Lớp từ Hán-Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ tản đà (Trang 61 - 63)

VI. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Lớp từ Hán-Việt

Từ Hán - Việt trong thơ của Tản Đà là 941 từ (6,6% tổng số từ). Để tránh sự nôm na, bình dị trong việc dùng ngôn ngữ bình dân, Tản Đà sử dụng những từ ghép Hán- Việt. Phần lớn là những từ quen thuộc, có nghĩa liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con ngời. Vì thế, từ Hán - Việt không xa lạ với ngời nghe, lại tạo nên vẻ đẹp thanh tú, tao nhã, đặc biệt là tạo đợc cảm xúc thẩm mỹ.

Tần số của từ Hán - Việt mà Tản Đà dùng nhiều lần nh: thiên hạ, nhân

tình, thế thái, quân tử, phong lu, văn chơng, tình nhân, tri kỷ, vận mệnh, tơng t, giang san, hồng nhan... Lớp từ Hán- Việt mà Tản Đà dùng bộc lộ một phần

t tởng, quan niệm, lý tởng sống của nhà thơ về vận nớc, về nhân sinh quan tr- ớc cuộc đời.

Khi dùng từ Hán- Việt, tác giả thờng đi kèm với từ thuần Việt. Nhờ đó, câu thơ vừa có âm hởng sang trọng, gần gũi đời thờng. Ví dụ:

Bốn phơng mây nớc ngời đôi ngả Hai chữ tơng t một gánh sầu

(Tơng t)

Đọc hai câu thơ này, ta thấy nỗi buồn mơ mộng và vô định. Hàng loạt từ bình dân “bốn phơng”, “mây nớc”, “ngời”, “đôi ngả”, “hai chữ”, “một gánh” để chỉ những sự vật và hiện tợng bình thờng trong cuộc sống. Hai từ Hán- Việt “tơng t” và “sầu” đã làm cho câu thơ có hồn hơn, có sức nặng hơn và nó tạo cảm xúc thẩm mỹ do sự kết hợp giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát của từ.

Nhìn chung khi cần thi vị hoá hiện thực, làm cho hiện thực đợc miêu tả bớt vẻ mộc mạc, thô ráp thì Tản Đà dùng từ Hán- Việt:

Cuộc trần thế công danh chẳng thiết

áng phong lu huê nguyệt đã thừa

Những từ Hán- Việt nh: “trần thế”, “công danh”, “phong lu”, “huê nguyệt” có tính trang trọng, đa nghĩa, để nói đến những điều lớn lao trong t tởng của tác giả, đồng thời tăng tính hàm xúc, cô đọng, không rơi vào nôm na, dễ dãi.

Để thể hiện cuộc sống bình thờng của con ngời thì không có phơng tiện nào biểu hiện hơn từ bình dân. Nhng xng tụng hay miêu tả thiên nhiên thì từ Hán-Việt “nghe sang và kêu” hơn:

- Lá đào rơi rắc lối thiên thai - Nửa năm tiên cảnh

Một phút trần ai

(Tống biệt)

Từ Hán- Việt đã làm cho cảnh thiên nhiên đẹp, mỹ lệ nh chốn “bồng lai tiên cảnh” của những bài cổ thi xa.

Hay từ Hán- Việt khi đi với từ láy lại không hề gò gẫm, trái lại rất tự nhiên nh trong câu:

Ai tri âm đó nhận mà coi

Ngàn mây biếc long lanh đáy nớc

(Th đa ngời tình nhân không quen biết) Câu thơ vừa có cảnh vừa có tình, từ Hán - Việt “tri âm” nói về tình cảm thiêng liêng, thắm thiết của con ngời; từ láy “long lanh” nói về vẻ đẹp của mặt nớc rất bình dị gần gũi. Tản Đà đã biết dùng sắc thái nghĩa khác nhau của những lớp từ khác nhau để diễn tả những điều khác nhau.

Từ Hán- Việt mang tính bác học và cổ điển của văn chơng xa. Chính vì thế, từ Hán- Việt có nghĩa hàm súc, cô đọng. Trái lại, thành ngữ lại nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ dễ thuộc. Hai phong cách của hai lớp từ khác nhau đã đ- ợc Tản Đà vận dụng tạo thành một chỉnh thể ý nghĩa trong câu thơ:

Yêu nhau chẳng lọ thề bồi

Kẻ Nam ngời Bắc ngậm ngùi nhớ thơng

(Phong dao)

Từ Hán- Việt “thề bồi” thờng để nói đến tình cảm khăng khít đợc đất trời chứng giám cho tình yêu của đôi trai gái. Nhng tình yêu của đôi trai gái này thật đặc biệt, họ không “thề non hẹn ớc” với nhau, thế nhng ta vẫn bắt gặp trong câu thơ những tình cảm gắn bó, tha thiết. Bởi thành ngữ “kẻ Nam ngời Bắc” chỉ không gian mà hai ngời yêu nhau phải sống. Nhng họ vẫn “một lòng một dạ” “ngậm ngùi nhớ thơng” nhau.

Ngôn ngữ trong thơ của Tản Đà bên cạnh vẻ nâu sồng, mộc mạc do lớp từ bình dân tạo nên thì nó còn toát lên sự thanh tao, trang trọng của một ẩn sĩ. Chúng ta bắt gặp đặc điểm này bởi vì ngoài từ bình dân, Tản Đà còn sử dụng một loạt từ Hán - Việt mà trong thơ bao giờ chúng cũng tạo nên vẻ sang trọng, đài các.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ tản đà (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w