Theo thống kê của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2005 Cả nước có 62% dân số nông thôn được dùng nước sạch,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 thành thị là 82%. Trong đó miền đông Nam bộ có tỷ lệ dung nước sạch cao hơn 68%. Tây nguyên là 52% là nơi có tỷ lệ dùng nước sạch thấp nhất.
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng nước sạch ở các vùng miền
Địa điểm % dân số dùng nước sạch
Trung bình 62
Miền núi phía Bắc 56
Đồng bằng sông hồng 66
Bắc Trung bộ 61
Duyên hải miền Trung 57
Tây Nguyên 52
Đông Nam Bộ 68
Đồng bằng sông Cửu Long 66
(Nguồn: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 2005).
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ dân vùng nông thôn sử dụng nước sạch là 85%, còn ở thành thị là 100%. Mục tiêu chiến lược quốc gia phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng 60 lít/người/ngày.
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch thống kê (Bộ Xây dựng năm 2006) các đô thị Việt Nam có trên 300 hệ thống cấp nước với tổng công suất thiết kế 4,2 triệu m3/ngàyđêm công suất khai thác đạt 3.4 triệu m3 ngày đêm. Mục tiêu phấn đấu đưa tỷ lệ cấp nước đô thị đạt tỷ lệ bao phủ đạt 85% với tiêu chuẩn 150 lít nước/người/ngày.
Công suất khai thác đạt 6,3 triệu m3/ngày đêm. trong vòng 10 năm qua nước ta đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD để phát triển hệ thống cấp nước đô thị với hơn 200 dự án. Hiện nay trên cả 63 tỉnh thành phố của đất nước với khoảng 240 nhà máy, tuy vậy hiện tượng thiếu nước sinh hoạt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng…Vẫn xảy ra. ngoài ra phần lớn các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 đường ống dẫn nước đã cũ và xuống cấp nghiêm trọng, vừa gây thất thoát nước vừa khiến chất lượng nước sạch không đảm bảo. Theo các số liệu thông kê tỷ lệ thất thoát nước, thất thu ở các đô thị khoảng 30-50 % khiến tình trạng thiếu nước ở các đô thị này ngày càng trầm trọng. Như vậy công tác cấp thoát nước ở các đô thị nước ta còn đang gặp rất nhiều thách thức và vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến việc định giá nước
2.2.2.1 Nhận thức của Chính phủ
Nước sạch là một sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thoả mãn nhu cầu nước sạch cho xã hội, nhất là tại các đô thị, nhu cầu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn rất cấp bách. Hiện nay, nhu cầu thiết yếu về sử dụng nước sạch trong các đô thị và khu công nghiệp chỉ mới đáp ứng một phần. Từ nhiều năm nay Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển ngành nước. Nhiều Dự án đầu tư cải tạo hệ thống cấp nước hiện có, và xây dựng công trình cấp nước mới ở đô thị, khu công nghiệp và cụm dân cư nông thôn hiện nay mỗi địa phương tính một cách khác nhau và còn chứa đựng nhiều yếu tố bao cấp, chưa khuyến khích việc giảm tỷ lệ thất thoát ở cả các khâu sản xuất và tiêu dùng nước sạch.
Hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước đang từng bước hoàn thiện một cách đồng bộ nhằm tạo một hành lang pháp lý xuyên suốt, thống nhất với chế tài mạnh đủ để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước vốn không phải là vô tận. Năm 2012 được xem là một năm quan trọng đối với việc hoàn thiện pháp luật về tài nguyên nước. Theo đó, Quốc hội đã ban hành Luật số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc Hội về Luật Tài nguyên nước. và Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về quy định chi tiết một số điều về luật Tài nguyên nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
