THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 57 - 60)

5 K9 Đ4 –LDN

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

phạm pháp luật quy định về vốn của công ty cổ phần. Có thể nói đây là một nội dung vô cùng quan trọng và phức tạp trong pháp luật doanh nghiệp, bởi vậy việc nghiên cứu chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần cũng đặt ra những yêu cầu bức thiết , đặc biệt là đối với mô hình công ty cổ phần là mô hình công ty đại chúng phổ biến trên thế giới và trong tƣơng lai sẽ là loại mô hình công ty đƣợc thành lập phổ biến nhất ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Khung pháp lý về công ty cổ phần lần đầu tiên đƣợc quy định trong luật công ty 1990 - đây là đạo luật đầu tiên của Việt Nam chính thức quy định về loại hình công ty cổ phần; Luật doanh nghiệp 1999 ra đời thay thế luật công ty 1990 đã đem lại những thay đổi lớn trong nhận thức của xã hội, đem lại hiệu quả kinh tế lớn thúc đẩy sức sản xuất, lao động của ngƣời dân, cổ vũ tinh thần kinh doanh, tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ, tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, chế độ quản lý tiền kiểm đã chuyển sang hậu kiểm…9

và hiện nay là luật doanh nghiệp 2005 - là văn bản pháp luật mới nhất đƣợc ban hành trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp thay thế luật doanh nghiệp 1999 điều chỉnh chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần , Luật doanh nghiệp 2005 tiếp tục phát huy những ƣu điểm của luật doanh nghiệp 1999 và tiến thêm một bƣớc nữa trong việc tạo sân chơi bình đẳng cho

tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu , trong đó hình thức đa sở hữu theo mô hình công ty cổ phần đã xác định đƣợc đúng vị trí tầm quan trọng vốn có của nó. Nếu nhƣ luật doanh nghiệp 1999 chỉ điều chỉnh đối với thành phần kinh tế tƣ nhân trong nƣớc thì luật doanh nghiệp 2005 đã tiến tới quy định chung cho cả thành phần kinh tế nƣớc ngoài. Luật doanh nghiệp 2005 đƣợc kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên bƣớc biến chuyển mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn mạnh mẽ hơn nữa.

Ngoài ra chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần còn đƣợc quy định trong một số các văn bản pháp luật khác mới đƣợc ban hành nhƣ Luật chứng khoán 2006, luật sở hữu trí tuệ 2006, luật dân sự 2005 ; các văn bản dƣới luật nhƣ NĐ 03/2000/NĐ - CP ngày 3/2/2000; Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999; Nghị định 85/2002/NĐ - CP ngày 25/10/2002…

Trong chƣơng này chúng ta sẽ phân tích thực trạng pháp luật về vốn của công ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 trong sự tƣơng quan so sánh với luật doanh nghiệp 1999 , luật công ty 1990 để hiểu đƣợc quá trình hoàn thiện, phát triển của chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần , đồng thời tìm hiểu thêm tại các văn bản pháp luật khác có điều chỉnh về vấn đề vốn của công ty cổ phần.

2.1 Vốn điều lệ

Luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa : "Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty" (K6 - Đ 4 ).

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là số vốn do các cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định. Tức là toàn bộ vốn điều lệ của công ty cổ phần phải đƣợc các cổ đông góp rồi hoặc chí ít là cam kết góp

trong thời hạn nhất định. Ta có thể suy luận là để hình thành nên vốn điều lệ của công ty cổ phần thì phải có các cổ đông góp vốn mua cổ phần hoặc đã cam kết mua hết số cổ phần của công ty rồi (các cổ đông này đã đƣợc xác định), và sau thời hạn nhất định đã cam kết đó thì toàn bộ số vốn điều lệ của công ty phải đƣợc góp hết, nhƣ vậy vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là số vốn thực góp của cổ đông , số vốn này đƣợc ghi vào điều lệ công ty để hình thành nên vốn điều lệ của công ty cổ phần. Tuy nhiên thực tế và ngay chính các quy định khác của luật doanh nghiệp lại không cho ta hiểu nhƣ vậy. Thật vậy K4 - Đ 84 - LDN 2005 quy định : "Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh"

Theo nhƣ quy định trên thì trong thời hạn ba năm số vốn điều lệ của công ty cổ phần phải đƣợc góp đủ, liệu điều nay có khả thi khi mà nhà làm luật cho phép các cổ đông sang lập đƣợc quyền tự đăng ký (chỉ giới hạn bởi điều kiện bắt buộc phải góp ít nhất 20% số CPPT đƣợc phép chào bán) và rõ ràng trong trƣờng hợp này thì chƣa thể xác định đƣợc cổ đông nào cam kết mua số cổ phần này nhƣng nó vẫn là một phần của vốn điều lệ công ty cổ phần. Chế tài trong trƣờng hợp công ty không bán hết số cổ phần đƣợc quyền chào bán đó trong thời hạn luật định cũng không đƣợc nhà làm luật dự liệu.

Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định số lƣợng cổ phần đƣợc quyền chào bán (Điểm b-K2-Đ96) , nhƣ vậy luật mới quy định bắt buộc phải góp trong thời hạn nhất định đối với loại cổ phần đƣợc quyền chào bán do đại hội đồng cổ đông quyết định trong tổng số cổ phần hình thành nên vốn điều lệ của công ty cổ phần mà thôi.

A, B, C thoả thuận cùng nhau góp vốn thành lập công ty cổ phần sau khi bàn bạc họ đã xác định các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ nhƣ sau:

Vốn điêu lệ của công ty là : 100 triệu đồng = 10.000 cổ phần , toàn bộ là cổ phần phổ thông có mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đông

A, B, C mỗi ngƣời đăng ký góp 10 triệu đồng mua 1.000 cổ phần phổ thông

Nhƣ vậy cả ba ngƣời là cổ đông sáng lập nắm giữ 30% số cổ phần phổ thông thoả mãn điều kiện cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập10

Câu hỏi đặt ra là công ty cổ phần trên có đƣợc đăng ký để thành lập không và ai cam kết g óp số CPPT còn lại? Thực tế là công ty đó vẫn đƣợc đăng ký thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp, và số cổ phần A, B, C chƣa đăng ký mua hết có thể trở thành số cổ phần có quyền chào bán ( theo quyết định của đại hội đồng cổ đông). Vậy ai là cổ đông đã cam kết mua số cổ phần đó để tạo nên mức vốn điều lệ của công ty cổ phần theo nhƣ định nghĩa , tức là số vốn đã đƣợc mua hoặc cam kết mua và ghi vào điều lệ công ty. Ở đây nó mới thoả mãn có một vế là đƣợc ghi vào điều lệ công ty còn vế "cam kết mua trong thời hạn nhất định " thực tế không đƣợc thoả mãn? Phải chăng định nghĩa về vốn điều lệ của công ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp khi gộp chung với định nghĩa vốn điều lệ của công ty TNHH vẫn chƣa bao quát đƣợc hết các vấn đề?

Định nghĩa về vốn điều lệ trong LDN 2005 so với LDN 1999 và luật công ty 1990 đã có bƣớc phát triển hơn trong việc tách riêng tên gọi các loại chủ thể góp vốn vào công ty TNHH và công ty cổ phần theo đó chủ thể góp vốn vào công ty TNHH đƣợc gọi là thành viên còn chủ thể góp vốn vào công ty cổ phần gọi là cổ đông. Trƣớc đây trong luật doanh nghiệp 1999 và luật công ty 1990 khi định nghĩa về vốn điều lệ ngƣời ta chỉ dùng thuật ngữ

10

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)