Dữ liệu về tình hình kinh tế vĩ mô của ViệtNam

Một phần của tài liệu Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 83 - 90)

Trong giai đoạn nghiên cứu, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam có sự biến động hai chiều. Cụ thể như sau:

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tại Việt Nam từ 2008 - 2019

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 GDP (tỷ USD, làm tròn) 89 91 101 135,5 155.8 171,2 186,2 193,2 202,6 216,4 231,7 247,9 343 Tỉ lệ tăng giảm GDP (tăng giảm % so với năm trước) 6,2 5,3 6,7 5,89 5,03 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 7,08 7,02 2,91 FDI-đăng ký (tỷ USD, làm tròn) 71,7 23,1 18,6 14 16,3 22,35 20,23 22,76 24,4 35,88 35,46 38,02 28,53 FDI-thực hiện (tỷ USD, làm tròn) 11,5 10 11 11 10,46 11,5 12,35 14,5 15,8 21,27 19,1 20,4 19,9 Chỉ số giá tiêu dùng CPI (tăng giảm % so với năm trước) 19,9 6,5 11,7 18,58 6,81 6,04 4,09 0,63 4,74 3,53 3,54 2,79 3,23 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 4.1.3.1. GDP

Trong quá trình phát triển nền kinh tế, lịch sử ghi nhận kinh tế Việt Nam năm 2007 tăng trưởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chững lại, được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng tài chính 2007-2010. Từ năm 2007, nền kinh tếđã có dấu hiệu lạm phát rất cao. Đặc trưng

giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại (chỉ đạt 5-6%/năm so với 7-8% giai đoạn trước). 2008 là một năm phát triển chậm, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt khoảng 6,23%, thấp nhất kể từ năm 1999. Vào năm 2008, lạm phát tăng tốc ở mức trên 10%. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5,32%, năm 2010 là 6,78% và năm 2011 là 5,89%. Vào tháng 5 năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Gói kích cầu có ảnh hưởng tốt nhất định (kích thích nhu cầu tăng, dẫn tới tăng GDP), tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy sau này: tạo bong bóng đầu cơ, bong bóng chứng khoán và bất động sản, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng dẫn tới nợ nhà nước tăng cao, gây bất ổn định tỷ giá và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Ngày 25/11/2009 VNĐ bị phá giá khoảng 5% và đến tháng 12, Chính phủ phải tuyên bố dừng gói kích cầu. Kinh tế vĩ mô bất ổn định, lạm phát năm 2011 lên tới trên 20%. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng ba lần áp dụng biện pháp phá giá đồng tiền VND. Ngày 11/2/2011, VND bị phá giá 9,3%. Năm 2011, lạm phát Việt Nam tăng rất cao. Nghị quyết số 11 được Chính phủđưa ra thắt chặt tiền tệ, nhằm mục tiêu giảm lạm phát. Theo đó, lãi suất ngân hàng tăng rất cao, các doanh nghiệp bị hạn chế cho vay. Trong năm 2011, nhiều phân tích kinh tế trong nước cho rằng Nghị quyết 11 đã phát huy tác dụng, là liều thuốc chữa lạm phát hữu hiệu.

Tuy nhiên, sang năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần từ Nghị quyết 11 đã thắt chặt mức cung tiền, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nổi bật là nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản và chứng khoán suy thoái, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng băng, trong khi dư nợ lĩnh vực này có thể tới 50 tỷ USD. Một số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản. Đa số các doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Tính chung hai năm 2011 và 2012 thì tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó. Và trong số gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao. Nợ xấu của toàn nền kinh tế tăng cao và tăng nhanh đe doạ sự ổn định của nền kinh tế. Tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 đã là 128.9 tỷ USD bằng 106% GDP (121.7 tỷ USD), trong đó nợ nước ngoài bằng 38,9% GDP. Năm 2014, kinh tế tăng trưởng 5,98%, là năm đầu tiên vượt mức do Quốc hội khóa XIII đề ra nhưng thấp hơn đề ra trong Kế hoạch 5 năm của Quốc hội khóa XIII, trong khi thấp hơn một số nước xung quanh (theo số liệu của ADB) như Lào (7,4%, theo thông tấn xã Lào GDP bình quân đầu người 1217 USD năm 2011 lên 1692 USD năm 2014 và dự kiến năm 2015 lên đến 1890 USD, với đà tăng trưởng trung bình 7,1% mỗi năm kế hoạch 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo của người dân trên cả nước đã giảm từ 33% năm 2003 xuống 16% năm 2013),

