Chủ thể góp vốn thành lập công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 102 - 105)

24 K4 Đ4 LDN

3.2.3 Chủ thể góp vốn thành lập công ty cổ phần

Nhằm khuyến khích mọi ngƣời ra kinh doanh, phát huy mọi tiềm năng, sức sản xuất của xã hội, pháp luật về doanh nghiệp ngày càng đƣợc hoàn thiện phát triển dựa trên tƣ tƣởng "người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm"

Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua quy định về quyền thành lập , góp vốn , mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo đó : Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức , cá nhân nƣớc ngoài đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp trừ các trƣờng hợp sau :

a) Cơ quan nhà nƣớc, đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nƣớc để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nƣớc, trừ những ngƣời đƣợc cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp khác;

đ) Ngƣời chƣa thành niên; ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Ngƣời đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

Hầu hết các đối tƣợng trên đều đƣợc góp vốn mua cổ phần của công ty cổ phần trừ hai trƣờng hợp là :

a) Cơ quan nhà nƣớc, đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nƣớc góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tƣợng không đƣợc góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Đối với việc góp vốn mua cổ phần của cán bộ công chức thì pháp luật chỉ quy định cấm đối với ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những ngƣời đó trong những ngành nghề mà ngƣời đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nƣớc.( K2 - Đ1 - PL sđbx 1 số điều của pháp lệnh cán bộ công chức ngày 28/9/2000)

Đối với năm loại đối tƣợng còn lại luật chỉ quy định cấm góp vốn thành lập công ty cổ phần mà không cấm góp vốn mua cổ phần khi công ty đó đã đƣợc thành lập. Nhƣ vậy luật đã phân tách địa vị của hai loại cổ đông là cổ đông sáng lập và cổ đông góp vốn sau này mặc dù về bản chất họ đều là cổ đông góp vốn mua cổ phần của công ty tạo nên vốn cổ phần của công ty và thực tế Luật cũng không có điều khoản riêng quy định quyền lợi của cổ đông sáng lập để phân biệt với cổ đông phổ thông.

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại cho các đối tƣợng này góp vốn mua cổ phần mà lại cấm không cho góp vốn thành lập công ty phải chăng tƣ duy của nhà làm luật theo hƣớng là cứ cổ đông sáng lập thì phải tham gia quản lý công ty. Điều này hoàn toàn không đúng bởi vì dù là cổ đông sáng lập nhƣng vẫn có thể không tham gia vào việc quản lý công ty khi đó trừ điều kiện hạn chế

có trƣờng hợp cổ đông sáng lập chỉ sở hữu loại CPƢĐ và nhƣ vậy họ không hề tham gia vào điều hành cũng nhƣ quản trị công ty.

Nên chăng pháp luật nên thu hẹp đối tƣợng thuộc diện cấm không đƣợc thành lập, tham gia thành lập công ty cổ phần, chỉ là các đối tƣợng bị cấm góp vốn vào công ty cổ phần thôi.

Ví dụ: đối với đối tƣợng là cán bộ công chức thuộc diện đƣợc góp vốn vào công ty cổ phần thì không nên cấm việc tham gia vào thành lập công ty Những lý do không nên cấm việc tham gia thành lập công ty cổ phần đối với đối tƣợng là cán bộ công chức không thuộc diện bị cấm góp vốn vào công ty cổ phần

1. Vẫn cho phép góp vốn mua cổ phần thì không thể hoàn toàn tránh khỏi việc bị phân tâm đƣợc, hơn nữa pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi không thể dùng pháp luật để điều chỉnh tƣ tƣởng , suy nghĩ đƣợc nên việc ngăn ngừa cán bộ công chức phân tâm là không khả thi.

2. Huy động đƣợc sức lực, tài trí và nguồn vốn của một bộ phận dân cƣ có mặt bằng dân trí và của cải cao hơn mức trung bình của toàn xã hội. Không cấm sẽ khuyến khích họ mạnh dạn hơn trong việc bỏ nguồn vốn nhàn rỗi của mình vào đầu tƣ kinh doanh.

3. Cùng với việc không ngăn cấm thì chúng ta sẽ hoàn thiện khung pháp luật về xem xét trách nhiệm của cán bộ công chức, nâng cao cơ chế giám sát, nếu có biểu hiện tƣ lợi dùng tài sản, thời gian của nhà nƣớc vào việc tƣ hoặc không hoàn thành nhiệm vu, trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc thì sẽ bị xem xét ngay trách nhiệm hành chính hoặc hình sự

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)