Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ , các khách hàng quan hệ lâu dài với công ty, trong một số lĩnh vực , ngành nghề nhất định mang tính nhạy cảm , vì sự an toàn của chúng đối với an sinh xã hội, Nhà nƣớc quy định muốn đƣợc thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề đó thì phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định . Đây đƣợc coi là điều kiện để thành lập công ty . Trong suốt quá trình hoạt động công ty càng phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn VPĐ nếu
không thì phải giải thể hoặc tuyên bố phá sản công ty . Công ty không đƣợc giảm mức VĐL xuống nhỏ hơn mức VPĐ .
Việc quy định mức vốn pháp định có ƣu điểm là đảm bảo đƣợc sự kiểm soát , quản lý của nhà nƣớc đặc biệt là trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhạy cảm. Tuy nhiên nó lại có nhƣợc điểm lớn là hạn chế khả năng ra kinh doanh của các nguồn lực trong nƣớc, không khuyến khích đƣợc ngƣời dân ra kinh doanh. Việc quản lý thông qua mức vốn pháp định có thể gây ra phiền hà trong thủ tục thành lập doanh nghiệp .
Các nƣớc theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa không quy định VPĐ theo lĩnh vực ngành nghề mà theo loại hình công ty , và chỉ quy định cho công ty đối vốn . Ví dụ : Đức CTCP (HG) : 100.000 DM CTTNHH(CMBH) : 50.000 DM Pháp CTCP( SA) : 25.000 FR CT TNHH (SARL) : 50.000 FR Italia CTCP ( SPA) : 1.000.000 live
CT TNHH ( SRC) : 50.000 live [3, Tr 35]
Hiện nay với sự xuất hiện của đồng tiền chung Châu Âu là đồng EURO thì đơn vị tính của mức vốn pháp định còn đƣợc tính theo đơn vị là đồng EURO.
Luật công ty ở hầu hết các nƣớc theo hệ thống pháp luật Anh, Mỹ không quy định bắt buộc về mức vốn tối thiểu. Theo quan điểm của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ việc không quy định mức vốn pháp định xuất phát từ những lý do sau:
- Con ngƣời có khả năng sáng tạo vô hạn , họ có khả năng kinh doanh bằng ý tƣởng, họ có thể vay vốn để thực hiện ý tƣởng đó. Thực tế đã chứng minh điều này đúng có rất nhiều nhà tƣ bản đi lên từ hai bàn tay trắng.
- Việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế họ coi trọng các thiết chế kinh tế đó là tƣ vấn, kiểm toán, luật sƣ, các thiết chế này phát triển đạt ở trình độ cao nên chủ nợ khách hàng có thể dựa vào đó để tự bảo vệ mình.
Về điểm này hiện nay pháp luật doanh nghiệp của ta có sự tƣơng đồng .
c) Cổ phần
Theo pháp luật Việt Nam thì đặc trƣng pháp lý quan trọng của công ty cổ phần là vốn điều lệ đƣợc chia ra nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Ở một số nƣớc theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ , ngƣời ta định nghĩa cổ phần là đơn vị để phân chia quyền sở hữu công ty. Do đó cổ đông không có mối liên hệ gì đến vốn điều lệ của công ty và ngƣời ta có thể phát hành loại cổ phần không có mệnh giá ( no-parstock). Việc định nghĩa cổ phần trong mối liên hệ với vốn điều lệ công ty có thể dễ gây nhầm lẫn cho nhà đầu tƣ và chủ nợ của công ty khi coi vốn điều lệ là tiêu chuẩn đánh giá thực trạng và khả năng thanh toán của công ty.
Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty cổ phần đƣợc thể hiện dƣới hình thức cổ phiếu. Theo quy chế tạm thời về việc mua cổ phiếu trong công ty cổ phần do Bộ tài chính ban hành thì cổ phần là số vốn tối thiểu mà một cổ đông tham gia đầu tư vào công ty cổ phần4. Các cổ phần có giá trị bằng nhau ai mua cổ phần thì đƣợc cấp giấy chứng nhận mua cổ phần gọi là cổ phiếu.