TĂNG, GIẢM VỐN

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 54 - 57)

5 K9 Đ4 –LDN

1.2.6TĂNG, GIẢM VỐN

Tăng , giảm vốn của công ty cổ phần là việc công ty do nhu cầu hoặc do tình hình kinh doanh tiến hành đăng ký tăng hoặc giảm vốn điều lệ của mình so với mức vốn đăng ký ban đầu.

Trong quá trình hoạt động , vốn điều lệ của công ty có thể bị ảnh hƣởng bởi kết quả kinh doanh, bởi nhu cầu mở rộng hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc nhu cầu đầu tƣ dự án, tất cả những vấn đề đó sẽ làm cho vốn kinh doanh của công ty bị biến động tăng lên hoặc giảm đi và xét về phƣơng diện pháp lý với tính chất quan trọng của mình vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ đƣợc pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh trong trƣờng hợp có biến động tăng hoặc giảm .

1.2.7 QUẢN LÝ VỐN

Quản lý vốn của công ty cổ phần xét về phƣơng diện pháp lý là việc Nhà nƣớc quy định những trƣờng hợp không đƣợc phép làm của công ty cổ phần đối với vốn của công ty do ảnh hƣởng đến quyền lợi của chủ nợ cũng nhƣ việc bảo đảm các nghĩa vụ của công ty.

Đối với công ty cổ phần , hiện nay Nhà nƣớc không can thiệp quá sâu vào quá trình quản lý , sử dụng vốn của công ty để đảm bảo phát huy tính tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn của công ty bởi vậy chỉ những trƣờng hợp nhất định đƣợc pháp luật mới điều chỉnh quá trình quản lý vốn của công ty cổ phần.

1.2.8 CẤU TRÚC VỐN

Cấu trúc vốn hay cơ cấu vốn là cấu trúc đƣợc thiết lập theo tỉ số giữa nợ vay/vốn cổ phần (debt/equity ratio)

Trong giai đoạn thành lập công ty, cấu trúc vốn chƣa đƣợc nhắc tới nhiều bởi trong giai đoạn nay vốn kinh doanh của công ty chỉ có thành phần vốn cổ phần do các cổ đông sáng lập góp. Thành phần vốn cổ phần này tạo cơ sở vật chất ban đầu nay để thành lập công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh ban đầu. Trong giai đoạn thành lập, công ty chƣa tạo đƣợc danh tiếng, thƣơng hiệu nên không thể huy động đƣợc nguồn vốn vay để đầu tƣ đƣợc.

Trong quá trình hoạt động khi công ty bắt đầu ổn định và tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng của mình thì nếu cần vốn để thực hiện các dự án của mình thì nó sẽ tiến hành huy động vốn trong đó có cả nguồn vốn vay( nguồn vốn tín dụng). Tuỳ theo nhu cầu về vốn tình hình kinh doanh, tính khả thi của dự án mà công ty tính toán để huy động đƣợc một lƣợng vốn nhất định lƣợng vốn này bao gồm cả vốn tự có và vốn vay, nó cần phải tính toán xem vốn tự có là bao nhiêu và vốn vay la bao nhiêu điều này sẽ tạo nên tỉ lệ giữa vốn tự có và vốn vay.

Đối với công ty cổ phần cách thức thông thƣờng nhất khi quyết định gọi hùn vốn để đầu tƣ cho dự án của mình là phát hành chứng khoán dựa vào cấu trúc vốn mà công ty đã xác định hoặc dự tính rằng nó cần đạt đƣợc cấu

quyết định phát hành bao nhiêu chứng khoán mỗi loại (cổ phiếu hoặc trái phiếu).

Cấu trúc vốn đƣợc công ty hƣớng tới đó sẽ là cấu trúc dựa trên khả năng làm ăn mang lại lời lãi thực sự hay dự trù của dự án nhiều hơn là dựa trên tài sản của công ty. Tất nhiên cấu trúc vốn đó phải thuyết phục đƣợc nhà đầu tƣ để có thể huy động vốn đạt đƣợc nhƣ mong muốn.

Cấu trúc vốn có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh của công ty nếu cấu trúc vốn cao tức là nó có quá nhiều nợ thì nó sẽ gặp rủi ro lớn trong trƣờng hợp hoạt động kinh doanh cuả công ty đi theo chiều hƣớng xấu ngƣợc lại lợi nhuận thu đƣợc sẽ lớn nếu công ty làm ăn có hiệu quả.

Nếu cấu trúc vốn thấp tức là công ty có ít nợ thì công ty dễ bị thiếu vốn và dễ đánh mất cơ hội kinh doanh kiếm lời bằng tiền của ngƣời khác.

Trong những năm 70 tỉ lệ số tiền vay của một công ty chế tạo trung bình ở Nhật so với vốn cổ phần sấp sỉ 2:1;còn ở Mỹ là 0,5:1 . Chính do cấu trúc vốn của Nhật cao nhƣ vậy nên tỉ lệ % lợi nhuận so với vốn cổ phần ở Nhật cao hơn ở Mỹ. Ở Nhật, số tiền lãi thu đƣợc sau khi trừ thuế so với vốn cổ phần là 20% còn ở Mỹ chỉ đạt từ 10-15%.[22,Tr36]

Việc phân tích cơ cấu tài chính của mỗi công ty không chỉ cho thấy điểm mấu chốt liên quan đến những vấn đề tài chính thuần tuý để công ty có thể tạo đƣợc một cấu trúc vốn hợp lí hiệu quả mà còn để có thể thiết lập đƣợc những luật lệ nhất định đối với cổ đông và trái chủ cũng nhƣ xác định quyền hạn của hội đồng quản trị của công ty, bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tƣ vào công ty. Hiện nay trong pháp luật doanh nghiệp vấn đề cấu trúc vốn của công ty cổ phần vẫn chƣa đƣợc quy định cụ thể nên khó có thể thấy đƣợc sự liên quan giữa cấu trúc vốn với việc xác định phân chia quyền hạn trong tổ chức bộ máy của công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 54 - 57)