Thực trạng đầu tư nước sạch

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của công ty tnhh một thành viên cấp thoát nước bắc ninh cho thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 46)

2.2.3.1. Tại Việt Nam

Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể. Nhiều dự án với vốn đầu tư trong nước, vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức Quốc tế đã và đang được triển khai.

Hiện nay toàn bộ 63 thành phố, thị xã tỉnh lỵ trong cả nước đã có các dự án cấp nước ở các mức độ khác nhau. Tổng công suất thiết kế đạt 3,42 triệu m3/ngày đêm. Nhiều nhà máy được xây dựng trong thời gian gần đây có dây truyền công nghệ xử lý và thiết bị khá hiện đại. Trong 670 đô thị vừa và nhỏ (loại IV và loại V) đã có khoảng 200 thị xã, thị tứ có hệ thống cấp nước tập trung quy mô từ 500 đến 2000, 3000 m3/ngày đêm được xây dựng từ nhiều nguồn vốn và do nhiều cơ quan, doanh nghiệp quản lý. Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn nhiều bất cập:

- Tỷ lệ cấp nước còn rất thấp: trung bình đạt 45% tổng dân số đô thị được cấp nước, trong đó đô thị loại I và loại II đạt tỷ lệ 67%, các đô thị loại IV và loại V chỉ đạt 10-15%.

- Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơi thiếu nước, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất, cá biệt tại một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15-20% công suất thiết kế.

- Tỷ lệ thất thoát thất thu nước còn cao: Sau Hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ III, các công ty cấp nước địa phương đã có nhiều cố gắng giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước đã được Bộ Xây Dựng đề ra. Nhiều địa phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 như Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu, Tiền Giang… đạt được kết quả tốt, nhưng tại nhiều đô thị tỷ lệ thất thoát thất thu vẫn còn cao như Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Hà Tĩnh, Vinh…Tỷ lệ thất thu cao không chỉ chứng tỏ sự yếu kém về mặt năng lực quản lý (cả tài chính và kỹ thuật) mà nó còn thể hiện kết quả của quá trình đầu tư không đồng bộ giữa việc tăng công suất với công tác phát triển mạng lưới đường ống. Bộ Xây dựng đã đề ra chỉ tiêu đến năm 2015: Đối với các đô thị có hệ thống cấp nước cũ tỷ lệ thất thoát thất thu dưới 32%, các đô thị có hệ thống cấp nước mới là nhỏ hơn 25%.

- Chất lượng nước: tại nhiều nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn quy định, tình trạng nguồn nước ngầm, nước mặt bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. Theo số liệu thống kê, tổng công suất khai thác hiện nay là 3.42 triệu m3/ngày đêm (trong đó 66% là nước mặt, 34% là nước ngầm). Công tác khảo sát và quản lý nguồn nước nói chung do Bộ Tài nguyên - Môi trường và địa phương quản lý.

- Cơ chế chính sách ngành nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là cơ chế tài chính (giá nước) chưa phù hợp với tinh thần Chỉ thị số 40/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý và phát triển cấp nước đô thị.

Theo báo cáo của cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch thì Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia thiếu nước trên thế giới với mức trung bình chỉ đạt 44 m3/người/năm (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của thế giới 74 m3/người/năm.

Với tổng tài nguyên nước 830 tỷ m3 nước mặt, trong đó lượng nước sản sinh ngoài lãnh thổ chiếm 2/3 tổng lượng nước có được, với 2.360 con sông có chiều dài 10 km trở lên nhưng có 10/tổng số 13 lưu vực sông chính và sông nhánh có diện tích hơn 10.000 km2 liên quan đến các nước láng giềng, gây ra nhiều ràng buộc và khó khăn trong quản lý và sử dụng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 150 dự án cấp nước, chỉ có 46% hộ nông thôn, trong đó tỷ lệ cấp nước từ công trình tập trung tăng dần từ 1,25% năm 1992 lên 1,8% năm 1998; 5,88% năm 2002 và khảo sát ở 20 tỉnh đã lên 18% năm 2007, 70% hộ thành thị đã được hưởng lợi từ những dự án này. 50% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước giếng đào, số khác dùng nước mưa không che đậy và các nguồn từ sông, suối, hồ, đập qua xử lý sơ lắng hoặc sử dụng trực tiếp theo kiểu giếng làng truyền thống.

Để tiếp cận được với mục tiêu cấp nước sạch cho 90% dân số vào năm 2015 và 100% dân số vào năm 2020 thì Chỉnh phủ và các Tỉnh, Thành phố cùng với các ngành hữu quan phải tích cực hơn nữa trong việc tập trung đầu tư nguồn vốn cho các chương trình dự án nước sạch để mở rộng hệ thống mạng lưới cấp nước cho các vùng miền trong cả nước, coi trọng địa bàn nông thôn.

