Đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các

Một phần của tài liệu Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51 - 56)

ngân hàng thương mại

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài đã tạo môi trường pháp lý cao hơn và là đòn bẩy để thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt là thị trường với xấp xỉ 100 triệu dân, các nhà đầu tư nước ngoài càng ngày càng chú ý nhiều hơn tới Việt Nam. Từ những năm 2006 và 2007, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu mua cổ phẩn để trở thành nhà đầu tư chiến lược tại các ngân hàng trong nước. Nhưng với giới hạn sở hữu các tổ chức nước ngoài chỉ có thể nắm giữ tại một ngân hàng nội địa là 30% và mức cổ phần cao nhất một ngân hàng nước ngoài có thể mua để trở thành một nhà đầu tư chiến lược là 20%, các ngân hàng nước ngoài chưa thực sự tạo được những chuyển biến mạnh mẽ do không nắm quyền kiểm soát. Do vậy, nguồn vốn ngoại tiếp cận với các ngân hàng trong nước cũng bị hạn chế khá nhiều. Dấu mốc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 đã tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính nước ngoài tiếp cận thị trường tài chính Việt Nam mạnh mẽ hơn, khi các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài được nới lỏng, nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND được dỡ bỏ cùng với khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng. Hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài trở nên sôi động hơn. Kể từ năm 2009, với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với WTO và sự công nhận vai trò quan trọng của một nền tài chính vững mạnh, ngân hàng con 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng khi môi trường hoạt động của ngành có những bước chuyển mình đáng kể.

Các ngân hàng ngoại với năng lực tài chính và nghiệp vụ chuyên môn cao có thể mở rộng mạng lưới phân phối, cạnh tranh lành mạnh với các ngân hàng trong nước. Tính đến cuối năm 2017, có hơn 50 tổ chức tín dụng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó số lượng ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 9 ngân hàng. Sự tham gia tích cực của các ngân hàng nước ngoài bên cạnh các ngân hàng nội địa đã phần nào thúc đẩy cạnh tranh, giúp khách hàng được hưởng lợi nhiều hơn và góp phần phát triển ngành ngân hàng. Dù là ngân hàng nội hay ngoại, thì để đạt được thành công, các ngân hàng đều phải thấu hiểu khách hàng, nâng cấp và đa dạng hóa danh mục sản phẩm và dịch vụ, đồng thời chủđộng cải tiến quy trình để có thể phục vụ tốt nhất cho phân khúc khách hàng mà họ lựa chọn.

Dòng vốn nước ngoài có thể xem là một trong những giải pháp nâng cao năng lực tài chính, quản trị của ngân hàng trong nước, giúp nâng cao năng suất lao động và nhìn rộng hơn là nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong khi các ngân hàng nội có ưu thế về mạng lưới chi nhánh và mối quan hệ được xây dựng từ lâu với cộng đồng địa phương, thì các ngân hàng nước ngoài lại có thế mạnh về các sản phẩm phức tạp được kiểm chứng qua nhiều thị trường, cùng mạng lưới và những mối quan hệ quốc tế - điều mà khách hàng Việt Nam, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, đều rất cần trong thời kỳ kết nối kinh tế mạnh mẽ hơn bao giờ hết và thu nhập người dân ngày càng gia tăng. Dòng vốn ngoại vào ngân hàng Việt cũng giúp kích thích xử lý nợ xấu, nâng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và đẩy mạnh quá trình áp dụng Basel II. Việc củng cố hệ thống ngân hàng cũng giúp Việt Nam nâng hạng tín nhiệm quốc gia, qua đó tăng sức hấp dẫn với dòng vốn ngoại vào nhiều lĩnh vực.

Việt Nam hiện đang trở thành một ngôi sao sáng ở châu Á do các nhân tố cơ bản hấp dẫn đối với đầu tư như tăng trưởng kinh tếổn định, tình hình chính trị và xã hội ổn định, dân số trẻ và năng động, Chính phủ cởi mở, mang tư tưởng ủng hộ phát triển và mở cửa hội nhập kinh tế thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại.

Việt Nam tham gia vào 12 hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương với 56 nền kinh tế trên thế giới. Những hiệp định tự do thương mại này sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư khi chúng ta được kết nối với các quốc gia trên khắp thế giới.

Tiềm năng lớn của thị trường bán lẻ cũng là một nhân tố thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm 2016, 35% dân số sống ở khu vực thành thị và con số này được dựđoán tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, đạt 40% trước năm

2020. Dân sốở thành thịđã giúp tăng nhu cầu trải nghiệm mua sắm hiện đại làm thu hút nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế vào Việt Nam.

Theo Tổng cục Thống kê, thị trường bán lẻ Việt Nam ước tính đạt tổng giá trị 158 tỷ USD năm 2016; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng với tỷ lệ bình quân là 15,5% một năm. Con số này trong giai đoạn 2007-2016 là 20%, tăng gần 7 lần kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây được xem là nhân tố khích lệ mạnh mẽđầu tư từ các tổ chức quốc tế vào Việt Nam.

