24 K4 Đ4 LDN
3.2.4 Cổ phần đƣợc quyền chào bán
Đ 84 - LDN 2005 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập nhƣ sau : các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .
Theo K2 - Đ96 - LDN 2005 về các quyền của đại hội đồng cổ đông thì : đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần , tổng số cổ phần của từng loại đƣợc quyền chào bán .
Mối liên hệ giữa vốn điều lệ với quy định về tỉ lệ nắm giữ cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đƣợc hiểu nhƣ thế nào ? Có phải là khi thành lập công ty thì cổ đông sáng lập phải nắm giữ 20% vốn điều lệ nhƣ đa số ngƣời vẫn nghĩ không?
Quyền quyết định tổng số cổ phần phổ thông đƣợc quyền chào bán là thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông (khi công ty thành lập thì đại hội đồng cổ đông chính là các cổ đông sáng lập) vì vậy họ có thể quyết định đăng ký số vốn điều lệ rất lớn so với vốn thực góp. Để phù hợp với quy định của pháp luật họ thoả thuận với nhau vốn điều lệ sẽ không phải chỉ là các cổ phần phổ thông đƣợc quyền chào bán mà sẽ gồm cả : cổ phần ƣu đãi và cổ phần phổ thông không đƣợc quyền chào bán, trong đó cổ phần phổ thông đƣợc quyền chào bán có tỉ lệ ít hơn và do đó số cổ phần thực mua của họ có thể rất ít so với vốn điều lệ .
Ví dụ : Cty A quy định đăng ký vốn điều lệ với tổng số cổ phần các loại nhƣ sau :
VĐL : 10 tỉ = 1 triệu cổ phần có mệnh giá mỗi cổ phần là 10 nghìn đồng. Trong đó
Loại CPPT = 800 nghìn cổ phần = 8 tỉ
Đại hội đồng cổ đông gồm các cổ đông sáng lập quyết định trong tổng số 800 nghìn cổ phần phổ thông đó chỉ đƣợc quyền chào bán 200 nghìn cổ phần mà thôi (tƣơng đƣơng với giá trị 2 tỉ đổng), và họ quyết định góp vốn mua cổ phần theo đúng mức tối thiểu theo luật quy định là 20% tổng số cổ phần phổ thông đƣợc quyền chào bán là 40 nghìn cổ phần = 400 triệu . So với mức vốn điều lệ 10 tỉ thì số vốn cổ phần thực góp của họ là quá ít .
Từ sự phân tích trên ta thấy cách quy định của luật doanh nghiệp không thực sự rõ ràng dễ gây hiểu lầm cho nhà đầu tƣ cũng nhƣ các đối tác của công ty cổ phần.
Chúng ta sẽ phân tích điều đó dựa trên cơ sở phân tích mục đích của các nhà lập pháp :
- Nếu nhà lập pháp có mục đích ngăn chặn việc các cổ đông sáng lập đăng ký khống vốn điều lệ quá lớn trong khi vốn đầu tƣ ban đầu của công ty lại không tƣơng xứng thì theo nhƣ phân tích trên mục đích đó đã không đạt đƣợc.
- Nếu nhà lập pháp có mục đích tạo sự chủ động , linh hoạt cho công ty, khuyến khích mọi ngƣời ra đầu tƣ kinh doanh dù không có nhiều vốn thì việc quy định tỉ lệ 20% là không thực sự rõ ràng dễ dẫn đến sự hiểu nhầm của ngay chính các nhà đầu tƣ thậm chí cả các đối tác , khách hàng khi hợp tác làm ăn với công ty ( thực tế hiện nay đa số vẫn cho rằng khi muốn thành lập công ty cổ phần thì phải góp ít nhất 20% số vốn điều lệ).
- Việc quy định nhƣ vậy chỉ có giá trị trong việc phân quyền cho Hội đồng quản trị trong quyền quyết định đối với tổng số cổ phần phổ thông có quyền chào bán mà hoàn toàn không có giá trị trong việc quy định tỉ lệ góp vốn ban đầu của cổ đông sáng lập.
Nếu nhà làm luật muốn dùng tỉ lệ 20% để khống chế mức đăng ký vốn điều lệ dựa trên số vốn thực góp thì không nên phân biệt số cổ phần có quyền chào bán mà phải coi tất cả số cổ phần của công ty khi đăng ký , thỏa thuận trong điều lệ công ty đều có quyền chào bán và luật phải quy định rõ điều đó.
Nếu quy định nhƣ hiện nay thì không nên quy định tỉ lệ 20% nữa mà chỉ cần quy định có ít nhất ba cổ đông nắm ít nhất ba cổ phần là có thể đăng ký thành lập công ty cổ phần .