Ngành ngân hàng Việt Nam đang chịu áp lực rất lớn do toàn cầu hoá thị trường, thay đổi quy định và môi trường kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Để duy trì thế mạnh, các ngân hàng bắt buộc phải liên tục nâng cao hiệu quả và hiệu quả tổng thể hiệu quả của mình so với các ngân hàng khác. Hơn nữa, ngành ngân hàng đã phải đối mặt với những thay đổi đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ của họ với việc giới thiệu các công nghệ mới trong suốt vài thập kỉ qua. Những công nghệ mới này bao gồm từđiện thoại và ngân hàng Internet đến tín dụng trực tuyến, máy rút tiền tựđộng và những công cụ tương tự. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng không đứng vững được trong cạnh tranh, đã sáp nhập, hoặc bị thôn tính bởi ngân hàng khác hoặc bị mua lại bởi ngân hàng nhà nước. Vì vậy, điều quan trọng là phải đánh giá tác động của những tiến bộ công nghệ, cạnh tranh đến hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các độđo như tỷ lệ hoàn vốn của tài sản (ROA) hoặc lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đểđo lường hiệu quả của các ngân hàng, tuy nhiên, các chỉ số như vậy chỉđưa ra bức tranh hiệu quả một chiều và không đầy đủ, và các chỉ số khác nhau có thể cho kết quả trái ngược nhau. Do đó, các phương pháp phức tạp hơn được sử dụng để cung cấp một thước đo hiệu quả tổng thể có ý nghĩa, cũng như các mục tiêu hiệu quả cho biết quản lý theo hướng nào để có thể giúp ngân hàng cải thiện hiệu quả của mình. Phân tích bao dữ liệu (DEA) có thể đồng thời xem xét nhiều yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả và do đó, nâng cao đáng kểđộ sâu sắc và giá trị của phân tích tài chính trong một ngành nhất định. Điều đó hỗ trợ người tham gia hiểu rõ hơn về hiệu quả của chính tổ chức của họ.
Về hiệu quả sản xuất
Các nước nói chung đều dành sự quan tâm đặc biệt tới hiệu quả trong sản xuất ngân hàng. Tuy nhiên việc đo lường mức hiệu quả tuyệt đối lại không khả thi do thiếu một hàm sản xuất chung để xác định mức sản lượng tối đa cho tất cả các ngân hàng cùng ngành. Farrell năm 1957 lần đầu tiên đưa ra giải pháp đo lường tương đối hiệu quả sản xuất với các doanh nghiệp có các đặc thù tương đồng trong một ngành công nghiệp. Mục tiêu của phương pháp này là xác định sự khác biệt về hiệu quả sản xuất giữa các ngân hàng so với (một số) ngân hàng có mức hiệu quả tốt nhất trong (cùng) ngành. Farrell cũng phân chia hiệu quả sản xuất thành hai phần: hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật xem xét liệu một ngân hàng có sản xuất được mức sản lượng tối đa với công nghệ hiện có hay không. Hiệu quả phân bổ xem xét liệu một ngân hàng khi đang đạt mức hiệu quả kỹ thuật tối đa có tối ưu được giá đầu vào khi giá của chúng được cho trước (Afriat, 1972 và Banker và Maindiratta, 1988).
Hình 3.1 mô tảđơn giản hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ với giả thuyết các ngân hàng sản xuất với tính hiệu quả không đổi theo quy mô.
Trong Hình 3.1, IAI’ là đường đồng lượng của một ngân hàng, với hai đầu vào là x1 và x2. Đường thẳng SS’ đại diện cho đường đồng phí. Tác giả giả thiết thêm rằng, trong trường hợp bình thường, các ngân hàng có hàm sản xuất là lõm theo hai đầu vào x1 và x2. Lý thuyết vi mô sử dụng hành vi tối ưu của nhà sản suất cho rằng, ngân hàng sẽ có mục tiêu tối thiểu hóa chi phí và sẽ tối ưu tại điểm A, tại đó, tỷ lệ thay thếđầu vào bằng giá tương đối giữa hai đầu vào.
Hình 3.1 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
Tại điểm B, một ngân hàng có thể sử dụng ít nhất lượng đầu vào để sản xuất cùng một lượng đầu ra cho trước trên đường đồng lượng IAI’. Tuy nhiên nếu ngân hàng đó phải dùng tới một lượng kết hợp các đầu vào tại điểm C để có được cùng mức sản lượng như tại điểm B, khi đó ngân hàng này sản xuất phi hiệu quả và cần phải dùng tới nhiều hơn OC/OB lần đầu vào so với ngân hàng tại B. Tỷ số OB/OC là để đo mức hiệu quả trong sản xuất của ngân hàng này. Tuy nhiên ngân hàng đang sản xuất tại điểm B với đường ngân sách SS’ lại chưa đạt được mức tối ưu của tổng chi phí đầu vào khi giá đầu
x2 O I’ C B A I S D S’ x1
vào đã biết. Ngân hàng có thể sản xuất với cùng mức sản lượng tại sự kết hợp A với chi phí tại điểm này (bằng chi phí tại điểm D) và thấp hơn chi phí tại điểm B. Do vậy, hiệu quả phân bổđược đo bằng tỷ lệ OD/OB.
