Khái niệm ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 29 - 31)

Trong lịch sử, quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống ngân hàng đã tạo ra các ngân hàng thương mại, được biết đến với chức năng kinh doanh tiền tệ. Hơn bất cứ tổ chức tài chính nào khác, NHTM luôn được coi là bách hoá tài chính, cung ứng rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ về tài chính. Để xây dựng khái niệm NHTM, có thể dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, hoặc kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.

Những ngân hàng đầu tiên được ghi nhận thành lập ở Anh – khoảng cuối thế kỉ 17, cùng với sự ra đời của cuốn sách kinh điển “Của cải của các dân tộc” – Adam Smith (1776). Được ủng hộ bởi quan điểm của ông về một nền kinh tế tự điều chỉnh, những người cho vay tiền và chủ ngân hàng đã quản lý để hạn chế sự tham gia của nhà nước vào lĩnh vực ngân hàng và nền kinh tế nói chung. Chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và ngân hàng cạnh tranh này đã tìm thấy mảnh đất màu mỡở Thế giới mới, nơi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xuất hiện. Ban đầu, những ý tưởng của Smith không mang lại lợi ích cho ngành ngân hàng. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành ngân hàng sau đó được bổ sung bởi các ngân hàng thương mại. Hầu hết các nhiệm vụ kinh tế mà lẽ ra do hệ thống ngân hàng quốc gia đảm nhiệm, ngoài hoạt động kinh doanh ngân hàng thông thường như cho vay và tài chính doanh nghiệp, đều rơi vào tay các ngân hàng thương mại lớn vì hệ thống ngân hàng quốc gia còn rời rạc. Trong thời kỳ bất ổn kéo dài cho đến những năm 1920, các ngân hàng thương mại này đã ghép các mối quan hệ quốc tế của họ thành sức mạnh chính trị và tài chính. Các ngân hàng lớn mạnh và có ảnh hưởng đến tận ngày nay, bao gồm Goldman Sachs, Kuhn, Loeb & Co., và J.P. Morgan & Co. Ban đầu, họ chủ yếu dựa vào hoa hồng từ việc bán trái phiếu nước ngoài từ châu Âu, với một lượng nhỏ trái phiếu Mỹ giao dịch ở châu Âu. Điều này cho phép họ xây dựng vốn. Vào thời điểm đầu của kỷ nguyên nền kinh tế trao đổi, một ngân hàng không có nghĩa vụ pháp lý phải tiết lộ dự trữ vốn của mình, một dấu hiệu cho thấy khả năng tồn tại của khoản vay lớn, trên mức trung bình. Thông lệ bí ẩn này có nghĩa là danh tiếng và lịch sử của một ngân hàng quan trọng hơn bất cứ điều gì. Trong khi các ngân hàng mới nổi đến và đi, các ngân hàng thương mại này có lịch sử giao dịch thành công lâu dài. Khi các ngành công

nghiệp lớn xuất hiện và tạo ra nhu cầu về tài chính doanh nghiệp, số lượng vốn cần thiết không thểđược cung cấp bởi bất kỳ ngân hàng đơn lẻ nào, và vì vậy các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và phát hành trái phiếu ra công chúng trở thành cách duy nhất để tăng số vốn cần thiết. Tuy nhiên, dân chúng ở Hoa Kỳ và các nhà đầu tư nước ngoài ở Châu Âu biết rất ít về việc đầu tư vì việc tiết lộ thông tin không được thực thi hợp pháp. Do đó, các đợt chào bán thành công đã làm tăng danh tiếng của ngân hàng và đặt ngân hàng vào tình thế phải yêu cầu nhiều hơn nữa để thực hiện một hợp đồng giao dịch. Vào cuối những năm 1800, nhiều ngân hàng yêu cầu một vị trí trong hội đồng quản trị của các công ty tìm kiếm vốn, và nếu ban quản lý tỏ ra thiếu chặt chẽ, họ sẽ tự điều hành công ty. Mặc dù những năm đầu 1900 đã chứng kiến các ngân hàng thương mại được thành lập khá nhiều, nhưng rất khó để người dân bình thường có được khoản vay. Các ngân hàng này không quảng cáo, và họ hiếm khi mở rộng tín dụng cho những người "bình dân". Dần dần, đến những năm sau đó, ngân hàng thương mại càng ngày càng được mở rộng, và các lý luận về ngân hàng ngày càng được hoàn thiện hơn. Cho đến nay, khái niệm về ngân hàng khá đa dạng.

Theo luật Ngân hàng của Pháp năm 1941 và luật Ngân hàng sửa đổi năm 1984 thì “Tổ chức tín dụng là pháp nhân thực hiện thường xuyên các nghiệp vụ ngân hàng. Hoạt động ngân hàng bao gồm việc nhận tiền gửi từ công chúng, các hoạt động tín dụng cũng như việc cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán cho khách hàng”

Luật Ngân hàng của Ấn Độ ban hành năm 1950, được bổ sung năm 1959 đã quy định: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”.

Đạo luật Thương mại mở rộng của Mỹ ban hành năm 1962 định nghĩa “Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽđược xem là một ngân hàng”.

Luật Ngân hàng thương mại sửa đổi của Thái Lan năm 1998 có đưa ra khái niệm: “Ngân hàng thương mại thực hiện việc nhận tiền gửi để rút theo yêu cầu hoặc vào cuối một thời hạn cụ thể và sử dụng số tiền đó theo một số các cách như: (a) cấp tín dụng, (b) mua và bán hối phiếu hoặc bất kỳ công cụ chuyển nhượng nào; (c) mua và bán ngoại hối”

Tại Việt Nam, theo quy định tại điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010 và Luật 17/2017/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật các tổ chức tín dụng:

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”.

“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”

“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.

Như vậy, với tư cách là trung gian tài chính, kinh doanh tiền tệ và cung ứng nhiều dịch vụ tài chính, khái niệm ngân hàng thương mại có thểđược xây dựng từ nhiều bình diện khác nhau. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên khắp thế giới, quy định pháp luật của từng quốc gia lại có thể mở rộng tối đa hoặc hạn chế hoạt động của ngân hàng thương mại trong một số lĩnh vực nhất định.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này, khái niệm về ngân hàng thương mại được xây dựng theo cách tiếp cận truyền thống qua chức năng và các hoạt động cơ bản của nó:

“Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế”.

Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại vì mục tiêu lợi nhuận được biểu hiện qua chênh lệch tỷ giá hối đoái; chênh lệch lãi suất; chuyển đổi kỳ hạn nguồn vốn - tài sản; chuyển đổi rủi ro nguồn vốn - tài sản; cung cấp dịch vụ thanh toán và đầu tư tư bản.

Một phần của tài liệu Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)