Biện luận kết quả từ các mô hình

Một phần của tài liệu Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 99 - 101)

Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận DEA để ước lượng hiệu quả và đo năng suất nhân tố tổng hợp, thay đổi kỹ thuật và hiệu quả công nghệ trong ngành ngân hàng (các ngân hàng thương mại) từ 2008 đến 2020.

Luận án đã xây dựng mô hình đểước lượng hiệu quả và tính toán cũng như phân rã tăng trưởng năng suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ diễn ra các hoạt động thôn tính sáp nhập rất sôi động trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Các mô hình hiệu quảđược xây dựng dựa trên các mô hình DEA truyền thống của Cooper- Charnes - Rhodes (1978) (mô hình CCR) và mô hình của Banker –Charnes- Cooper (1984) (mô hình BCC). Việc phân rã tăng trưởng TFP dựa trên cơ sở mô hình chỉ số Malmquist.

Kết quảước lượng mô hình hiệu quả cho thấy từ năm 2008 đến 2013 hiệu quả kỹ thuật trung bình của 23 ngân hàng tăng từ 0.84 đến 0.91, tuy nhiên trong giai đoạn sau từ 2018 đến 2020 hiệu quả dao động quanh 0.84.

Kết quảước lượng 3 mô hình Tobit đánh giá tác động cho thấy các nhân tố thuộc về đặc trưng doanh nghiệp chi có K/L, ROE và E/A là có ảnh hưởng dương đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả thuần trong đó chỉ có E/A là có ảnh dương và có ý nghĩa thống kê cao trong cả 3 mô hình. Trong các biến vĩ mô có FDI có ảnh hưởng âm và có ý nghĩa thống kê cao trong cả 3 mô hình. Nghĩa là FDI vào Việt Nam gây nên sức ép lên các ngân hàng do đó làm giảm hiệu quả. GDP và lạm phát tác động dương ở hai mô hình và tác động âm ở 1 mô hình.

Chỉ số năng suất Malmquist được sử dụng đểđo tăng trưởng năng suất trong nghiên cứu này. Với cách tiếp cận phân tích bao dữ liệu (DEA), tăng trưởng năng suất có thể được phân rã thành hai thành phần: thay đổi kỹ thuật và thay đổi hiệu quả. Việc phân rã này cho phép ta nhận diện những đóng góp của tiến bộ công nghệ và cải thiện trong hiệu quả kỹ thuật vào tăng năng suất trong ngành ngân hàng Việt Nam. Ta sử dụng DEA để tính toán các hàm khoảng cách thành phần của chỉ số Malmquist và xây dựng các đường biên thực hành tốt nhất (hiệu quả) đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chỉ số tiến bộ công nghệ và chỉ số thay đổi hiệu quả thu được bằng cách so sánh mỗi ngân hàng với đường biên thực hành tốt nhất với cùng công nghệ sản xuất. Chỉ số năng suất Malmquist khi đó được tính toán như là tích của hai chỉ số này.

Kết quả ước lượng các chỉ số Malmquist từ mô hình 1 và 2 cho thấy thay đổi hiệu quả của các ngân hàng thương mại đều tích cực (lớn hơn 1), trong khi đó thay đổi TFP ước lượng được nhỏ hơn 1, nguyên nhân căn bản là do tiến bộ công nghệ và hiệu quả thuần (quản lý) chưa đáp ứng được những biến động sâu sắc trong thời kỳ qua. Điều này gợi cho ta suy nghĩ làm thế nào để có đội ngũ lao động có chất lượng cao có thể bắt kịp thay đổi công nghệ như hiện nay trên thế giới.

CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 99 - 101)