Thị trường nội địa lớn với dân sốđứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và tầng lớp trung lưu kỳ vọng đạt 33 triệu người trước năm 2020 cũng là những nhân tố quan trọng giúp thu hút đầu tư nước ngoài.

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, cắt giảm nhiều thuế suất trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế châu Á cũng như các hiệp định tự do thương mại. Việc giảm cũng như dỡ bỏ nhiều loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đã giúp các doanh nghiệp nước ngoài tăng đầu tư vào Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường thành viên trong khu vực tự do thương mại.

Đây cũng là đòn bẩy giúp thu hút các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng của các doanh nghiệp tăng cao, đặc biệt là nhu cầu từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Khi Việt Nam trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn FDI đã tăng ổn định và mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Vốn FDI vào Việt Nam đạt 7,71 tỷ USD trong quý I/2017, tăng 91,5% so với cùng kỳ 2016. Việt Nam cũng đóng vai trò trung tâm sản xuất với ngành sản xuất hoạt động mạnh hơn các nước láng giềng, làm tăng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực sản xuất.

Với tất cả những nhân tố này, Việt Nam đã và đang tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả tài chính - ngân hàng. Chúng ta tiếp tục chứng kiến các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, số lượng các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại đây cũng tăng lên. Đa phần các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam nhằm phục vụ nhóm khách hàng doanh nghiệp từ quốc gia của họ và một số ngân hàng đặt mục tiêu phát triển thêm mảng bán lẻ.

Việc đánh giá tác động của FDI đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam là cần thiết, từđó, có thể nhận định rõ hơn về tính hiệu quả của việc huy động các nguồn vốn này, và đặc biệt là vai trò của nó đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng.

GDP và lạm phát

Hahm (2008) cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hay chậm, môi trường lạm phát ổn định hay bất ổn, tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo Chortareas (2012), trong các nhân tố vĩ mô gồm GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, kết quảđã chỉ ra rằng, GDP có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng có lợi thế thị trường lớn hơn thì ổn định hơn khi thực hiện đa dạng hóa thu nhập. Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến sự gia tăng thu nhập của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu cũng thể hiện những mối quan hệ tích cực.

Tại các quốc gia có nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển, các ngân hàng kinh doanh tại những quốc gia này thường có cơ hội cung cấp rộng rãi hơn các sản phẩm tài chính, nhờđó, tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn. Ngược lại, tại các quốc gia có những hạn chế nghiêm ngặt về hoạt động ngân hàng thì các ngân hàng hoạt động tại những quốc gia này chủ yếu thực hiện chức năng trung gian tài chính. Do đó, tỷ trọng thu nhập ngoài cũng thấp hơn.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh (2014) sử dụng mô hình DPDA cho thấy, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán/tổng sản phẩm quốc nội có mối tương quan “dương” cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng. Theo đó, nếu lạm phát tăng trong tỷ lệ “dự báo” và tốc độ vốn hóa thị trường chứng khoán tăng lên sẽ kích thích lợi nhuận ngân hàng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất lượng môi trường thể chế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng. Cụ thể, một bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả ở các cấp với chất lượng điều tiết các chính sách ngày càng cao và tồn tại trong một môi trường chính trịổn định là tiền đề quan trọng góp phần kích thích hoạt động ngân hàng.

Đoàn Anh Tuấn (2018) nghiên cứu tác động của bất định chính trịđến hiệu quả của ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế mới nổi, sử dụng các biến kiểm soát tầm vĩ mô như FINFREE, REG, GOV, REALGDP và INFLATION. Với FINFREE là chỉ số tự do hoá tài chính, GOV và REG là tương ứng là các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của chính phủ và chất lượng thể chế quốc gia WGI - Worldwide Governance Indicators (2010). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, GDP đầu người và chỉ số giá tiêu dùng có tác động tiêu cực đối với hiệu quả của ngân hàng.

Việc đánh giá GDP và lạm phát tác động như thế nào tới hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng là cần thiết, để ngân hàng có thể xem xét và đưa ra các chính sách

phù hợp đểđiều chỉnh hoạt động của mình trong điều kiện các nhân tố vĩ mô biến động theo nhiều kịch bản chung của nền kinh tế.

Để phục vụ cho mục đích phân tích tác động của các nhân tố vĩ mô tới hoạt động của ngân hàng như FDI, GDP hay CPI, tác giả lựa chọn mô hình để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả. Battese và Coelli (1995) đã phát triển mô hình phi hiệu quả kỹ thuật cho trường hợp số liệu hỗn hợp. Ảnh hưởng phi hiệu quả kỹ thuật không âm được định nghĩa là hàm của một số biến cụ thể nào đó của ngân hàng theo thời gian.

Thông thường mối liên hệ giữa phi hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố như tỷ số vốn/lao động, sở hữu, tuổi, FDI, GDP, CPI…đòi hỏi được chỉ định làm các biến giải thích của mô hình. Tất cả các tham số của mô hình được ước lượng đồng thời. Nguồn phi hiệu quả từ mức trang bị kỹ thuật, quy mô, sở hữu… cũng cần được xem xét.

CHƯƠNG 3. MÔ TẢ VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐỂ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51 - 56)