Đặc trưng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 32 - 35)

* V cu trúc tài chính và tài sn:

Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn trên cả giác độ vốn chủ sở hữu, tổng tài sản lẫn cơ cấu tổ chức, hệ số nợ rất cao và cấu trúc tài chính đặc biệt. Ngân hàng là tổ chức tài chính được cấp phép nhận tiền gửi và cho vay. Các ngân hàng cũng có thể cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như thanh toán, quản lý tài sản, kinh doanh ngoại hối và két an toàn... Ở hầu hết các quốc gia, hoạt động của các

ngân hàng thương mại được quy định bởi chính phủ quốc gia hoặc ngân hàng trung ương. Ở Việt Nam, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại là hàng nghìn tỷ đồng. Đối với các ngân hàng thương mại trên thế giới, vốn chủ sở hữu lên tới nhiều tỷ đô la Mỹ. Mạng lưới các chi nhánh ngân hàng thường rất lớn và phân tán rộng vềđịa lý. Trong khi quy mô về vốn chủ sở hữu đã rất lớn, nguồn vốn của ngân hàng thương mại lại chủ yếu là nợđược huy động từ bên ngoài ngân hàng. Cấu trúc tài sản của ngân hàng thương mại đặc biệt hơn so với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác là ở tỷ trọng tài sản tài chính. Phần lớn tài sản của ngân hàng thương mại là tài sản tài chính, mang đặc trưng trừu tượng, hình thái vật chất giản đơn chỉ là giấy tờ hoặc thậm chí chỉ là dữ liệu điện tửđược lưu giữ trong một thiết bị nhất định. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại thường có xu hướng liên tục phát triển các sản phẩm, công cụ tài chính mới.

Ngân hàng là một phần rất quan trọng của nền kinh tế khi thực hiện cung cấp các dịch vụ quan trọng cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Là nhà cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng là nơi an toàn để lưu trữ tiền mặt của các khách hàng. Thông qua các dịch vụ khác nhau, khách hàng từ cá nhân đến tổ chức có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng từ thông thường như gửi rút tiền, tiết kiệm, thanh toán séc, hóa đơn … hoặc dịch vụ phức tạp như tín dụng, quản lý tiền mặt, tài trợ thương mại...

Các ngân hàng cung cấp cơ hội tín dụng cho các cá nhân và doanh nghiệp khi sử dụng số tiền được gửi tại ngân hàng - tiền mặt ngắn hạn - cho người khác vay để trả nợ dài hạn như cho vay mua ô tô, thẻ tín dụng, thế chấp và các phương tiện nợ khác. Quá trình này giúp tạo ra thanh khoản trên thị trường - tạo ra tiền và giữ cho nguồn cung tiếp tục.

Cũng giống như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, mục tiêu của một ngân hàng là kiếm lợi nhuận cho chủ sở hữu của nó và các ngân hàng kiếm lợi nhuận bằng cách tính lãi của người đi vay nhiều hơn so với trả lãi ít hơn cho người mang tiền đến gửi. Tiền gửi của khách hàng cung cấp cho các ngân hàng vốn để thực hiện các khoản vay này. Ngoài ra, các ngân hàng kiếm tiền từ phí dịch vụ và phí. Các khoản phí này khác nhau tùy thuộc vào các sản phẩm, từ phí tài khoản (phí bảo trì hàng tháng, phí số dư tối thiểu, phí thấu chi, phí tiền không đủ trong tài khoản, phí két an toàn và phí chậm trả…). Nhiều sản phẩm cho vay còn có phí ngoài lãi suất.

Các ngân hàng kiểu truyền thống được đặt tại các địa điểm cụ thể, nhưng xu hướng hiện nay ngày càng có nhiều ngân hàng phát triển các giao dịch trực tuyến. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khách hàng được thực hiện hầu hết các dịch vụ trực tuyến tương tự như họ có thể thực hiện trực tiếp bao gồm chuyển khoản, gửi tiền tiết kiệm và thanh toán hóa đơn. Khi giao dịch trực tuyến, các ngân hàng có thể cung

cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn với chi phí thấp hơn, thậm chí còn miễn phí giao dịch cho khách hàng của họ.

Các ngân hàng thương mại rất quan trọng đối với nền kinh tế vì đó là nơi tạo ra vốn, tín dụng và thanh khoản trên thị trường.

* Hot động ca ngân hàng thương mi luôn cha đựng nhiu ri ro và chu s kim soát, giám sát cht ch ca h thng lut pháp.

Trên giác độ tài chính doanh nghiệp, khi một doanh nghiệp có hệ số nợ cao sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cũng cao. Bên cạnh đó, nguồn vốn nợ chủ yếu của ngân hàng thương mại lại là tiền gửi với đặc trưng có thể bị rút ra trước hạn với khối lượng khó xác định. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng không được hưởng quy chế bảo hộ độc quyền và mang tính phức tạp, trực tiếp. Hơn nữa, ngân hàng thương mại tham gia vào nhiều cam kết trong khi chưa chuyển giao vốn thực sự, tức là hoạt động ngoại bảng phong phú và đa dạng. Điểm này là một đặc trưng khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác. Vì những lý do này, hoạt động của ngân hàng thương mại chứa đựng nhiều rủi ro hơn các ngành kinh doanh khác. Các ngân hàng thương mại là một phần quan trọng của nền kinh tế, không chỉ thực hiện cung cấp cho người tiêu dùng một dịch vụ thiết yếu, mà còn giúp tạo ra vốn và thanh khoản trên thị trường. Ngân hàng thường lấy tiền mà khách hàng của họ gửi tiết kiệm và cho người khác vay. Các ngân hàng thương mại đóng một vai trò trong việc tạo ra tín dụng, dẫn đến sự gia tăng sản xuất, việc làm và chi tiêu tiêu dùng, do đó thúc đẩy nền kinh tế. Do vậy, hoạt động của các ngân hàng thương mại cần được quản lý chặt chẽ bởi các ngân hàng trung ương.

Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại đa dạng, ở mức độ cao, tích luỹ nhanh và dễ lây lan. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm các loại rủi ro đặc thù như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro vốn khả dụng, rủi ro đạo đức,…

* Tính liên kết và n định ca h thng ngân hàng

Hệ thống ngân hàng có tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Hơn bất cứ ngành kinh doanh nào trong nền kinh tế, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có tính lan tỏa rất nhanh. Hoạt động như một hệ thống các mắt xích liên kết chặt chẽ, chỉ cần khi một ngân hàng thương mại, dù yếu và nhỏ nhất, gặp khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là khó khăn về thanh khoản, là có thể dẫn đến nguy cơ phá sập hệ thống. Thực tiễn đã cho thấy, thanh khoản được ví như hơi thở của sự sống trong hoạt động ngân hàng thương mại. Mọi rủi ro, tổn thất trong hoạt động của ngân hàng thương mại đều có thể dẫn đến hậu quả cuối cùng là ngân hàng mất khả năng thanh toán rồi phá sản.

Hệ thống ngân hàng – tài chính trong nền kinh tế rất nhạy cảm với mọi biến động về kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Những biến động này thường có tác động gần như tức thời đến hoạt động của thị trường tài chính, điển hình là thị trường chứng khoán, theo đó, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đối với công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế, việc nắm bắt được cơ chế hoạt động, ảnh hưởng lẫn nhau của các phần tử trong hệ thống tài chính là một trong những vấn đề cốt yếu, quyết định thành bại.

Một phần của tài liệu Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 32 - 35)