Thủ tục chuyển quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 79 - 82)

5 K9 Đ4 –LDN

2.4.4 Thủ tục chuyển quyền sở hữu

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 thì tài sản góp vốn phải đƣợc chuyển quyền sở hữu cho công ty cổ phần. Thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn đƣợc chia làm hai loại theo đó :

- Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu , việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản

(K1-Đ29)

Theo quy định trên thì tài sản góp vốn vào công ty cổ phần phải đƣợc chuyển quyền sở hữu cho công ty cổ phần và thủ tục chuyển quyền sở hữu phải đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật . Trong phần này chúng ta xem xét thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với một số loại tài sản đặc biệt phải đăng ký nhƣ : quyền sử dụng đất , quyền sở hữu trí tuệ...

2.4.4.1 Thủ tục chuyển nhƣợng giá trị quyền sử dụng đất

Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào công ty cổ phần phải đƣợc lập thành hợp đồng góp vốn. Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất (sau đây

để hợp tác sản xuất , kinh doanh với cá nhân , pháp nhân , hộ gia đình , chủ thể khác theo quy định của bộ luật này và pháp luật về đất đai ( Đ 727 - BLDS 2006 )

Quyền sử dụng đất là tài sản phải đăng ký . Người nhận quyền sử dụng đất do hiệu lực của một hợp đồng góp vốn phải đăng ký quyền sử dụng đất ( Đ46 - Luật đất đai 2003) , công ty là ngƣời nhận quyền sử dụng đất , vì vậy công ty phải đăng ký quyền sử dụng đất, sau khi thực hiện thủ tục đăng ký công ty sẽ xác lập tƣ cách là ngƣời sử dụng đất trƣớc nhà nƣớc và ngƣời thứ ba theo đó : Pháp nhân công ty được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(K1b - Đ131 - Luật đất đai). Sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công ty có toàn quyền với tƣ cách là ngƣời sử dụng đất . Tuy nhiên khi xử lý trong trƣờng hợp chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì nguyên tắc quyền sở hữu của công ty không còn đƣợc tôn trọng thật vậy cả luật dân sự cũng nhƣ luật đất đai đều quy định về thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất và quyền được nhận lại quyền sử dụng đất đã góp khi hết thời hạn góp vốn (K3 -Đ730 - LDS; K4 - Đ131 - Luật đất đai) hoặc quy định cho phép chấm dứt việc góp vốn, cho phép chuyển nhƣợng, thừa kế đối với phần vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất. Ở đây pháp luật dân sự và đất đai đã không có sự phù hợ với pháp luật doanh nghiệp khi vẫn gắn ngƣời góp vốn vào công ty cổ phần với tài sản mà họ góp , không có sự phân tách rạch ròi giữa tài sản của công ty với tài sản của ngƣời góp vốn . Theo quy định của pháp luật khi đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , pháp nhân công ty có toàn quyền chiếm hữu , sử dụng , định đoạt đối với quyền sử dụng đất đó , có thể chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cho ngƣời khác . Vì vậy không thể quy định quyền của ngƣời góp vốn với quyền sử dụng đất đã mang đi góp vốn đƣợc. Theo quan điểm của Luật đất đai và luật dân sự thì góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất không có nghĩa là chuyển quyền sở hữu hoàn toàn

mà có thể cho góp dƣới dạng cho phép sử dụng quyền sử dụng đất đó mà không cho pháp nhân công ty có quyền định đoạt đối với tài sản góp vốn là giá trị quyền sử dụng đất, sau khi hết thời hạn hoặc xảy ra sự kiện theo thoả thuận trong hợp đồng góp vốn làm chấm dứt việc góp vốn thì ngƣời góp vốn có quyền nhận lại quyền sử dụng đất. Cách này giống nhƣ việc góp vốn bằng cách công ty thuê quyền sử dụng đất nhƣng thay vì lấy tiền thuê ngƣời góp vốn nhận cổ phiếu tƣơng ứng với giá thuê. Thực chất đây là trƣờng hợp góp vốn, mà tài sản góp vốn là quyền hƣởng dụng nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 1 pháp luật doanh nghiệp của chúng ta không dự liệu trƣờng hợp này.

2.4.4.2 Góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức , cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền liên quan đến giống cây trồng(K1- Đ4 - Luật sở hữu trí tuệ 2005)

Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ thì việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu công nghiệp và quyền liên quan đến giống cây trồng phải đƣợc thực hiện dƣới hình thức hợp đồng bằng văn bản và chỉ có hiệu lực khi đƣợc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền( đối với trƣờng hợp các loại quyền sở hữu công nghiệp đƣợc xác lập trên cơ sở đăng ký) ( K1 -Đ148 ; K3 - Đ192). Vì vậy việc góp vốn vào công ty cổ phần đối với tài sản là giá trị quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu công nghiệp, quyền liên quan đến giống cây trồng phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật. Pháp luật về sở hữu trí tuệ không chỉ cho phép chuyển nhƣợng quyền sở hữu mà còn cho phép chuyển giao quyền sử dụng đối với sản phẩm trí tuệ, tuy nhiên pháp luật doanh nghiệp vẫn chƣa quy định rõ trong trƣờng hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng sản phẩm trí tuệ.

Ví dụ một tổ chức góp vốn vào công ty cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng giống cây trồng có đƣợc không? luật doanh nghiệp chƣa có quy định .

2.4.4.3 Góp vốn bằng các tài sản đặc biệt khác

Luật doanh nghiệp của chúng ta cũng chƣa dự liệu trong trƣờng hợp tài sản góp vốn là tài sản đặc biệt Ví dụ nhƣ tàu bay.Đối với những loại tài sản đặc biệt này thì chủ thể góp vốn và nhận góp vốn đều phải đƣợc phép sở hữu đối với loại tài sản góp vốn đó theo quy định của pháp luật .

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)