Các biện pháp tu từ nổi bật trong thơ Tản Đà

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ tản đà (Trang 63)

VI. Cấu trúc của luận văn

3.2.Các biện pháp tu từ nổi bật trong thơ Tản Đà

3.2.1. Biện pháp ẩn dụ

ẩn dụ là một phơng tiện tu từ mà Tản Đà lựa chọn để sử dụng nhiều trong thơ của mình. Trong 148 bài thơ Tản Đà, có 35 bài có ẩn dụ; nh vậy trung bình cứ 4,2 bài thơ một bài sử dụng ẩn dụ. Có bài mật độ ẩn dụ khá dày đặc (nh “Thề non nớc”, “Thơng ai”, “Phong dao”...) đều dùng từ 3 đến 4 ẩn dụ.

Dựa vào yếu tố hình thức của những phơng tiện ngôn ngữ (danh từ, động từ...), đoạn, câu, làm ẩn dụ, trong thơ Tản Đà ta thấy có: ẩn dụ danh từ, ẩn dụ động từ, ẩn dụ tính từ và ẩn dụ cụm chủ- vị.

Số lợng ẩn dụ danh từ chiếm tỉ lệ cao nhất trong thơ Tản Đà. Lối nói dùng tên sự vật khác gọi tên sự vật này hàm chứa ẩn ý của chủ thể trữ tình, gắn với sự nhấn mạnh thuộc tính của đối tợng nói đến. Vì thế, Tản Đà đã nói lên đợc cảm xúc, thái độ của mình:

Đầu xanh trải đã bao khôn dại

(Tiếc của đời)

ẩn dụ “đầu xanh” nói về ngời đã trải qua bao nhiêu sóng gió của cuộc đời. Mặc dù tác giả không nói rõ đến một cái gì cụ thể, nhng qua phép ẩn dụ, ta đã phần nào hiểu và xót thơng cho thân phận hẩm hiu của nhân vật trữ tình.

Hay trong bài “Thơng ai”, Tản Đà đã dùng một loạt những ẩn dụ danh từ để chỉ ngời con gái:

- Trời xanh đã chán má hồng khôn yên - Thơng ai tủi liễu oan đào

“Má hồng”, “liễu”, “đào” để chỉ những ngời con gái đẹp, yếu đuối, mong manh. Qua đó, tác giả xót thơng cho những ngời con gái “tài hoa bạc mệnh”.

ẩn dụ động từ đợc sử dụng nhiều thứ hai sau ẩn dụ danh từ trong thơ Tản Đà. Ông dùng ẩn dụ động từ là nhằm nhấn mạnh một trạng thái, một hoạt động nào đó của đối tợng định nói đến, dựa trên quan hệ liêng tởng tơng đồng.

Chủ thể trữ tình trong thơ Tản Đà mợn sự hoạt động, trạng thái của sự vật khác để biểu hiện một cách kín đáo thái độ bình giá và cảm xúc, tình cảm của mình:

- Con cò lặn lội bờ ao, - Con cò lặn lội bờ sông

(Phong dao)

ẩn dụ động từ “lặn lội” chỉ sự vất vả, long đong của ngời phụ nữ phải bơn chải sinh nhai. Hay nói đến tình yêu của đôi trai gái:

Sông kia núi nọ hợp đồng (Phong dao)

Động từ “hợp đồng” để chỉ ớc mơ của chàng trai đợc kết duyên cùng cô gái. Cách xây dựng hình tợng của ẩn dụ trong thơ của Tản Đà, chính là cách lấy gần để nói xa, lấy vòng để nói thẳng, lấy cực này mà biểu hiện cực kia; khiến cho hình tợng tởng nh cụ thể nhng rất mờ ảo, thực h biến hoá vô cùng, làm cho trí tởng tợng của ngời đọc nh đợc chắp cánh.

Cụm chủ- vị làm ẩn dụ là hình thức dùng cụm từ tờng thuật làm ẩn dụ, các yếu tố chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ có thể đợc tiếp nhận nh là những ẩn dụ, nghĩa của cả cụm chủ- vị đợc biểu hiện ở khía cạnh nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn:

Ai xui con cá cắn mồi

Ai xui thằng phỗng ra ngồi trời ma? (Phong dao)

ẩn dụ cụm chủ- vị “con cá cắn mồi”, “thằng phỗng ra ngồi trời ma” nói đến những kẻ ngốc nghếch, khù khờ trong cuộc sống.