Xác định địa bàn đầu tư đúng để ưu tiên nguồn vốn trước tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp đồng nghĩa với thất thoát lãng phí tài nguyên. Thực chất là việc xác định nhu cầu dùng nước của từng địa bàn để lập kế hoạch cung cấp cụ thể cho mỗi vùng, mỗi khu vực dân cư phù hợp.

Một vấn đề quan trọng trong hợp tác đầu tư, đó là vận động nhiều đối tượng tham gia vào công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng, khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả nhất: “Chính sách từ trên xuống là chưa đủ mà cần làm cho người dân từ thành thị đến nông thôn được tham gia nhiều hơn vào việc quy hoạch cấp thoát nước cũng như thỏa thuận định giá nước (Theo ông Vũ Kim Quyến - Phó Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam).

2.2.3.2. Tại tỉnh Bắc Ninh

- Tình hình phát triển SX khai thác nước sạch ở tỉnh Bắc Ninh

Hiện nay, đơn vị cấp nước cho khu vực thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du, huyện Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình, Yên Phong là Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh cung cấp. Ngoài ra còn có một số đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ lẻ thực hiện việc cấp nước cho một số huyện lỵ, thị trấn trên địa bàn tỉnh thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quản lý, khai thác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Bảng 2.4 Quy hoạch nguồn nước của tỉnh Bắc Ninh

TT Đơn vị hành chính Địa điểm Nguồn nước 1 TP Bắc Ninh Toàn thành phố Nước ngầm + Nước mặt 2 Huyện Quế Võ Thị trấn phố mới Nước ngầm + Nước Mặt 3 Huyện Tiên Du Thị trấn Lim Nước ngầm

4 Huyện Lương Tài Thị trấn Thứa Nước mặt

5 Huyện Yên Phong Thị trấn Chờ Nước ngầm + Nước mặt 6 Huyện Gia Bình Thị trấn Đông Bình Nước mặt

7 Huyện Thuận Thành Thị Trấn Hồ Nước mặt

8 TX Từ Sơn Toàn thị xã Nước ngầm + Nước Mặt

(Nguồn công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh) Tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm, năng lực cấp nước và vốn nên các đơn vị sản xuất quản lý khai thác kinh doanh nước nhỏ lẻ trên không phát huy được khả năng của mình, số lượng người sử dụng nước không tăng trong nhiều năm. Mặt khác, để bảo vệ nguồn nước trong hiện tại và tương lai, tỉnh Bắc Ninh cần có quy định cụ thể về việc khai thác, bảo vệ nguồn nước, tránh việc khai thác bừa bãi không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng phá vỡ tổng thể nguồn nước ngầm hiện có trong tự nhiên dẫn đến nguy cơ thiếu nước, làm cạn kiệt nguồn nước cho những năm tới ảnh hưởng đến tác động của môi trường.

Trước tốc độ phát triển đô thị ngày một nhanh, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân thành phố tăng cao và trở thành một vấn đề “nóng” được nhiều người quan tâm.

Theo thống kê từ Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bắc Ninh, năm 2011, trên địa bàn thành phố, đơn vị phục vụ 28.152khách hàng, với mức sử dụng nước là 5.046.125 m3/năm. Năm 2012, lượng khách hàng tăng lên 30.349 khách hàng và khối lượng nước tiêu thụ trên 5.500.000 m3/năm. Trong khi đó, công suất của hệ thống cấp nước Bắc Ninh giữ ổn định ở mức 20.000 m3/ngày đêm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 Gần đây thường xuyên diễn ra tình trạng thiếu nước, đơn vị phải cắt nước luân phiên trong mùa hè khi nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao. Thậm chí ngừng lắp đặt và không mở rộng hệ thống mạng lưới cung cấp nước cho khách hàng mới. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người dân ở các khu dân cư mới hình thành. Năm 2012 UBND tỉnh Bắc Ninh đã Quyết định số 261/QD-UBND ngày 02/3/2012 của Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh về đầu tư tuyến ống truyền tải nước sạch Từ Nhà máy nước Phố Mới huyện Quế Võ lên TP Bắc Ninh và Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh về đầu tư tuyến ống cấp nước sạch Từ Nhà máy nước Thị trấn Lim huyện Tiên Du lên TP Bắc Ninh với tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng với lưu lượng sạch chuyển về 4.000m3/ngày đêm. Nhằm mục đích dẫn nước sạch ở các nhà máy vùng về TP Bắc ninh khi thiếu nước

Để giải quyết tình trạng thiếu nước sạch đô thị, nhiều giải pháp tức thời được triển khai. Tuy vậy, về lâu dài cần hoạch định chiến lược mang tính ổn định, bền vững và hơn cả là việc hình thành ý thức sử dụng tiết kiệm nước trong nhân dân.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của công ty tnhh một thành viên cấp thoát nước bắc ninh cho thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)