K1 Đ31 NĐ 88/2006 /NĐ-CP về đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 96 - 100)

của thực tiễn, nội dung của Luật Doanh nghiệp sau ra đời đã chứng tỏ sự kế thừa, hoàn thiện, đổi mới hơn so với bộ luật đƣợc thay thế trƣớc đó nhƣng cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, những bất cập nhất định.

Trên tinh thần đó thì định hƣớng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần là gắn liền với yêu cầu hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp liên quan đến quá trình hình thành, vận động vốn của công ty cổ phần. Vốn là cơ sở vật chất, là điều kiện pháp lý để công ty ra đời và tham gia vào thƣơng trƣờng. Nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh là nói tới qúa trình sử dụng vốn để thu lợi nhuận. Vì vậy, để cho công ty cổ phần hoạt động kinh doanh lành mạnh, đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế xã hội thì một trong những việc cần làm đó là phải hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp trong đó có chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần.

Việc hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần là nhu cầu tất yếu khách quan. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các quan hệ kinh tế cũng xuất hiện ngày một đa dạng hơn, mới mẻ hơn vì vậy đòi hỏi hệ thống pháp luật kinh tế cũng phải có những thay đổi thích ứng phù hợp với nó , chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần tất yếu cũng nằm trong quy luật đó đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta đang phát triển mạnh mẽ , loại hình công ty cổ phần là loại hình công ty đặc trƣng trong nền kinh tế thị trƣờng ngày càng đƣợc thành lập nhiều và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế.

Nhu cầu hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần xuất phát từ thực trạng pháp luật về vốn của công ty cổ phần. Từ những năm đổi mới đến nay Nhà nƣớc ta đã thực sự quan tâm đén việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp đƣợc thành lập, hoạt động tạo sức bật để phát triển nền kinh tế , điều đó thể

hiện qua việc Nhà nƣớc ta đã liên tiếp ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về doanh nghiệp thay thế nhau để điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp trong đó đặc biệt là loại hình công ty cổ phần, từ luật công ty 1990 đến luật doanh nghiệp 1999 và gần đây nhất là luật doanh nghiệp 2005 tuy nhiên do điều kiện nƣớc ta phải ban hành luật gấp rút để dáp ứng điều kiện gia nhập WTO nên luật doanh nghiệp 2005 đã đƣợc ban hành sớm hơn nhiều so với dự kiến trong chƣơng trình làm luật của Quốc hội, có lẽ chính vì thế mà ta thấy các quy định về vốn của công ty cổ phần so với luật doanh nghiệp 1999 không có nhiều điểm thay đổi , hoàn thiện hơn . Các vấn đề ta đã đƣợc phân tích ở Chƣơng 2 nhƣ khái niệm về vốn điều lệ của công ty cổ phần , khái niệm tài sản góp vốn , các quy định về chủ thể góp vốn , định giá tài sản góp vốn…là những vấn đề theo em cần đƣợc nghiên cứu hoàn thiện sửa đổi trong luật doanh nghiệp .

3.2 ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2.1 Về vốn điều lệ của công ty cổ phần

Luật doanh nghiệp đƣa ra định nghĩa chung về vốn điều lệ cho hai loại hình công ty là công ty TNHH và công ty cổ phần theo đó : "Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty" (K6 - Đ 4 ).

Việc định nghĩa chung về vốn điều lệ cho cả hai loại hình công ty khác nhau về bản chất huy động vốn đã gây ra bất cập và khó hiểu cho nhà đầu tƣ. Thực vậy theo nhƣ định nghĩa trên thì nhà đầu tƣ có thể hiểu vốn điều lệ của công ty cổ phần là số vốn thực góp của công ty nó đã đƣợc góp hoặc chắc chắn sẽ đƣợc góp trong một thời hạn cam kết nhất định . Tuy nhiên theo quy

định của các điều luật khác ngay trong luật doanh nghiệp về vốn của công ty cổ phần thì không thể hiểu nhƣ vậy.

Theo quy định của luật doanh nghiệp thì cổ đông sáng lập chỉ cần nắm giữ 20% tổng số cổ phần phổ thông đƣợc quyền chào bán và tất cả cổ phần đƣợc quyền chào bán phải đƣợc bán hết trong thời hạn ba năm kể từ ngày công ty đƣợc thành lập, tức là luật không hề bắt buộc ngay từ khi thành lập đã phải có cổ đông góp hết vốn điều lệ hoặc phải xác định đƣợc cổ đông nào cam kết mua hết cổ phần đƣợc quyền chào bán mà theo tinh thần của luật thì cho phép góp từ từ vốn điều lệ và tuỳ tình hình hoạt động kinh doanh công ty có thể chủ động bổ sung dần vốn điều lệ của mình.

Theo Tôi không thể dùng khái niệm chung về vốn điều lệ cho cả hai loại hình công ty TNHH và CTCP nhƣ hiện nay mà nên có khái niệm pháp lý riêng về vốn điều lệ của công ty cổ phần. Khái niệm này phải đƣợc đặt trong mối liên hệ với tổng số cổ phần của công ty cổ phần có nhƣ vậy mới thể hiện đƣợc đúng bản chất của công ty cổ phần.

Xin đề xuất định hƣớng cách định nghĩa về vốn của công ty cổ phần nhƣ sau :

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị danh nghĩa của toàn bộ cổ phần mà công ty dự định phát hành và được ghi vào điều lệ công ty.

Cùng với cách định nghĩa mới về vốn điều lệ nhƣ vậy thì chúng ta cũng cần xem xét lại khái niệm pháp lý về cổ phần . Cổ phần theo quy định tại K1- Đ77 - LDN thì là những phần bằng nhau của vốn điều lệ. Quy định nhƣ vậy không nói lên đƣợc bản chất pháp lý của cổ phần. Theo Tôi nên có một điều khoản riêng định nghĩa về cổ phần nhƣ sau : Cổ phần là những phần bằng nhau làm cơ sở để xác định phần quyền sở hữu đối với công ty cổ phần của

3.2.2 Về tài sản góp vốn vào công ty cổ phần

Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty24

.

Theo quy định trên thì các tài sản khác do các cổ đông thỏa thuận ghi vào điều lệ công ty đều trở thành tài sản góp vốn. Quy định nhƣ vậy góp phần nâng cao tính tự chủ, linh hoạt góp phần khuyến khích mọi ngƣời đƣa tài sản ra góp vốn làm ăn kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất xã hội. Tuy nhiên luật quy định theo phƣơng pháp liệt kê nhƣng cũng không quy định rõ điều kiện cần và đủ để một loại tài sản đƣợc thỏa thuận góp vốn vào công ty. Chính vì điều đó nên mới có chuyện hạn chế loại tài sản góp vốn vào công ty bởi những văn bản dƣới luật.

Đối với vấn đề này chúng ta nên quy định rõ ngay trong luật là : tài sản không cấm lƣu thông, thuộc sở hữu của ngƣời góp vốn đều có thể góp vốn vào thành lập công ty ( công ty đó cũng phải đủ điều kiện để đƣợc phép sở hữu tài sản đó)

Nhƣ đã phân tích ở trên, hiện nay trong pháp luật Việt Nam chƣa quy định một cách cụ thể, chi tiết về đối tƣợng góp vốn trong các công ty, đặc biệt là các công ty đối vốn nhƣ công ty cổ phần. Đây là vấn đề mang tính cốt lõi trong chế độ pháp lý về vốn của công ty. Chúng ta nên đặt lại vấn đề về khái niệm tài sản góp vốn vào công ty cổ phần theo hƣớng sau :

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)