Từ những ví dụ trên ta thấy, vật mẫu cho ẩn dụ thờng hớng về những hiện tợng, sự vật quen thuộc, gần gũi trong thế giới tự nhiên và môi trờng sống xung quanh chúng ta. Tản Đà đã mợn động, thực vật, vật thể tự nhiên để thẩm mỹ hoá, tâm trạng hoá, xúc cảm hoá những cảnh sắc đồ vật ấy, khoác lên chúng những phẩm cách quan hệ nh trong đời sống tinh thần, tình cảm của con ngời:

Ai làm cho khói lên trời Cho ma xuống đất cho ngời biệt ly.

(Phong dao) Thơng ai dạ ngọc gan vàng

Cảnh vật trong đời sống tự nhiên và xã hội đợc Tản Đà đồng nhất với con ngời, đợc đặt trong văn cảnh thứ hai. Nên Tản Đà đã cấp cho thiên nhiên, tạo vật những ý nghĩa tơng quan với đời sống tình cảm của con ngời; khiến những sự vật vô tri, vô giác ấy, bỗng sống dậy, giàu sức lay gợi, quyến rũ. Cảnh vật không còn là hiện thực khách quan nữa, mà tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chuyên chở những tâm trạng, xúc cảm, suy t của con ngời:

Bốn bể năm châu náo cuộc đời Con tàu bản quốc chị em ơi!

(Chiếc tàu An Nam)

Khảo sát mối quan hệ tơng đồng giữa hình ảnh ẩn dụ và ý nghĩa hàm ẩn (trên các mặt tơng đồng về trạng thái, tính chất, hành động, giá trị), ta thấy đợc cái đẹp trong phép ẩn dụ ở thơ Tản Đà. Đó là cái đẹp trong tính chính xác, trong cái nhìn phát hiện những nét tơng đồng ngay trong những sự vật bình dị, đơn sơ nhất, với những cung bậc sắc thái phức tạp nhất, ngoắc ngéo, quanh co nhất trong lòng ngời.

ẩn dụ trong thơ Tản Đà rất độc đáo, đáng yêu, có tính tác động mạnh. Đây là cách thể hiện rất mực điêu luyện, vừa tinh tế, bình dị, vừa hàm xúc, khái quát, mang tính hình tợng cao, cái gì cùng thành hình dạng. ẩn dụ trong thơ Tản Đà không những là phơng tiện xây dựng hình tợng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm.

3.2.2. Biện pháp nhân hoá

Khảo sát 148 bài thơ của Tản Đà chúng tôi thấy có 25 bài dùng phép nhân hoá. Các hình ảnh nhân hoá xuất hiện nhiều trong thơ của Tản Đà là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

con cuốc, con chẫu chuộc, ngời đá, ếch, non nớc...

Dựa vào cách thức tạo nên phép nhân hoá phân thành hai loại:

Phép nhân hoá chỉ thuộc tính, hoạt động của ngời biểu thị thuộc tính, hoạt động của vật: “Cò trắng”, “Thăm thằng bù nhìn”, “Vịnh cánh hoa đào”, “Mắng con quốc tiếc xuân”... Để biểu đạt những cung bậc, sắc thái tình cảm phong phú, Tản Đà sử dụng hình ảnh của thế giới động, thực vật, thế giới tự nhiên và xã hội... để cảm xúc hoá, nhân cách hoá các sự vật không phải là ngời ấy.

Tản Đà nhân cách hoá những con vật trong thế giới động vật nh: ếch,

con chẫu chuộc, chim hoạ mi, chim, cá... Những con vật vừa gần gũi, quen

thuộc với truyền thống, thị hiểu thẩm mỹ của ngời Việt Nam; vừa có những dấu hiệu, động tác khơi gợi sức biểu hiện nét tơng đồng với đời sống tình cảm của con ngời:

- Con chim khôn đậu trái non đoài

(Con chim khôn) - Nghe nh lũ cá nó bàn nhau:

(Nghe cá)

“Chim”, “cá” là những động vật vô tri, vô giác trong thế giới tự nhiên. Thế nhng, Tản Đà sử dụng từ “khôn”, “gọi” với “chim” và “bàn nhau” với “cá” khiến cho những con vật này hiện lên nh một sinh thể có linh hồn, có tâm trạng.