Campuchia (7%, thông tấn xã Campuchia xác nhận tăng 7%, trong đó công nghiệp tăng là 9,6%, khu vực dịch vụ tăng 7,5% và tăng trưởng nông nghiệp là 2,6%, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống dưới 18%, ngành du lịch năm 2014, tăng 19,34% so với năm 2013), Trung Quốc (7,4%), Ấn Độ (7,4%), Myanmar (7,7%), và với đà tăng như vậy, không đạt được chỉ tiêu chung cho kế hoạch 5 năm là tăng 6,5% - 7%/năm. Năm 2015, tăng trưởng GDP đạt 6,68% (số liệu Nhà nước), trong khi các nước láng giềng Trung Quốc là 6,9%, Lào 7,5% (năm tài chính 2014-2015 GDP tăng trưởng 7,9%, với thu nhập bình quân đầu người tăng lên đến 1.970 USD, kế hoạch tăng trưởng trung bình 7,5% mỗi năm giai đoạn 2016-2020, GDP bình quân đầu người 2,450 USD năm 2020, số liệu khác phấn đấu 3.190 USD vào năm 2020), Campuchia 6,9% (số liệu khác 7%, kế hoạch tăng 7% năm 2016).

Nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tỉ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96% vào năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm 2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm 2019; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33-34,5% từ năm 2015 đến năm 2019.

Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỉ lệđóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011- 2015.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2008 - 2019 có diễn tiến tốt. Tốc độ tăng trưởng khá vững vàng, điều này có được nhờ vào kết quả tốt ở các ngành công nghiệp (tăng 9,6% trong chín tháng đầu năm 2019), ngang bằng với xu hướng của năm 2015.

Tăng trưởng cao ở các ngành chế tạo và chế biến, giúp bù đắp cho ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng chững lại do cắt giảm trong chương trình đầu tư của Chính phủ. Trong khi đó, ngành nông, lâm, thủy sản gặp bất lợi về khí hậu, giá cả thế giới đi xuống, dịch tả lợn châu Phi bùng phát, nên chỉ tăng được 2% trong chín tháng đầu năm 2019, trong đó tăng trưởng ngành nông nghiệp nói riêng sụt giảm tương đối mạnh (chỉ đạt 0,7% so với 2,9% của năm trước). Ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khoảng 7,0%, nhờ nhu cầu trong nước tăng tương đối mạnh và quá trình đô thị hóa, cũng như kết quả tốt ở các ngành dịch vụ hiện đại như viễn thông, tài chính và giao thông vận tải. Nhìn từ phía cầu, tốc độ tăng trưởng GDP được trợ lực bởi tăng trưởng tín dụng và nhu cầu trong nước của khu vực tư nhân. Khu vực kinh tếđối ngoại vẫn là động lực truyền thống trong

thập kỷ qua và vai trò đó lại được khẳng định trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao, đóng góp đến gần 12 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP. Đóng góp của tiêu dùng tư nhân là xu hướng mới xuất hiện trong vài năm qua do tầng lớp trung lưu trỗi dậy chiếm xấp xỉ 10% dân số. Theo ước tính, mỗi năm có thêm khoảng một triệu người dân gia nhập tầng lớp trung lưu, đẩy mạnh nhu cầu về hàng tiêu dùng và nhà ở. Nhờ thu nhập thực đang tăng lên và lạm phát ở mức thấp, doanh số bán lẻ tăng vững ở mức 11,8% theo giá hiện hành (9,4% theo giá so sánh) trong mười tháng đầu năm 2019. Sức cầu như vậy một phần được đáp ứng bởi hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng lên (tăng bình quân 15% kể từ năm 2015). Đầu tư của khu vực tư nhân cũng tăng khoảng gần 17% trong ba quý đầu năm 2019 và cũng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao.

4.1.3.2. FDI

Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh từ những năm 2008 - 2010, sau đó giữổn định trong những năm tiếp theo của thời kì nghiên cứu (Bảng 3.1). Cho đến 2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất của nước ngoài đổ vào nền kinh tế Việt Nam, ước lên đến khoảng 29 tỷ US$ (tổng số vốn đăng ký) trong mười tháng đầu năm 2019.

