Các thể thơ cách luật của Tản Đà

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ tản đà (Trang 30 - 37)

VI. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Các thể thơ cách luật của Tản Đà

2.1.2.1. Thể thơ Đờng luật (tứ tuyệt, bát cú, cổ phong)

Thơ Đờng luật thờng gọi tắt là thơ Đờng hay thơ cách luật, là thể thơ mà thời Thịnh Đờng đã bổ sung các luật lệ vào thơ cổ phong thành thể thơ hoàn chỉnh nh: đối, niêm, luật và một số qui định khác. Thơ Đờng luật chia làm ba loại: thơ tứ tuyệt, bát cú và trờng thiên (cổ phong).

+ Thơ bốn câu gọi là thơ tứ tuyệt, hay thơ tuyệt cú, tức là bài thơ hay tuyệt vời vì chỉ có bốn câu, 20 từ hoặc 28 từ mà nói lên đợc đầy đủ ý tứ của một đề tài theo đúng luật lệ của thơ Đờng.

+ Thể bát cú là loại thơ tám câu, bố cục thờng chia làm 4 phần: đề, thực, luận, kết. Thể thơ này thờng qui định niêm luật khá chặt chẽ.

+ Loại trờng thiên (cổ phong) gồm các loại 4 câu một, tức là thể thơ từ 10 câu trở lên cho đến hàng trăm câu. Đây là một thể thơ có từ trớc đời Đờng (trớc thế kỷ thứ VI).

Qua khảo sát 148 bài thơ của Tản Đà chúng tôi thấy, thơ Đờng luật của Tản Đà có số lợng từng bài cụ thể nh sau: tứ tuyệt 14 bài, bát cú 58 bài, trờng thiên 11 bài. Thể bát cú chiếm số lợng nhiều nhất, tiếp đến là thể thơ tứ tuyệt chiếm số lợng bài ít hơn và cuối cùng là thể trờng thiên.

Trong các bài thơ Đờng luật, Tản Đà vẫn tuân thủ những luật lệ của Đ- ờng thi song ông đã khéo đa vào bài thơ những lời nói bình dân, mộc mạc nên đã giảm bớt vẻ ớc lệ, trang trọng vốn dĩ của thể thơ Đờng, làm cho lời thơ phóng khoáng và tự nhiên. Nhiều bài thơ Đờng của ông đều có cái vẻ nhẹ nhàng, trong sáng, duyên dáng, độc đáo của ngữ liệu dân tộc.

Các bài thơ tứ tuyệt của Tản Đà thờng là đề từ cho các tập thơ của mình nh: “Đề khối tình con thứ nhất”, “Đề khối tình con thứ II” hoặc thờng đặt ở cuối tập thơ.

Khi làm thơ tứ tuyệt, khác với các nhà thơ cũ, Tản Đà không lấy những đề tài cũ mà lấy những đề tài rất mới, rất đời thờng. Nói đến những tình cảm nhớ nhung của tình yêu đôi lứa, Tản Đà có cách diễn đạt rất mới và với một giọng văn rất lạ:

Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau Nhớ nhau đằng đằng suốt đêm thâu

Bài thơ bắt đầu bằng hai câu bình dị, biểu lộ tình cảm nhớ thơng nhng lại thắc mắc, hóm hỉnh “quái lạ” của tâm hồn mình.

Có những bài thơ là sự kết hợp của hai bài tứ tuyệt, tách chúng ra ta có 2 bài thơ tứ tuyệt độc lập, hoàn chỉnh. Ví dụ bài “Khai bút”:

ở thể loại thơ bát cú Đờng luật, các thi gia Việt Nam từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX đã đạt tới những mẫu mực ở đỉnh cao, với những sáng tạo độc đáo của những tài năng lớn nh Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hơng, Bà huyện Thanh Quan. Tản Đà không chỉ kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trớc, mà ông còn có những vần thơ mang vẻ êm ái, tròn trĩnh, với ý vị tơi tắn đậm đà. Tản Đà vẫn tuân thủ những luật lệ của Đờng thi song do khéo dùng những từ bình dị, những khẩu ngữ, thành ngữ nên ông đã làm cho những bài thơ bát cú của mình gần gũi và đáng yêu đến lạ thờng.

