PH ẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê
Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thường kết hợp với so sánh để làm rõ vấn đề: Tình hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian; mức độ hiện tượng; mối quan hệ giữa các hiện tượng, được thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học. Số liệu thu thập được biểu diễn bằng nhiều dạng khác nhau như dạng biểu đồ hình cột, hình bánh, hình mạng nhện... Tùy thuộc vào từng loại số liệu khác nhau và yêu cầu cần thiết phải thể hiện kết quả.
Phương pháp so sánh
So sánh theo thời gian, so sánh theo thời điểm, so sánh theo không gian, so sánh thực hiện kế hoạch... để tìm ra những phương án tối ưu cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 việc nghiên cứu phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của Công ty.
Phương pháp dự tính, dự báo
Từ việc phân tích thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch của Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh từ năm 2011 - 2013 và xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch để từ đó có những dự tính, dự báo nhu cầu sử dụng nước sạch và đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch. Dự báo tốt nhu cầu thị trường sẽ mang đến sự thành công hay thất bại trong việc phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của Công ty.
Phân tích ma trận SWOT trong phát triển SXKD nước sạch
Đề tài áp dụng ma trận SWOT làm công cụ phân tích để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho việc phát triển dịch vụ cung cấp sản phẩm nước sạch của Công ty. Tên SWOT là viết tắt của các từ:
- Strengths: những mặt mạnh - Weaknesses: những mặt yếu - Opportunities: các cơ hội bên ngoài - Threats: các nguy cơ bên ngoài
Phân tích SWOT dựa trên một sơ đồ đơn giản của việc phân loại tất cả những nhân tố có ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của ngành, được chia thành:
- Những nhân tố bên ngoài và những nhân tố bên trong có tác động. - Những nhân tố có tác động tốt và những nhân tố có tác động xấu. Như vậy:
- Những nhân tố bên ngoài có lợi là những cơ hội.
- Những nhân tố bên ngoài không có lợi là những nguy cơ. - Những nhân tố bên trong có lợi là những mặt mạnh. - Những nhân tố bên trong không có lợi là những mặt yếu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 ảnh hưởng của chúng đến tình hình cung cấp cũng như khả năng cung cấp làm mạnh lên hay yếu đi áp lực của chúng. Sự tác động lẫn nhau của các cơ hội và nguy cơ với những mặt mạnh, mặt yếu của tình hình cung cấp cho phép chúng ta xác định vị thế của Công ty đồng thời có thể có được những giải pháp toàn diện nhất.
Bảng 3.5: Phân tích ma trận SWOT
Mô hình ma trận SWOT và những phối
hợp có hệ thống các cặp tương ứng với các nhân tố nói trên tạo ra
các cặp phối hợp Logic Những cơ hội (O) O1 O2 Những nguy cơ (T) T1 T2 Những mặt mạnh (S) S1 S2 Phối hợp SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp ST Sử dụng những điểm mạnh để vượt qua các nguy cơđe
doạ Những mặt yếu (W) W1 W2 Phối hợp WO Tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu Phối hợp WT Giảm thiểu những điểm yếu và tìm cách tránh, hạn chế các nguy cơ
Việc sử dụng SWOT cũng như các công cụ kỹ thuật, mô hình hay các phương pháp tổng hợp là rất cần thiết đối với quá trình phát triển dịch vụ cung cấp, hỗ trợ việc lựa chọn và quyết định các giải pháp.