Hình thức góp vốn

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 74 - 77)

5 K9 Đ4 –LDN

2.4.2Hình thức góp vốn

Luật doanh nghiệp định nghĩa :

"Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất , giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty" ( K4 – Đ4 - LDN 2005).

Định nghĩa này xác định hình thức góp vốn bằng tài sản vào công ty cổ phần của cổ đông và định nghĩa các loại tài sản góp vốn theo phƣơng pháp liệt kê, đây là sự phát triển trên cơ sở khái niệm về tài sản của bộ luật dân sự, theo đó giữa luật doanh nghiệp và luật dân sự có sự kế thừa về phƣơng pháp liệt kê trong khái niệm về tài sản. Tuy nhiên khi định nghĩa tài sản góp vốn bằng cách liệt kê một số loại tài sản thông dụng thì tất yếu sẽ bỏ qua một số trƣờng hợp đặc biệt mà khi xảy ra trên thực tế sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau nếu không đƣợc lý giải và thống nhất chung thì nó sẽ mang lại bất lợi cũng nhƣ gây khó khăn cho nhà đầu tƣ trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình để đầu tƣ kinh doanh.

Ví dụ : Các cổ đông thoả thuận và ghi trong điều lệ công ty tài sản góp vốn bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu của công ty khác thì có đƣợc không? Về mặt nguyên tắc khi luật cho phép tổ chức ( có thể là công ty cổ phần ) thành lập hoặc góp vốn vào một công ty cổ phần khác thì tức là nó có thể sở hữu cổ phiếu của công ty khác. Theo nguyên tắc suy đoán thì việc công ty đƣợc phép sở hữu cổ phiếu , trái phiếu của công ty khác thì cũng không ngăn cấm nhà đầu tƣ góp vốn bằng cổ phiếu , trái phiếu, tuy nhiên việc góp vốn bằng loại tài sản này phải đƣợc thoả thuận quy định trong điều lệ công ty.

Vấn đề đặt ra là việc thoả thuận giữa các cổ đông sáng lập về loại tài sản dùng để góp vốn có phải là không giới hạn trong tất cả các loại tài sản không. Có phải mọi loại tài sản góp vốn đƣợc thoả thuận và ghi nhận trong điều lệ thì đều đƣợc pháp luật công nhận hay không?

Về mặt nguyên tắc luật pháp không cấm thì ngƣời dân có quyền làm, tuy nhiên không phải lúc nào nguyên tắc này cũng có thể thực hiện đƣợc, thậm chí nó còn có thể bị hạn chế bởi một văn bản dƣới luật ví dụ tại Công văn số 3539, ra ngày 20/9/2006 của tổng cục thuế thì các công ty không đƣợc góp vốn thành lập công ty cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng thƣơng hiệu.

Lý giải về quyết định này, Tổng cục Thuế cho rằng:

Thứ nhất, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 – Tài sản cố định vô hình, ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản thì thƣơng hiệu mặc dù là tài sản vô hình đƣợc tạo từ nội bộ DN nhƣng không đƣợc ghi nhận là tài sản góp vốn.

Nguyên do, theo Tổng cục Thuế, là vì thƣơng hiệu không phải là nguồn lực có thể xác định đƣợc, không đánh giá đƣợc một cách đáng tin cậy và DN cũng không kiểm soát đƣợc giá trị thƣơng hiệu.

Thứ hai, hiện nay, cơ chế tài chính của Nhà nƣớc chƣa quy định về giá trị quyền sử dụng thƣơng hiệu.

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc ban hành công văn số 3539, tuy nhiên về phía tổng cục thuế thì coi công văn này là sự kế tục tất yếu của một quyết định cũng do chính mình ban hành trƣớc đó (quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản ) . Tuy nhiên xét về phƣơng diện kinh doanh thì điều này thực tế có thể gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của nhà đầu tƣ. Hai lý do tổng cục thuế đƣa ra để giải thích cho việc không cho phép góp vốn vào công ty cổ phần bằng giá trị thƣơng hiệu cũng thiếu thuyết phục. Việc coi giá trị quyền sử dụng thƣơng hiệu là nguồn lực không đánh giá đƣợc là không đúng, nó chỉ thuộc dạng khó đánh giá thôi chứ không phải là không thể đánh giá đƣợc, bởi vì nó đƣợc hình thành dựa trên cơ sở vật chất là các chƣơng trình xây dựng nên thƣơng hiệu, đó là các chi phí để quảng bá thƣơng hiệu, chi phí này đôi khi rất lớn. Thƣơng hiệu bao gồm các thành tố xác định nhƣ tên nhãn hiệu , logo, khẩu hiệu… những thành tố này hoàn toàn có thể xác định gía trị, có thành tố là đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ nhƣ nhãn hiệu hàng hoá, vậy tại sao lại cho rằng không thể xác định giá trị quyền sử dụng thƣơng hiệu.

Hơn nữa quy định nhƣ vậy làm cho nguyên tắc tự thoả thuận của nhà đầu tƣ bị can thiệp một cách quá cứng nhắc trong trƣờng hợp này.

Việc lý giải do cơ chế tài chính Nhà nƣớc chƣa quy định nên cấm, quả thật chỉ có Việt Nam mới có điều đó , bởi vì họ đã hành xử theo kiểu "không quản lý đƣợc thì cấm" điều này rất không có lợi cho doanh nghiệp. Công văn số 3539 là hệ quả tất yếu có thể xảy ra do quy định về tài sản góp vốn của luật doanh nghiệp theo phƣơng pháp liệt kê nên không bao hàm hết đƣợc các trƣờng hợp . Điều này làm cho việc áp dụng luật không thống nhất gây sự tùy tiện cho các cơ quan công quyền trong việc cho phép loại tài sản nào thì đƣợc góp vốn , loại nào thì không một cách chủ quan duy ý chí , không dựa trên những tiêu chí nhất định ( bởi vì luật có quy định các tiêu chí này đâu) mà con gây khó hiểu cho nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp luật cho phép họ thỏa thuận với nhau về tài sản góp vốn. Ví dụ nhƣ các cổ đông thỏa thuận với nhau trong điều lệ góp vốn bằng tri thức, uy tín hay góp vốn bằng công sức lao động có đƣợc pháp luật cho phép và bảo vệ không ?

Ví dụ : A, B, C có ý tƣởng thành lập một Website thƣơng mại điện tử và quyết định thành lập công ty cổ phần để kinh doanh Website đó , A,B,C thoả thuận trong điều lệ công ty nhƣ sau : A góp vốn bằng tiền , B, C góp vốn bằng công sức xây dựng Website và mỗi ngƣời sẽ sở hữu 1/3 số lƣợng cổ phần của công ty tƣơng ứng với phần vốn góp của mỗi ngƣời .

Luật không quy định rõ ràng nên có thể làm cho nhà đầu tƣ hoặc giả có thể là cả cơ quan công quyền không có cách hiểu thống nhất làm mất đi tính công bằng của pháp luật.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 74 - 77)