2.2.2.2 Những Thành tựu đạt được và mục tiêu của Chính phủ về phát triển cấp nước sạch đến 2020.
Thành tựu về sự phát triển SXKD nước sạch trong thời gian qua và mục tiêu của Chính phủ trong định hướng phát triển cấp nước đến 2020 Các Công ty Cấp nước ở Việt Nam trong những năm qua đã rất cố gắng và thường xuyên mở rộng phạm vi cấp nước trên địa bàn từng tỉnh. Các Công ty luôn chủ động tìm nguồn vốn đầu tư để nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống cấp nước, nâng công suất SX nước với mong muốn ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Nhưng do điều kiện của mỗi tỉnh có sự khác nhau, do nhận thức của người dân ở mỗi địa phương cho nên tình hình SXKD nước sạch của các Công ty không đồng đều, lượng nước thất thoát trung bình toàn quốc còn cao khoảng trên 32%. Mức giá bán nước bình quân cả nước năm 2012 vào khoảng 5.538đ/m3 do có sự định hướng của Nhà nước. Hiện nay, do nhu cầu phát triển của xã hội, do nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh SXKD trong sản xuất nước sạch, nhiều Công ty Cấp nước đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp hệ thống đường ống nhằm phục vụ dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Nhưng điều đó cũng dẫn đến việc các Công ty phải chịu những khoản nợ vay lớn, chỉ có thể hoàn trả bằng giá bán sản phẩm được như mong đợi.
Giữ sạch nguồn nước: ý thức cộng đồng nhằm giữ sạch nguồn nước như không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi, và sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn.
Tiết kiệm nước sạch: giảm lãng phí nước như nước dội vào nhà cầu, chống thất thoát nước từ đường ống, bể chứa, dùng lại nước bể bơi, nước tắm rửa vào những việc thích hợp như cọ nhà, rửa sân, tưới cây…
Nhờ diện bao phủ về cấp nước sạch trong giai đoạn 2011 –2015 trên toàn quốc tăng cao, giảm bớt gánh nặng hàng ngày phải đi lấy nước rất xa khu dân cư, nhất là các hộ dân vùng ven biển, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 tỉnh miền núi. Hơn thế nữa, ở những vùng khan hiếm nước, cải thiện tình hình cấp nước sẽ giảm chi phí sử dụng nước và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội. Điều này đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế và xã hội.
Việc sử dụng nước sạch, thực hiện thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp góp phần đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn. Nhân dân càng thêm tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, cải thiện việc cấp nước góp phần nâng cao nếp sống văn hoá, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ở tất cả mọi nơi, nhất là ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Xoá bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng nông thôn với nhau; góp phần hạn chế sự di dân ồ ạt vào đô thị và di cư tự do ở các vùng khan hiếm nước; hạn chế tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng đang diễn ra tại nhiều vùng. Nhờ nâng cao sức khoẻ và giải phóng phụ nữ trong nhiều công việc nặng nhọc liên quan đến nước sạch, cải thiện điều kiện vật chất thực hiện bình đẳng giới ngay cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 3 (2011-2015) với việc xây dựng mới và nâng cấp 3.199 công trình cấp nước tập trung, 262.217 công trình cấp nước nhỏ lẻ, 2.508.748 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh và 1.000.000 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, các công trình thu gom và xử lý rác thải nông thôn, sẽ góp phần giảm thiểu nạn ô nhiễm môi trường; bảo vệ chất lượng nguồn nước, giải quyết tình trạng ô nhiễm do phân người và phân gia súc gây ra góp phần làm đẹp cảnh quan, sạch đường làng, ngõ xóm. Mô hình hầm Biogas cung cấp chất đốt cho sinh hoạt, không những góp phần hạn chế chặt phá rừng bừa bãi, mà còn cải tạo được nguồn phân hữu cơ để trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 trọc... Từ đó làm cho môi trường nông thôn, các khu vực công cộng, khu vực làng nghề sản xuất được cải thiện đáng kể, cảnh quan và môi trường nông thôn "Xanh-Sạch- Đẹp" ngày càng được mở rộng, góp phần bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.