2.2.2.1. Năng suất riêng phần
Các tỷ số năng suất riêng (liên hệ đầu ra với chỉ một đầu vào), như đầu ra trên một giờ công, thường được sử dụng như những thay thế cho năng suất nhân tố tổng hợp, mặc dù như sẽ thấy các độđo này có nhiều nhược điểm. Về mặt này, nhiều nghiên cứu đã lập luận rằng có thể thu được những hiểu biết sâu sắc và hữu ích về năng suất ngân hàng bằng việc xem xét các tỷ số kế toán như quy mô tài sản và doanh thu hoạt động trên một nhân viên. Ví dụ, Fanning (1981) phát hiện rằng, mặc dù trên những độđo như vậy năng suất của các ngân hàng thương mại của Anh vào đầu những năm 1980 tăng lên, nó vẫn thua kém thời kì trước, gợi ý rằng tồn tại sự sư thừa trong ngành ngân hàng Anh.
Những nghiên cứu khác tập trung vào năng suất tương đối của ngành ngân hàng so với các ngành khác của nền kinh tế. Ví dụ, Baumol và Oates (1972) gợi ý rằng khu vực dịch vụ vốn có sức kháng cự với tiến bộ công nghệ, liên tục làm tăng năng suất các ngành khác trong nền kinh tế. Do vậy, nếu tiền công tương đối trong các ngành khác nhau vẫn giữ nguyên, chi phí trong khu vực dịch vụ phải tăng nhanh hơn trong các ngành khác trong nền kinh tế ("bệnh dịch chi phí của Baumol"). Kinsella (1973) đã thử áp dụng giả thiết này vào ngành ngân hàng ở Ai len thời kỳ 1970-1971 bằng cách so sánh năng suất lao động của nó với năng suất của ngành chế tác các ngành dịch vụ xét trên tổng thể. Các kết quả của nghiên cứu này ủng hộ giả thiết của Baumol, với năng suất ngân hàng chỉ tăng 5 phần trăm trên thời kỳ đó, so với 30 phần trăm đối với ngành dịch vụ xét và 140 phần trăm trong ngành chế tác. Cũng trong bối cảnh đó, Revell (1980) đánh giá những xu hướng chi phí trong các ngân hàng từ 18 nước OECD từ 1964 đến 1977. Nghiên cứu này cho một kết luận ít chê trách hơn, vì trong khi các ngân hàng được thấy là hơi chậm trễ sau khu vực hàng hóa về tăng năng suất, chúng không ở vị trí tuyệt vọng của dịch vụđược nghiên cứu bởi Baumoll. Độđo được sử dụng đểđi tới kết luận này là tỷ số của chi phí vận hành trên tổng bảng cân đối, hay khối lượng kinh doanh. Revell kỳ vọng tỷ số này không đổi nếu năng suất trong ngân hàng tăng nhanh như trong ngành chế tác, thay vì nó được thấy là tăng. Revell gợi ý rằng sự trễđằng sau ngành chế tác có thể được giải thích bởi thực tế là trong ngành ngân hàng hầu hết những cải tiến công nghệ có khuynh hướng là cải thiện 1 lần và không lặp lại; còn sự tăng năng suất trong ngành chế tác là một quá trình liên tục hơn nhiều. Ủng hộ kết luận của Revell rằng năng suất ngân hàng không chậm chạp như các nghiên cứu trước đây gợi ý, Tschoegl và các cộng sự (1984) đã phát hiện ra rằng, trong các ngân hàng khắp thế giới, chi phí nhân công trên đơn vị tài sản và trên số các chi nhánh giảm rõ rệt. Nghiên cứu của họ kiểm soát đối với cả tính kinh tế theo quy mô lẫn hỗn hợp sản phẩm bằng cách chọn một mẫu các ngân hàng trên thế giới năm 1979. Nhờ vậy, họ có thể kết luận rằng những thay đổi quan sát thấy là do tăng năng suất.