Với khả năng liên tởng dồi dào, tài quan sát tinh tế, Tản Đà đã dùng những dấu hiệu, thuộc tính hoạt động của ngời, “gán” cho động vật qua đó biểu hiện một cách kín đáo tâm t của tác giả:

Chàng Ve khóc đói ăn sơng

Cô Oanh học nói nh nhờng công tai

Nỏ mồm chú Khớu hót ai

Vì ai bác Cú đêm dài cầm canh? Canh khuya cậu Vạc mò ăn

To mồm sơi cắp là anh Quạ Đùng (ếch mà)

Đa những con vật: ve, khớu, oanh... vào không khí xã hội của con ng- ời, khiến cho những con vật trở thành những nhân vật với nhiều tính cách rất đa dạng.

Tản Đà nhân hoá cỏ cây hoa lá trong thế giới thực vật: hoa sen, hoa đào, lá vàng, hoa... đó là những loài cây gắn bó với cuộc sống thờng ngày, gần gũi, thân thiết trong tâm thức nguời Việt. Khi muốn biểu hiện đời sống nội tâm phong phú, phức tạp, tế nhị của mình thì ông đã tâm trạng hoá, hành vi hoá bông hoa sen:

Đã chót hở hang khôn khép lại, Lại còn e nỗi chị em ghen.

(Hoa sen nở trớc nhất đầm) Lấy những hành vi, tình ái của con ngời, mợn sự vật để thể hiện những hành vi ấy, Tản Đà đã bày tỏ đợc kín đáo, tế nhị suy nghĩ của mình.

Tản Đà còn nhân cách hoá những sự vật, hiện tợng tự nhiên nh: mây, gió, trăng, sông... nên tất cả đã nhuốn màu sắc tâm trạng nỗi niềm nh màu sắc con ngời:

- Trăng kia có nhớ cùng chăng - Con sông đã nặng lời nguyền

(Phong dao)

Những hiện tợng trong tự nhiên: trăng, sông đợc lựa chọn, sử dụng bằng phép nhân hoá nên đã đợc truyền cho một “năng lợng tình cảm”, đợc đặt trong cảnh phong tình. “Trăng” cũng “nhớ”, “con sông” cũng “nặng lời nguyền”, những hiện tợng tự nhiên vô tri vô giác, đợc sáng tạo ra, đợc thổi tình ngời, hồn ngời. Tự nhiên nh cựa quậy, thổn thức vì nhớ thơng, vì chung tình. Mợn hình ảnh tự nhiên để gieo vào, gửi vào đó nỗi lòng, tâm trạng một cách kín đáo nên câu thơ giàu sức lay gợi, cảm xúc.

Phép nhân hoá tạo lập bằng sự đối thoại, trò chuyện với hiện tợng, sự vật không phải là ngời:

- Gió ơi! Có biết chồng ai nơi nào?

(Phong dao) - Phải rằng dì gió hay không?

(Hỏi gió)

Đối thoại giữa chủ thể với vật không phải là ngời: “gió”. Lối nói nhân hoá tạo nên không khí gần gũi, thân mật với giọng điệu tâm tình (qua những câu hỏi tu từ) có tác dụng phô bày tình cảm, bộc lộ thái độ buồn thơng một cách tế nhị, kín đáo, giàu sức truyền cảm.

Đối thoại với đối tợng của thế giới động vật, xem các loài động vật nh đối tợng trữ tình, nh bạn tình để phô bày, trao gửi nỗi niềm tâm sự hoặc bộc lộ tâm trạng sầu buồn nhung nhớ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nắng ma thui thủi thơng mày cuốc ơi?

