiếp thu một cách sáng tạo.
Hát ghẹo, hát ví là hình thức đối ca nam nữ, mang nội dung tỏ tình của nhiều vùng, nhiều miền trên đất nớc, đặc biệt là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tản Đà là ngời bắt sát các câu ví hỏi, các câu hát nhớ, tiễn đa. Thử so sánh:
Câu ví:
Bây giờ kì ngộ gặp mình Để ta kết mãi câu tình làm đôi Tản Đà:
Bây giờ anh gặp mình đây
Bên kia thời núi bên này thời sông
Cái tình tứ, duyên dáng, tinh nghịch vốn là những nét đặc sắc của ca dao, dân ca, của ngời dân lao động. Nắm đợc nhứng nét tinh hoa đó, Tản Đà đã lột tả đợc cái thần, cái hồn của ca dao, dân ca trữ tình. Tản Đà sáng tác đủ lối, nhiều thể loại, thơ ca của ông có đầy đủ các giọng, các điệu, câu thơ dài ngắn khác nhau. Các bài làm theo thể thơ lục bát của ông gần gũi với phong dao, ca dao:
Nớc non vắng khách hữu tình, Non xanh nớc biếc cho mình nhớ ai?
(Vô đề)
Hiện thực cũng nh tâm sự đều là ngôn ngữ thân quen của văn học dân gian, dễ thuộc, dễ nhớ, rất mộc mạc, bình dị và đặc biệt là dễ đi vào lòng ng- ời. Câu thơ “Non xanh nớc biếc cho mình nhớ ai?” là lấy từ câu thành ngữ “non xanh nớc biếc”.
Từ những câu ví “nhớ”, Tản Đà đã đa đến những câu thơ bằng ngôn ngữ và hình tợng kết hợp nhuần nhuyễn với ca dao, dân ca:
Thân em nh tấm lụa đào
Duyên tơ đã thắm nhuộm vào thêm tơi. (Giặt lụa hái rau)
ở thể thơ Đờng luật đặc biệt khuôn khổ, chặt chẽ, gò bó từ bố cục, niêm luật, vần đối, đến tiết tấu, nhịp điệu cũng đầy những âm hởng của văn học truyền thống. Tản Đà vận dụng trống quân thành thơ tứ tuyệt nh:
Một đàn cò trắng bay tung Bên nam, bên nữ ta cùng cất lên Tản Đà:
Một đàn cò trắng nó bay tung Nó lại thơng em lật đật chồng (Cò trắng)
Thơ bát cú của Tản Đà nói chung là thanh thoát, tơi tắn, nhiều bài có giọng đùa cợt của chất hài dân gian, mặc dầu bị đóng khuôn trong luật thơ. Bài “Con gái hái dâu” ông đã sử dụng thành thục ngôn ngữ và hình tợng câu ví, trống quân, cấu tứ bài thơ cũng xuất phát từ những câu hát của những đôi trai gái:
Anh có yêu em đứng lại mà
Thuyền quyên có ý trông theo thế Quân tử vô tình bớc mãi a?
Các câu mở đầu và kết thúc đều lấy từ ví ghẹo nói và câu nào cũng có ngôn ngữ ví: thuyền quyên, quân tử, rồng mây, huê nguyệt... Ngôn ngữ đó làm cho thơ Đờng luật bát cú phá hết vẻ nghiêm khắc, trang trọng hay đài các, khiến ngời đọc không cảm thấy sự gò bó của niêm luật, lời thơ thoải mái, tự nhiên. Đây cũng là sự kế thừa phong cách thơ luật Đờng của Hồ Xuân Hơng, Tú Xơng- một sự kế thừa có sáng tạo để xây dựng nên một phong cách nghệ thuật riêng.
Tình cảm trong thơ Tản Đà ở nhiều bài là tình cảm của những ngời nông dân, của lớp bình dân, đó là những tình cảm cố hữu, mang tính chất dân tộc sâu sắc, thơng yêu, đôn hậu, mơ ớc có một cuộc sống giản dị trong lao động và hoà bình, một hạnh phúc bé nhỏ, đơn sơ, yêu dời và vui sống trong cảnh hạnh phúc của cuộc sống gia đình:
Chồng ngời xe ngựa ngời yêu Chồng em khố đũi, em chiều em thơng.
(Phong dao)
Cũng nh các Nho gia xa, trong thơ của Tản Đà xuất hiện một mối sầu vạn cổ. Sầu một mình cha đủ, Tản Đà còn trùm tấm màn u sầu, uất ức đó lên tất cả những giai nhân hào kiệt đông tây kim cổ: Đờng Minh Hoàng, Dơng Quí Phi, Chiêu Quân... và có những lúc Tản Đà muốn thoát khỏi cuộc sống hiện thực:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi!
(Muốn làm thằng Cuội)
Trong một số bài thơ của Tản Đà, ta bắt gặp chữ “nhẫn” của Nho gia và nhuốm thêm màu sắc “vô vi”, “xuất thế” của Lão Trang:
Nhà tranh cỏ leo teo mà mát Cơm muối da suông nhạt càng thanh...
(Vợ chồng ngời đốt than)
Từ những cứ liệu xác thực đã đa ra ở trên, rõ ràng truyền thống trong thơ Tản Đà không chỉ xuất hiện ở bề mặt mà còn xuất hiện ở chiều sâu cảm nhận, không chỉ xuất hiện ở hình thức ngôn từ mà còn tham gia vào qui luật tạo thành phong cách tác giả.
Bằng con đờng kết hợp giữa văn chơng bác học và văn chơng bình dân, cách tân văn học cũ để hiện đại hoá trong sáng tác của mình, Tản Đà
xứng đáng với danh hiệu cao quí là nhà thơ dân tộc, nhà thơ đặc biệt An Nam.