Về bố cục bài thất ngôn bát cú gồm bốn phần: đề- thực- luận- kết. Trong bài “Nhớ bạn” của Tản Đà ta lại thấy một điều khác thờng:

Nhớ lúc rợu ngon năm bảy chén, Nhớ khi đêm vắng một đôi ngời Nhớ sân đứng tế ngời thiên cổ Nhớ chỗ nằm xem truyện Liêu Trai

Lạ ở chỗ cả phần thực và phần luận đều không có ranh giới. Ta không thể phân biệt đợc đâu là phần thực, đâu là phần luận. Bởi vì cả hai đều nói về nỗi nhớ bạn, chỉ khác một điều là phần thực nói về nỗi nhớ thiên về thời gian “nhớ lúc”, “nhớ khi”; còn phần luận thiên về địa điểm “nhớ sân”, “nhớ chỗ”. Cả bài thơ có 56 tiếng thì có tới năm từ “nhớ”, từ ngữ trong thơ bát cú đã cô đọng, hàm súc lại càng cô đọng và hàm súc hơn. Ta cũng bắt gặp sự lặp lại này trong bài “Đêm suông phủ Vĩnh”:

- Đêm suông vô số cái suông suồng

Suông rợu, suông tình, bạn cũng suông.

- Ngồi hết đêm suông, suông chẳng hết

Bài thơ có đến 8 từ “suông”, điều này trái lại hẳn với qui định của thể bát cú. Thông thờng một bài bát cú có 56 từ phải là 56 từ rất cô đọng, gọi là 56 viên ngọc. Vì thế các nhà thơ xa thờng chọn từ ngữ rất kỹ để tránh làm mất nhiều ý và làm giảm giá trị của bài thơ. Thế nhng, ở đây Tản Đà lại sử dụng tới 8 từ “suông”, sự lặp lại nh vậy không giảm bớt ý nghĩa của bài thơ mà còn nhằm nhấn mạnh về một đêm nào vô nghĩa, vô vị ở phủ Vĩnh.

Ta còn thấy sự phá cách của Tản Đà trong việc tách vấn đề, tạo ra câu mới trong dòng thơ để nhằm nhấn mạnh một ý nào đó:

Nặng lắm! Ai ơi, một gánh tình! (Chơi Hoà Bình)

Câu cảm thán “nặng lắm!” đợc đa lên đầu nhằm nhấn mạnh gánh nặng của tác giả với sông núi, với quê hơng. Một điều dễ nhận thấy là Tản Đà đa vào thơ Đờng những ngôn ngữ bình dân, thành ngữ, từ láy làm cho thể th bát cú Đờng luật vốn rất cổ điển, chuẩn mực trở thành những bài thơ hoàn toàn Việt Nam.

ở bất kỳ một thể loại Đờng luật nào Tản Đà cũng có những sáng tạo độc đáo riêng của mình. Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ dân tộc, bình dị vào một thể thơ vay mợn của Trung Quốc để “Việt hoá”, trở thành một món ăn tinh thần của dân tộc. Tản Đà còn có những sự phá cách, sáng tạo, làm cho thể thơ Đờng vốn dĩ xa lạ, khó hiểu trở nên gần gũi với quần chúng nhân dân hơn. Đây là một đóng góp rất lớn của Tản Đà vào trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam.

2.1.2.2. Lục bát và song thất lục bát

Lục bát là một thể thơ vô cùng đặc sắc và độc đáo của dân tộc Việt, nó ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XV. Xuất phát điểm của thể thơ này là ở trong ca dao (90%), rực rỡ ở “Truyện Kiều”- Nguyễn Du và tiếp tục đợc kế thừa, phát triển cho đến ngày nay.