(tỷ US$)

Hình 4.1. Số cam kết và giải ngân vốn FDI

Nguồn: Tổng cục thống kê

Con số này tương đương với số báo cáo cho năm 2017 và 2018, càng cho thấy sức dẻo dai của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh bất định trên toàn cầu. Với chi phí lao động thuộc dạng rẻ nhất trên thế giới, chính sách mở cửa thương mại mạnh mẽ (Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở khu vực

Đông Á và Thái Bình Dương) cũng như lợi thế vềđịa lý, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến quan trọng cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thập kỷ qua. Đến cuối tháng 10/2019, Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư của trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số cam kết vốn FDI cộng dồn lên đến khoảng 358 tỷ US$ trong các ngành chế tạo, chế biến, bất động sản, điện và khí đốt. Hiện nay, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp được khoảng 20% GDP của Việt Nam, một phần tư số thu từ thuế, tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, trong đó hơn nửa là từ các mặt hàng điện tử và khoảng gần một phần tư của riêng một doanh nghiệp (Công ty Samsung Việt Nam). Mặc dù các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp nhiều cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam, nhưng họ cũng là các doanh nghiệp nhập khẩu lớn. Theo ước tính bình quân, cứ mỗi 1 US$ xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thì có khoảng 0,40 US$ được dùng để mua vật tư đầu vào từ nước ngoài. Tỷ lệ như vậy là tương đối cao theo các chuẩn mực quốc tế. Một quan ngại nữa là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tập trung chủ yếu ở các ngành chế tạo, chế biến xuất khẩu, đòi hỏi kỹ năng thấp, không có nhiều tiềm năng tăng lương thực tế cho lực lượng lao động trong nước. Bộ Chính trị gần đây lần đầu tiên đã thông qua Nghị quyết 50/NQ-TW nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Nghị quyết 50 khuyến khích khu vực đầu tư nước ngoài phải phát triển, hợp tác và cạnh tranh công bằng với các khu vực kinh tế khác, đồng thời chỉ ra rằng Việt Nam sẽ thu hút đầu tư nước ngoài theo cách có lựa chọn, tập trung vào chất lượng, hiệu suất, công nghệ và bảo vệ môi trường. Ưu tiên sẽ nhằm vào các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, đem lại giá trị gia tăng cao và tác động lan tỏa, đồng thời có khả năng kết nối với chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu. Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng thể nhằm hoạch định chính sách và quy định về hợp tác đầu tư nước ngoại cạnh tranh hơn để phục vụ hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu cải cách mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội, cải thiện chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Một vài dữ liệu cụ thể:

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, giải ngân vốn FDI năm 2019 đạt con số cao kỷ lục từ trước tới nay với 20, 38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu thống kế tạm tính đến ngày 20/12/2019, lượng vốn đăng ký mới đạt gần 17 tỷ USD, vốn điều chỉnh và tăng thêm đạt 5,8 tỷ USD, và lượng vốn góp mua cổ phần đạt 15,47 tỷ USD.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, năm 2019 dự án quy mô lớn đăng ký đầu tư mới vào Việt Nam giảm rõ rệt, Ngoài ra, quy mô điều chỉnh mở rộng vốn của các dự án khá nhỏ, bình quân chỉ 4,2 triệu USD/lượt điều chỉnh, nhỏ hơn mức bình quân của năm 2018 là 6,5 triệu USD/lượt điều chỉnh, không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ năm 2018.

Trong bức tranh chung về vốn FDI, điều đáng chú ý chính là giải ngân FDI đã đạt con số kỷ lục, với số giải ngân 20,38 tỷ USD. Trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ. Tính chung năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực. Trong đó, lượng vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 24,56 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tưđăng ký. Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đăng ký cả vềđăng ký vào các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng và góp vốn, mua cổ phần; Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tưđăng ký; Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ…

Theo đối tác đầu tư, năm 2019 ghi nhận đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổđầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào Công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 48,9% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông), Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tưđăng ký 4,5 tỷ USD. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc...

Còn theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 62 tỉnh ,thành phố, trong đó Hà Nội đứng đầu về thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký 8,45 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư tại Hà Nội chủ yếu là theo phương thức góp vốn, mua cổ phần với 6,47 tỷ USD, chiếm tới 76,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của Hà Nội.

Điểm nổi bật trong năm 2019, là đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn FDI. Cụ thể, nếu như năm 2017 đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký, năm 2018 chiếm 27,9% tổng vốn đăng ký, đến năm 2019 đã chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 45,8% tổng giá trị và kinh doanh bất động sản với 17,8% tổng giá trị.

4.1.3.3. CPI

Năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam khoảng 22,97%, cao hơn nhiều mức Quốc hội đề ra là dưới 8,5 - 9% trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế tính theo đơn vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam năm này là 6,18%, thấp hơn mức Quốc hội đề ra là trên 7,5 - 8%. Những lo ngại về lạm phát tăng tốc nhanh trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008 đã

Một phần của tài liệu Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)