Mức độ hiệu quả sản xuất của ngân hàng được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ của ngân hàng đó. Trong trường hợp đang xét, hiệu quả sản xuất được tính bằng tỷ lệ ܱܦ ܱܥ= ܱܤ ܱܥ ܺ ܱܦ ܱܤ Nếu hiệu quả sản xuất của một ngân hàng bằng 1, tức là ngân hàng đã sử dụng tốt nhất công nghệ sản xuất và đã kết hợp các đầu vào để có mức chi phí tối ưu.
Hiệu quả kỹ thuật
Sau khi có một cái nhìn tổng quan về hiệu quả sản xuất, tác giả tập trung vào hiệu quả kỹ thuật. Nếu một ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật bằng một, có nghĩa là ngân hàng đó đạt mức sản xuất tối ưu (tốt nhất) so với các ngân hàng khác trong ngành. Nếu một ngân hàng có mức hiệu quả kỹ thuật bé hơn một, tức là ngân hàng đó chưa đạt mức đầu ra tối đa với công nghệ hiện tại và đầu ra cho trước. Hiệu quả kỹ thuật được chia thành hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả do kinh tế của quy mô.
Hình 3.2 minh hoạ sáu điểm đại diện cho 6 ngân hàng với mỗi kết hợp của đầu ra và đầu vào tại các điểm A, B, C, D, E, và F. Trong trường hợp này, đường biên sản xuất là đường gấp khúc ACD. Các điểm A, C và D nằm trên đường biên sản xuất trong khi các điểm B, E, và F nằm dưới đường biên này. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ dùng để thể hiện tính hiệu quả không đổi theo quy mô của các ngân hàng khi các ngân hàng nằm trên đường này (khi đó các tỷ lệ tăng lên của đầu vào sẽ kéo theo mức đầu ra tăng lên theo cùng với tỷ lệđó). Đường thẳng đi qua gốc tọa độ tiếp xúc với đường biên sản xuất tại điểm C. Ngân hàng sản xuất tại điểm C đạt mức hiệu quả kỹ thuật tối đa, điều này cũng có nghĩa là ngân hàng này vừa đạt tính hiệu quả kỹ thuật thuần tối đa cũng như đảm bảo tính hiệu quả không đổi theo quy mô. Nói chung, các điểm vừa nằm trên đường biên sản xuất vừa nằm trên đường thẳng đi qua gốc tọa độ sẽđảm bảo tính hiệu quả kỹ thuật tối đa.
Tuy nhiên một ngân hàng không đạt mức hiệu quả kỹ thuật tối đa có thểđạt mức hiệu quả kỹ thuật thuần tối đa hoặc hiệu quả theo quy mô tối đa. Hình 3.2 cho thấy các điểm A và D không nằm trên đường đi qua gốc tọa độ nhưng nằm trên đường biên sản xuất, điều này có nghĩa là, các ngân hàng biểu diễn bởi các điểm A và D không đạt mức hiệu quả theo quy mô nhưng lại đạt mức hiệu quả kỹ thuật thuần tối đa. Các điểm B và
F đảm bảo mức hiệu quả tối đa theo quy mô vì các đầu vào của chúng tại x2 và x4 trùng với đầu vào của các ngân hàng C và D, các ngân hàng đảm bảo tính hiệu quả kỹ thuật thuần tối đa.
Điểm E thể hiện một ngân hàng vừa không đạt được tính hiệu quả quy mô cũng như hiệu quả kỹ thuật thuần tối đa vì nó nằm dưới đường biên sản xuất và cũng không có đầu vào trùng với đầu vào của ngân hàng nào đạt mức hiệu quả kỹ thuật thuần tối đa.
Hình 3.2 Hiệu quả kỹ thuật
Các nghiên cứu tiếp theo trong khía cạnh hiệu quả tương đối, kế thừa trên tư tưởng của Farrell chủ yếu tập trung vào phương pháp ước lượng hàm sản xuất (trong một số trường hợp còn được gọi là công nghệ sản xuất) và tìm kiếm dạng công nghệ (Moorsteen 1961; Afriat, 1972; Aigner và nhiều người khác, 1977; Meeusen và Broeck, 1977; Greene 1980; và Kumbhakar 1987). Đường biên sản xuất cho tới nay vẫn được sử dụng rộng rãi và khoảng cách sản xuất của một ngân hàng so với đường biên này được hiểu như là tính phi hiệu quả sản xuất của chính ngân hàng đó. Đường biên hiệu quả có thể là cố định hoặc có thể là ngẫu nhiên và phương pháp ước lượng có thể là tham số hoặc phi tham số.
x4 x1 x2 x3 Đầu vào (X) F A B E D C Đầu ra (Y)