Một thể loại thơ dân tộc đợc Tản Đà sử dụng khá thành công nữa đó là song thất lục bát. Thơ song thất lục bát có những đặc điểm sau: hai câu đầu 7 tiếng, câu thứ ba 6 tiếng, câu thứ t 8 tiếng, có qui định về vần và nhịp.

Qua khảo sát 148 bài thơ của Tản Đà, chúng tôi thấy có 22 bài thơ lục bát (14,8%), song thất lục bát có 8 bài (5,4%). Tản Đà bên cạnh kế thừa những thể thơ dân tộc một cách hoàn chỉnh, thì ông còn có sự phá cách, sáng tạo riêng của mình, làm cho thể thơ vốn dĩ thuần tuý, gần gũi, rất Việt Nam lại càng đi vào quần chúng nhân dân hơn.

Cảm nhận chung về giọng điệu của thơ lục bát là giọng điệu trữ tình mang ý vị sâu lắng, rất thanh thoát, nhẹ nhàng, êm dịu nh mặt nớc, nh dòng sông chảy xuôi.

Một tác phẩm lục bát có thể có rất nhiều dòng nhng khuôn hình cơ bản của lục bát bao gồm một dòng 6 và một dòng 8. Đây là chỉnh thể tối thiểu để thơ lục bát có đủ t cách là tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn.

Nhận định về tài năng của Tản Đà trong việc sử dụng thể thơ lục bát, Trần Ngọc Vợng đã có nhận xét nh sau: “Chỉ đến Tản Đà mới xuất hiện những bài thơ lục bát hoàn chỉnh, những viên ngọc không tì vết, ông có hứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thú làm thơ lục bát và số lợng những bài thơ lục bát thành công ở ông chiếm một tỷ lệ cao đáng kể” [51; 419]

Trên thi đàn văn học Việt Nam, sau Nguyễn Du, Tản Đà là nhà thơ lục bát đặc sắc nhất. Thơ lục bát của Tản Đà rất thuần Việt, vốn xuất phát từ thơ ca dân gian. Trong hàng loạt những bài thơ lục bát của mình, Tản Đà đã khai thác một cách rất có hiệu quả khả năng diễn đạt ngôn từ và giọng điệu của thể lục bát vào trong việc chuyển tải những nội dung nghệ thuật mới.

Thơ lục bát của Tản Đà có sự tuân thủ luật bằng trắc trong các tiếng 2, 4, 6 ở câu lục và 2, 4, 6, 8 ở câu bát; là sự gieo vần ở các vị trí đúng luật; là sự đối lập bổng- trầm ở các tiếng trong một câu thơ làm cho bài thơ đạt tới sự chuẩn mực:

Non cao tuổi vẫn cha già B T B Non thời nhớ nớc, nớc mà quên non.

B T B B Dù cho sông cạn đá mòn B B B Còn non còn nớc hãy còn thề xa. B T B B

(Thề non nớc)

Các nhịp trong đoạn trích trên cũng là nhịp chẵn 2/2/2 ở câu lục và 2/2/2 ở câu bát làm cho nhịp thơ nhẹ nhàng, khoan thai. Cách gieo vần “già- mà”, “mòn- còn” cũng hết sức chuẩn mực. Bài thơ này xứng đáng là “viên ngọc không tỳ vết” trong kho tàng lục bát Việt Nam.

Nhịp lục bát thờng là nhịp chẵn, nhng câu thơ Tản Đà có những nhịp lẻ, tạo nên sự bất bình thờng trong câu thơ:

Nhớ ai/ chuyện thú/ trò cời Nhớ ai/ reo/ khóc/ sầu/ tơi/ bấy chầy

(Nhớ ai) Từ ta/ trở lại/ Sơn Tây

Con đờng/ Nam/ Bắc/ ít ngày/ vãng lai (Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng)

Nếu nh nhịp chẵn của thể thơ lục bát thờng diễn tả sự thanh thoát, nhẹ nhàng thì nhịp lẻ kết hợp với với nhịp chẵn thờng diễn đạt một cái gì khúc mắc, tấm tức, không bình thờng.

