VI. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Những biểu hiện cách tân
Cách tân là “thực hiện việc tổ chức lại, tái thiết theo cách mới đối với tất cả những gì từng đợc các thế hệ trớc nắm vững, đề xuất, sử dụng. Bản thân việc các nghệ sĩ ở thời hiện tại khai thác kinh nghiệm từ di sản đã mang tính cách tân, bởi vì việc khai thác ấy bao giờ cũng mang tính chọn lọc... ở
những dạng gây tranh luận nhất, sự cách tân thờng bác bỏ truyền thống gần, nhằm vào những tầng sâu hơn, xa hơn của truyền thống. Biểu hiện cao nhất, qui mô nhất của sự cách tân là làm nảy sinh trong quá trình văn học những giá trị hoàn toàn mới, cha từng có, mang ý nghĩa lịch sử toàn thế giới” [3; 339].
Đầu thế kỷ XX, nền văn học cũ đi đôi với đà suy tàn của giai cấp phong kiến. Từ thực tế lịch sử xã hội, các nhà thơ Mới đã muốn tìm một hình thức mới cho thơ ca bằng hai hớng: một là vẫn sử dụng hình thức cũ nhng tránh bớt sự ràng buộc khắt khe của nó; hai là, tìm về với những hình thức mà nguồn gốc hoặc của dân tộc, hoặc không của dân tộc (nh thể từ của Trung Quốc). Nhng đều là hình thức có khả năng chứa đựng một nội dung tình cảm, phong phú và tự do hơn.
Có thể nói, Tản Đà là ngời thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Giữa lúc thơ Việt Nam đang khô khan, tù túng trong khuôn khổ của lễ nghi, đạo đức; giữa lúc thơ Nam Phong trị vì một cách bệ vệ, dùng những tiếng lớn nói những chuyện con, diễn những ý sáo bằng những lời sáo hơn bội phần; giữa lúc trống rỗng và buồn tình, Tản Đà đa tới cho thi đàn Việt Nam một hồn thơ mới với một hình thức thể hiện mới.
Lần đầu tiên, ngời ta đợc nghe một giọng nói dịu dàng, trong trẻo, nhẹ nhõm có duyên, ngời ta thấy một tấm lòng thực thà hé mở và ngời ta đợc cảm động. Lễ nghi, đạo đức trói buộc con ngời Việt Nam trong bao lâu, hồn thơ ngột ngạt giữa gông cùm, trái tim bị đè nén không dám đập, cuộc sống thu chật lại giữa khuôn phép. Tản Đà dám vơ vẩn, dám mơ mộng, dám cho trái tim và linh hồn có quyền đợc sống cái đời riêng của chúng, cái đời phóng khoáng nh “gió trăng mây núi”:
Cái giống yêu hoa lạ lạ đời, Mắt xanh cha lọt đã mê tơi.
Tản Đà vẫn sử dụng hầu hết các thể loại quen thuộc trong thơ ca truyền thống. Đổi thay cơ bản mà Tản Đà là lồng những nội dung mới vào trong những cái cũ đã đợc cách tân, thay đổi cho phù hợp. Tản Đà một mặt vẫn sử dụng hình thức thơ Đờng luật, một mặt vẫn tuân thủ những luật lệ nghiêm ngặt của nó, nhng đồng thời ông lại phá bớt đi cái không khí trang nghiêm mẫu mực của thể loại thơ này để da vào thơ ca của mình cái chất tự nhiên, dung dị, mộc mạc, phóng khoáng.
Bài thơ “ Nhớ chị hàng cau” có giọng điệu cời cợt rất dân gian kết hợp với những từ: đâm nhớ, trùm hum, lún phún... cùng với cách diễn tả tự nhiên nh câu nói, câu hỏi chuyện: “khoảng mấy năm trời ở những đâu?”, tất cả ngôn ngữ đó làm thơ luật Đờng bát cú trở nên gần gũi và bị phá hết vẻ nghiêm khắc, trang trọng, đài các vốn có của thể loại thơ này. Xác nhận những đóng góp cách tân, mới mẻ của Tản Đà trong văn học, Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết: “Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời hơn 20 năm trớc đã có giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kỳ đơng sắp sửa” [44].
Truyền thống hay cách tân, dân tộc hay hiện đại, những cái tiếp thu từ bên ngoài đều phải chịu sự thử thách, sự sàng lọc của cuộc sống. Trong văn chơng, dờng nh điều đó lại càng nghiệt ngã hơn. Sự nghiệp văn chơng của Tản Đà là một minh chứng cho những giá trị mới mẻ đợc thời gian thử thách và sàng lọc.
* Tiểu kết chơng II
Tản Đà đã kế thừa nhiều hình thức của thơ ca dân tộc. Ông đã làm cho nghệ thuật thơ của mình thêm duyên dáng, trong sáng, đã khéo léo kết hợp đợc vẻ tơi tắn, hồn nhiên giản dị của văn chơng dân gian với chất hoa lệ điêu luyện sẵn có của văn học cổ điển.
Toàn bộ tác phẩm của Tản Đà nhìn chung có lắm vẻ, nhiều màu, phong phú cả về hình thức và nội dung. Ông là ngời thứ nhất của thời tàn cuộc Nho học đóng góp nhiều trong việc vun bón nền văn học dân tộc tiến lên. Tản Đà là nhà thơ “giao tiếp” giữa thế hệ thi ca cổ điển và thế hệ của các nhà Thơ Mới.
Chơng 3 : Đặc điểm ngữ nghĩa của ngôn ngữ thơ Tản Đà
Dẫn nhập
Hệ thống các phơng tiện biểu hiện nghệ thuật trong thơ của Tản Đà vô cùng đa dạng và phong phú. Ông sống phóng khoáng, ngông nghênh trong
cuộc đời nên hình thức nghệ thuật nào cũng nhằm bổ sung để làm nổi rõ cá tính độc đáo của nhà thơ. Do đó, cá tính con ngời của nhà văn đợc bộc lộ một cách toàn diện thông qua hình thức nghệ thuật của ngôn ngữ.