Mặc dù các nghiên cứu năng suất từng phần này cho thấy một số nhìn nhận sâu vào hiệu quả ngân hàng, có nhiều vấn đề then chốt làm hạn chế khả năng của chúng trong đánh giá hiệu quả hoạt động. Cụ thể, nhưđã chỉ ra bởi Frazer (1982), phân tích tỷ số kế toán được Fanning ủng hộ có thể chỉ cho một độ đo hữu ích về năng suất của nhân viên nếu các ngân hàng đang kinh doanh giống nhau và trong môi trường không khác nhau. Điều này giải thích vì sao các ngân hàng Anh (vướng nhiều vào các dịch vụ chuyển tiền sử dụng nhiều lao động) đươc thấy ở vị trí thấp trong danh sách quốc tế. Tổng quát hơn, tất cả các nghiên cứu năng suất riêng bị mất hiệu lực bởi chúng không
có khả năng xét đến chi phí của việc tạo thay đổi bên trong, chẳng hạn, năng suất lao động; nếu một ngân hàng thay thế lao động bằng máy móc để thực hiện các chức năng hàng ngày, nó có thể tăng năng suất lao động. Như một biến thể của năng suất riêng, một số nghiên cứu đã tập trung sự chú ý vào hoạt động "chuyển nhượng thanh toán" như một thay thế cho những thay đổi trong năng suất ngân hàng qua thời gian. Frazer đã giải thích rằng đây là một lĩnh vực mà đối với nó có dữ liệu dài hạn tin cậy. Nghiên cứu của Frazer bao trùm 20 năm đã phát hiện rằng số lượng các mục thanh toán được xử lý bởi các ngân hàng lớn ở Anh đã tăng 4 lần, trong khi số lượng cán bộ chỉ gấp đôi. Trong khi đó, đáp lại ý kiến của Kinsella rằng năng suất ngân hàng tụt nhiều sau ngành chế tác, nghiên cứu của Gamb (1976) về hệ thống thanh toán ở Mỹ gợi ý rằng tăng trưởng năng suất trong việc xử lý séc cao hơn so với tăng trưởng năng suất trong nền kinh tế Mỹ xét tổng thể giữa 1962-72. Tuy nhiên, mặc dù cách tiếp cận này có thể khắc phục vấn đề "tính so sánh được", nó không xét đến "những chênh lệch năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)", mà cũng không hiệu chỉnh đối với những khác biệt về đòi hỏi nhân tố xét về vốn vật lý và tài chính trên một lao động.
2.2.2.2. Năng suất nhân tố tổng hợp
Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là một sự tổng quát hóa của tỷ số năng suất nhân tố riêng (PFP). Nó mở rộng khái niệm PFP bằng việc bao quát nhiều đầu ra và nhiều đầu vào trong một tỷ số năng suất đơn lẻ. Vấn đề trung tâm của việc đo TFP là phương pháp luận sử dụng đểước lượng các trọng số sử dụng để kết hợp (hay đánh giá trị) các đầu vào và đầu ra. Ưu điểm của độđo TFP so với các độđo PFP là tạo điều kiện so sánh năng suất một cách nhất quán trên toàn bộ các đầu ra và đầu vào của các ngân hàng, trong khi không có gì đảm bảo rằng tỷ số PFP tương đương sẽ cho một bức tranh nhất quán về kết quả năng suất. Tuy nhiên, việc tính toán TFP qua thời gian và giữa các ngành thì khó bởi vì các tỷ lệđầu vào nhân tố không là hằng số qua thời gian hoặc giữa các ngành và đóng góp của chúng vào đầu vào khó bóc tách. Một phần vì lý do đó, hầu hết các công trình nghiên cứu nêu ra dưới đây tập trung vào việc so sánh ngang giữa các ngân hàng.
Những nghiên cứu gần nhất tập trung vào độđô TFP có khuynh hướng sử dụng các hàm sản xuất đường biên ước lượng. Cách đo này thay thế các độđo TFP kinh tế lượng truyền thống như trong Solow (1957), chủ yếu bởi vì các độđo này dựa trên các hàm sản xuất trung bình bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) làm chệch các kết quả hiệu quả. Nghĩa là, sự gần với một hàm sản xuất OLS không nhất thiết có nghĩa là năng suất cực đại. Thêm nữa, tiếp cận OLS không thể tách hiệu quả kỹ thuật với thay đổi công nghệ. Ngoài ra, nó giả thiết không thực tế rằng tồn tại các điều kiện thị trường
cạnh tranh và rằng chỉ có một đầu ra được sản xuất Berg (1991). Các nghiên cứu đường biên có thể được phân loại theo cách chỉđịnh và ước lượng đường biên. Ví dụ, đường biên có thể hoặc có thể không được chỉ định như một hàm tham số của các đầu vào. Thêm nữa, một mô hình thống kê tường minh của mối quan hệ giữa đầu ra quan sát và đường biên có thể hoặc có thể không được chỉđịnh. Cuối cùng, bản thân đường biên có thểđược chỉđịnh hoặc tất định hoặc ngẫu nhiên. Từ những hoán vị khác nhau có thể có, cách tiếp cận đường biên phi tham số tất địnhđã phát triển nhất, và rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng trong ngân hàng đã sử dụng nó. Cách tiếp cận này được đi tiên phong bởi Farrell (1957). Cách tiếp cận của ông là phi tham số theo nghĩa nó không dựa trên một mô hình tường minh nào của đường biên hay của mối quan hệ của các quan sát với đường biên. Thay vì như vậy một bao lồi của các tỷ sốđầu vào-đầu ra quan sát được xây dựng bằng kỹ thuật quy hoạch tuyến tính; được hỗ trợ bởi một tập hợp con của mẫu với phần còn lại của các điểm mẫu nằm trong nó.