Thể thơ song thất lục bát đợc hình thành trên cơ sở thể thơ lục bát và thể thơ bảy chữ vốn có sẵn trong thơ ca dân gian Việt Nam.

Qua gia công, thể song thất lục bát trở thành thể chính để viết các ca khúc ngâm. Nhng đã đạt đến mức hoàn thiện, với các tác phẩm của Nguyễn Du (Văn tế thập loại chúng sinh), của Nguyễn Gia Thiều (Cung oán ngâm khúc), với bản dịch của Đoàn Thị Điểm (Chinh phụ ngâm), của Phan Huy Vịnh (Tỳ bà hành). Dùng thể song thất lục bát, các nhà Nho yêu nớc đã viết nên những lời thơ bi hùng, thống thiết nh trong “Đề tỉnh quốc dân ca”.

ở thể thơ song thất lục bát, Tản Đà cũng có những thành công đáng kể. Có những bài song thất lục bát của Tản Đà không theo trình tự thông th- ờng của thể thơ:

Ngời đâu cũng giống đa tình, Ngỡ là ai lại là mình với ta Mình với ta tuy hai nhng một Ta với mình tuy một mà hai

(Nói chuyện với ảnh)

Bài thơ lẽ ra phải hai câu thất đứng đầu thì là hai câu lục, cuối cùng mới là câu thất. Đây là một biến thể của song thất lục bát gọi là lục bát gián thất. Có một số bài thơ nh “Th đa ngời tình nhân có quen biết”, “Th đa ngời tình nhân không quen biết”... thì mở đầu bài thơ bao giờ cũng là bốn câu thất.

Nhịp ở hai câu thất thờng là nhịp 3/4 hoặc 3/2/2 thế nhng, có những câu thơ của Tản Đà, nhịp lại có sự phá cách:

Vợ/ chồng/ con/ hoà hợp/ một đoàn Chàng/ chàng hỡi/ tri âm/ từ thuở Nỗi sinh nhai/ rìu/ búa/ bếp lò.

(Vợ chồng ngời đốt than)

Nhịp thơ ngắn, không cân đối để diễn tả cuộc sống sinh nhai, vất vả của vợ chồng ngời đốt than.

Câu 8 thờng có nhịp 4/4 hoặc 2/2/2/2 thế nhng có những 8 nhịp thơ rất độc đáo, nhịp lẻ chẵn đan xen:

- Tây/ nho/ chữ nghĩa/ không thua/ chi đời - Cũng trăm/ nghìn/ vạn/ bạc đồng/ trong tay.

(Vợ chồng ngời đốt than)

Từ trớc tới nay, cùng với thể thơ song thất lục bát, thể lục bát chủ yếu thực hiện chức năng kể chuyện của mình thì đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX

“lục bát có đủ các điều kiện để chuyển mình sang nhận chức năng trữ tình làm chức năng chủ yếu” [48; 164]. Rõ ràng, Tản Đà là ngời đã biết tìm đến với thể lục bát và song thất lục bát của dân tộc, vận dụng sáng tạo để truyền tải tình cảm, nỗi lòng, cảm xúc của thi nhân. Những vần thơ lục bát của Tản Đà mợt mà, đằm thắm, thấm đợm hồn thơ dân tộc. Qua Tản Đà sức sống mãnh liệt của thể loại này càng đợc chứng tỏ mãnh liệt và sâu sắc hơn.