(Phong dao)

Nhân cách hoá loài vật, tâm tình, trò chuyện với đối tợng không phải ngời, là hình thức tạo một khoảng cách cần thiết giữa chủ thể và đối tợng trữ tình. Tản Đà đã mơ hồ hoá, phiếm chỉ hoá đối tợng trữ tình, tạo một tâm thế thoải mái, tự nhiên, để dễ dàng phô bày một cách kín đáo nỗi niềm, thái độ của chủ thể trữ tình.

Mợn hình ảnh tự nhiên để gieo vào, kí thác vào đó thế giới xúc cảm của nội tâm, đó là lối phô bày tình cảm một cách kín đáo, qua đó Tản Đà bộc lộ thái độ, xúc cảm một cách tự nhiên, tạo hiệu quả tác động, cảm hoá kỳ diệu.

3.2.3. Biện pháp so sánh

Tản Đà là một nhà thơ “hai thế kỷ”, nên các kiểu so sánh nghệ thuật của ông rất phong phú, có tính chất tiêu biểu nhất của tiếng Việt. Nhng ông cũng có sáng tạo những biến thể mang dấu ấn cá nhân rõ rệt tạo nên liên t-

ởng bất ngờ, thú vị mà không một tác giả đơng thời nào có đợc. Thơ của Tản Đà có 166 trờng hợp so sánh (xuất hiện trong 74/148 bài thơ), gồm các cấu trúc so sánh nghệ thuật chủ yếu: cấu trúc A nh B; cấu trúc A là B.

So sánh nghệ thuật trong thơ của Tản Đà là một hiện tợng phổ biến với tần số xuất hiện chiếm 50% trên tổng số bài thơ. Có nghĩa là cứ hai bài thơ thì một bài có so sánh nghệ thuật.

So sánh nghệ thuật A nh B là kiểu cấu trúc truyền thống (55,4%), nhng từ cái nền ấy, Tản Đà đã sáng tạo nên một số kiểu cấu trúc so sánh mới. Ông không chỉ sử dụng kiểu so sánh đơn A nh B mà ông còn so sánh phức hợp, nhiều tầng bậc. Có những đoạn thơ là cả một hệ thống hình ảnh do so sánh chùm tạo nên:

-Nhời văn chuốt đẹp nh sao băng! Khí văn hùng mạnh nh mây chuyển! Êm nh gió thoảng!Tinh nh sơng! Đầm nh ma sa, lạnh nh tuyết!

(Hầu trời)

Tác giả đọc văn cho trời nghe và đợc trời khen là: văn “đẹp”, “mạnh”, “êm”, “tinh”, “đầm”, “lạnh” nh những hình ảnh cụ thể đầy chất thơ: “sao băng”, “mây chuyển”, “gió thoảng”, “sơng”, “ma sa”, “tuyết”. Hình ảnh sau bổ sung cho hình ảnh trớc, làm cho cấu trúc so sánh trở nên phong phú và hình ảnh so sánh trớc đậm nét hơn. Nhờ kiểu so sánh này mà ngời đọc hình dung đợc một cách cụ thể về đối tợng đợc so sánh.

Với khả năng liên tởng táo bạo, bất ngờ, Tản Đà luôn tìm ra đợc những nét tơng đồng là cơ sở hình thành so sánh và tuỳ theo mục đích thể hiện mà nhấn mạnh nét nghĩa trên bề mặt, hình thức của so sánh nghệ thuật. Trong thơ của Tản Đà, ta bắt gặp một cấu trúc so sánh rất lạ, rất đặc biệt kiểu Aa nh... (khuyết vế đợc so sánh).

- Thơng tình đến bạn cũng buồn nh!

(Cái ruột con tằm, em ơi, bối rối mà vò tơ) Bài thơ nói về hoàn cảnh buồn hiu hắt của những ngời phụ nữ không có gia đình. Nh ở cuối câu thơ và bỏ lửng bởi dấu chấm than là một câu hỏi mở cho những thân phận phụ nữ hẩm hiu, “không chồng đau đớn lạ”, một nỗi bất hạnh không từ ngữ nào có thể so sánh đợc. Chúng ta lại càng hiểu sâu sắc hơn tấm lòng nhân hậu của Tản Đà.