2.1.2.3. Phong dao, sẩm và hát nói

Với vốn am hiểu sâu sắc các loại hình văn học dân gian và nghệ thuật diễn xớng dân gian, Tản Đà đã sáng tác rất nhiều bài hát theo các thể loại ca hát dân gian nh: ca lý, đò đa, sẩm chợ, cổ bản, hát dặm, phong dao... Hầu hết các bài đợc sáng tác với hình thức ca dao, dân ca của Tản Đà đều rất thành công. Nếu nh ngôn ngữ của văn học dân gian đã đợc nhiều nhà Nho tiếp thu và vận dụng một cách tài tình nh Nguyễn Du, Hồ Xuân Hơng, tới á Nam Trần Tuấn Khải đạt tới mức độ cao; nhng vận dụng thành công trong sự nghiệp sáng tác thi ca của mình thì chỉ có Tản Đà là sâu sắc, tinh tế và độc đáo nhất. Thi sĩ Tản Đà đã sáng tác đợc rất nhiều bài phong dao, sẩm, hát nói trong đó có nhiều bài đã đợc truyền tụng một cách rộng rãi, đặc biệt là nhân dân lao động.

Phong dao và sẩm chợ là những bài hát dân ca. Sẩm chợ là hát theo lối hát sẩm, phong dao là những bài hát không có làn điệu nhất định, lời của phong dao và sẩm chợ thờng là những bài ca dao, dân ca đợc làm theo thể lục bát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hát nói có thể coi là biến thể của hai thể thơ lục bát và song thất lục bát. Gọi là hát nói vì từ những câu mỡu, câu hãm ở cuối bài và những đoạn thơ bằng chữ Hán hay chữ Nôm xen vào giữa những câu hát, nó bao gồm những câu nửa nh nói, nửa nh hát.

Khảo sát 148 bài thơ trong tuyển tập thơ của Tản Đà, chúng tôi thấy: phong dao 5 bài (3,3%), sẩm 4 bài (2,7%), hát nói 4 bài (2,7%).

Những bài phong dao của Tản Đà phần lớn đều không có đầu đề. Nó hầu hết đợc đặt theo thể thơ lục bát. Có những bài thơ làm theo biến thể của lục bát. Có câu lục số tiếng đã đợc kéo dài ra:

Ai làm cho con cuốc kêu hè, Kêu đêm nghe chán, lại nghe kêu ngày.

Cũng có những bài phong dao của ông là dung hợp của hai thể nói lối và lục bát:

Con đóm lên giời,

Gặp em đây anh dặn mấy nhời,

Ba sinh hơng lửa muôn đời chớ quên.

Bố cục của những bài phong dao có bài thể phú: Trời ma sắn ống cao quần,

Hỏi cô bán thuốc nhà gần hay xa.

Có bài sáng tác theo lối thể tỉ của ca dao, để khuyên răn những kẻ dại khờ, ngốc nghếch:

Ai xui con cá cắn mồi,

Ai xui thằng phỗng ra ngồi trời ma,

Có bài làm theo thể hứng là lối liên hệ có ngụ ý sâu xa, thấy ngoại cảnh mà có hứng muốn nói lên nỗi lòng mình:

Đờng đi nho nhỏ, Bờ cỏ xanh xanh.

Không duyên, không nợ, không tình Đồng không quãng vắng sao mình gặp ta?

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thể lục bát cùng giọng văn đầy tính triết lý mang hồn dân tộc đã làm cho những bài phong dao của ông trở thành chung cho tất cả mọi ngời, khiến ta không biết đó là sản phẩm của dân gian hay của Tản Đà. Ví dụ trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao, ông đã sử dụng toàn bộ lời ca phong dao của Tản Đà mà nhân vật Từ hát ru con: “Ai làm cho khói lên trời”.

Các bài làm theo điệu sẩm của Tản Đà nh: “Con chim khôn”- viết về những ngời đẹp vì đồng tiền mà đi lấy Tây trắng, Tây đen, nhà thơ đã dùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ tản đà (Trang 30 - 37)