Trái lại, trong bài “Th đa ngời tình nhân có quen biết”, câu thơ có vế so sánh nhng vế so sánh lại phủ định:

- Giữa đờng tan đứt gánh tình nh không

Mối tình dở dang, “đứt gánh”, lẽ ra ta sẽ bắt gặp những vần thơ đau th- ơng, than thở của một chàng trai thất tình. Nhng khi ta bắt gặp từ phủ định “không” sau từ so sánh nh thì ta hoàn toàn bất ngờ về cách ứng xử của một con ngời trớc nỗi đau mất mát ngời mình yêu thơng. Mặc dù là “nh không” nhng lại nói lên rất nhiều, nói phủ định để khẳng định.

Kiểu so sánh A nh B khá phổ biến trong thơ Tản Đà, có khi đợc sử dụng một cách dồn dập trong một bài thơ: “Phong dao”: 9 trờng hợp so sánh, “Chơi Huế”: 8, “Còn chơi”: 6, “Hầu trời”: 10...

Cũng kiểu cấu trúc so sánh này, nhng trong đó vế B thờng đợc mở rộng, b có thể là một vị ngữ kèm theo một tân ngữ, bổ ngữ hoặc hẳn một câu: -Lòng anh nh sắt mà cái tấm gan vàng em có thơng nhau

(Câu hát đờng trờng)

Cấu trúc so sánh nghệ thuật kiểu A nh B trong thơ của Tản Đà là phổ biến và đa dạng. Kiểu cấu trúc này Tản Đà vừa kế thừa của văn học cổ điển đồng thời ông có những sự sáng tạo độc đáo riêng làm cho thơ của Tản Đà vừa gần gũi, vừa mới lạ rất riêng cho phong cách thơ nghệ thuật của Tản Đà.

Kiểu cấu trúc A là B tơng đối khá phổ biến trong thơ Tản Đà chiếm 44,5% trên tổng số trờng hợp có so sánh.

So với kiểu so sánh A nh B thì kiểu so sánh A là B thiên về chiều hớng khẳng định, đợc tác giả sử dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển. Kiểu so sánh nghệ thuật này kết hợp với kiểu so sánh nghệ thuật A nh B luân phiên hết sức độc đáo:

Những là ngày hạ đêm đông

Hồi âm chẳng thấy nh không có mình

(Th trách ngời tình nhân không quen biết) Đặc biệt Tản Đà rất quan tâm đến kiểu so sánh mở rộng (Aa là Bb) trong đó, b là một vị ngữ, có thể kèm theo bổ ngữ, tân ngữ...

- Kiếp ở đời là kiếp phù sinh

(Vợ chồng ngời đốt than) - Đa ai bốn bể là ngời tình chung

(An Nam tạp chí lại ra lần thứ năm cảm tác) Tóm lại, kiểu so sánh nghệ thuật A là B là một tìm tòi, sáng tạo của Tản Đà trong viêc đi tìm kiểu cấu trúc mới cho thơ, với kiểu so sánh nghệ thuật thiên về hớng khẳng định này thì câu thơ trở nên chắc nịch, khoẻ khoắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Ngôn từ biểu hiện các đề tài nổi bật trong thơTản Đà Tản Đà

3.3.1. Ngôn từ biểu hiện nỗi niềm “non nớc”

Yêu nớc là một trong những nội dung lớn của văn học thời trung đại. Các nhà thơ xa biểu hiện lòng yêu nớc bằng nhiều cách: lộ rõ qua ngôn ngữ trực tiếp hoặc biểu hiện thầm kín. Ngôn từ biểu hiện nỗi niềm “non nớc” trong thơ Tản Đà có 2 loại: ngôn ngữ trực tiếp và ngôn ngữ gián tiếp.

Loại ngôn ngữ biểu hiện trực tiếp nỗi niềm yêu nớc của Tản Đà thể hiện ở các từ: “non nớc”, “nớc non”, “non sông”, “sông núi”, “núi sông”, “giang sơn”, “sơn hà”...

ở 148 bài thơ của Tản Đà, từ “non nớc” xuất hiện 10 lần, “nớc non”:

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ tản đà (Trang 63)