Đặc điểm kinh tế-xã hội của thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của công ty tnhh một thành viên cấp thoát nước bắc ninh cho thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 54)

PH ẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội của thành phố Bắc Ninh

3.1.2.1 Về kinh tế

Sau nhiều năm tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch, nền kinh tế xã hội thành phố Bắc Ninh đã chuyển dịch mạnh theo cơ cấu, công nghiệp, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp. Những năm qua, thành phố Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 17%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị thu nhập từ kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị thu nhập từ kinh tế công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Năm 2012, tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 651,126 tỷ đồng bằng 105% so với kế hoạch, Tổng thu ngân sách địa phương đạt 510,281 tỷ đồng, bằng 181% so với dự toán tỉnh giao, bằng 171% so với dự toán thành phố giao. GDP bình quân đầu ở Bắc Ninh đạt 1.800 USD/năm, cao gấp 1,5 lần bình quân cả nước.

- Lĩnh vực công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản:

Lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn thành phố có nhịp độ tăng trưởng bình quân hằng năm ước đạt 27,5%. Năm 2012 giá trị sản xuất đạt 9.866,6 tỷ đồng bằng 101,7% so kế hoạch năm, tăng 22.33% so cùng kỳ năm 2011. Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (năm 2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc vào năm 2012.

Đến năm 2013 trên địa bàn thành phố có 2 khu công nghiệp tập trung, 5 cụm công nghiệp, 01 làng nghề bao gồm 229 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thu hút và giải quyết việc làm cho gần 30.000 lao động. Nhằm khắc phục những khó khăn do suy giảm kinh tế và đình trệ sản xuất công nghiệp. Thành phố đã phối hợp với các ngành các địa phương và chỉ đạo các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, thông tin thị trường, đảm bảo an ninh trật tự và từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp làng nghề, tạo điều kiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp - thủy sản:

Lĩnh vực này đã có nhiều tiến bộ, nhất là khâu đổi mới giống cây trồng, vật nuôi; ổn định diện tích gieo trồng và từng bước cơ giới hóa, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 3 - 4%. Năm 2012 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản đạt 345,7 tỷ đồng (giá cố định năm 1994). Thực hiện xong quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất rau màu có giá trị kinh tế cao, quy hoạch chăn nuôi, thuỷ sản gắn với chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị có giá trị kinh tế cao.

Phát triển nông nghiệp theo hướng trồng cây cung cấp thực phẩm, rau sạch, quả và trồng hoa cao cấp phục vụ nhu cầu trong và ngoài thành phố. Năm 2012, thành phố có khoảng 40 ha trồng hoa tại phường Võ Cường.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ cho hợp lý trên cơ sơ ứng dụng khoa học công nghệ. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mở rộng diện tích cây vụ đông tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác.

- Lĩnh vực Dịch vụ - thương mại: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và

dịch vụ năm ở thành phố khá sôi động, có nhịp độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 24,8% năm 2012, lượng hàng hóa dịch vụ rất đa dạng cung ứng phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân; Hệ thống nhà hàng, cửa hàng ăn uống, khách sạn khá phát triển, trên địa bàn thành phố hiện có trên 298 cơ sở, trong đó nhà nghỉ có 221, cửa hàng ăn uống có 70, khách sạn 9.

Thương mại và dịch vụ được thành phố quan tâm chỉ đạo và tiếp tục có bước phát triển. Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại dịch vụ, siêu thị, hệ thống chợ từng bước được đầu tư và xây dựng. Tăng cường công tác quản lý chợ trên địa bàn. góp phần vào việc duy trì, ổn định phát triển KT- XH và thu hút giải quyết việc làm cho 19.500 lao động. Tạo điều kiện cho các dịch vụ cao cấp như: viễn thông, ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 động mở rộng trên địa bàn thành phố (Báo cáo về Tình hình phát triển kinh tế

xã hội thành phố Bắc Ninh,2012).

Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân của thành phố chuyển dịch theo hướng tỷ trọng công nghiệp tăng dần đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được tăng lên, có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện.

3.1.2.2 Dân số

Dân số Thành phố Bắc Ninh được tổng hợp dưới bảng 3.2 cho thấy tổng dân số của 19 xã phường năm 2013 là 170.717 người. Trong đó 13 phường có dân số năm 2013 là 121.945 người tăng 103,4% so với dân số của 13 phường năm 2012 là 118.449 người. Người dân tại 6 xã cũng được tăng lên từ 2011 là 46.741 người đến năm 2012 là 47.683 người và năm 2013 là 48.772 người tương ứng chiếm 101% năm 2012 và 103.6% năm 2013.

* Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực thành phố cao hơn so với mức trung bình toàn tỉnh.

Trình độ phát triển nguồn nhân lực còn thể hiện qua trình độ phân công lao động theo nhóm ngành. Và giải quyết nhiều việc làm cho người dân lao động, cải thiện tốt đời sống của dân cư, giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp,tăng lên số sử dụng thời gian lao động nông thôn.

Nguồn nhân lực trẻ chiếm tỉ lệ cao một mặt là lợi thế cho phát triển KT-XH của thành phố, mặt khác ảnh hưởng trực tiếp đến BHXH, việc tham gia BHXH cho người lao động còn rất lớn. Trong những năm gần đây số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, kéo theo số lao động cũng tăng lên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

Bảng 3.1: Tình hình dân số các phường, xã trong thành phố Bắc Ninh năm 2011, 2012, 2013 Khu vực Năm 2011 (Người) Năm 2012 (Người) Năm 2013 (Người) Tốc độ tăng (%) 2012/11 2013/12 1. Các phường Vũ Ninh 10.789 10.968 11.355 101,7 103,5 Đáp Cầu 8.025 8.056 8.198 100,4 101,8 Thị Cầu 12.356 12.526 12.569 101,4 100,3 Kinh Bắc 7.502 8.213 8.667 109,5 105,5 Vệ An 6.104 6.234 6.337 102,1 101,7 Tiền An 6.797 6.820 6.972 100,3 102,2 Đại Phúc 13.678 14.554 14.861 106,4 102,1 Ninh Xá 8.152 8.591 8.815 105,4 102,6 Suối Hoa 5.596 5.638 5.879 100,8 104,3 Võ Cường 15.215 15.436 15.492 101,5 100,4 Vạn An 6.741 6.818 7.027 101,1 103,1 Vân Dương 7.358 8.180 9.176 111,2 112,2 Hạp Lĩnh 6.253 6.415 6.597 102,6 102,8 Tng 114.566 118.449 121.945 103,4 103,0 2. Xã Hòa Long 10.256 10.675 10.589 104,1 103,2 Khúc Xuyên 3.364 3.404 3.533 101,2 105,0 Phong Khê 9.249 9.562 9.932 103,4 107,4 Kim Chân 5.058 5.128 5.293 101,4 104,3 Nam Sơn 9.125 9.205 9.410 100,9 103,1 Khắc Niệm 9.689 9.709 10.015 100,2 103,4 Tng 46.741 47.683 48.772 101,0 103,6 Tổng (1)+(2) 161.307 166.132 170.717 103 105,8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

3.1.2.3 Điều kiện văn hóa - xã hội

Điều kiện văn hóa xã hội của thành phố Bắc Ninh tương đối tốt, người dân trong thành phố có nhiều cơ hội tham gia vào các lễ hội, các khu vui chơi giải trí nổi tiếng là: Công viên Nguyên Phi Ỷ Lan - Tượng đài Lý Thái Tổ, Công viên Hoàng Quốc Việt, Quảng trường nhà thờ Bắc Ninh, Quảng trường Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, Cung văn hoá thiếu nhi Vệ An... Khu văn hóa ẩm thực: Phú Sơn, Landmark Bắc Ninh, Phoenix Bắc Ninh... Các công trình văn hóa hầu như đều được xây mới như thư viện Tỉnh Bắc Ninh, các công viên…

3.1.2.4 Hạ tầng kỹ thuật

Những năm gần đây thành phố Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo cấu trúc của một đô thị hiện đại. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường QL1A; QL 18; QL 38; tuyến QL 1A đoạn Hà Nội - Lạng Sơn; tuyến QL18 mới đoạn Quảng Ninh - Bắc Ninh - Nội Bài, hiện có đường sắt quốc gia và theo quy hoạch sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua; là đầu mối giao thông của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, giao lưu thuận lợi với các thành phố trong vùng như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Yên, Thái Nguyên,… Thành phố Bắc Ninh còn là cầu nối giao thương quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đầu mối kinh tế của Tỉnh với hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.

Ngày 26 tháng 1 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành thành phố trực thuộc tỉnh với hệ thống hành chính lúc Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh nhất trung bình 9,4%/năm nhưng ngược lại đất nuôi trồng thủy sản lại tăng dần, nhiều trang trại được quy hoạch làm cho diện tích đất này từ 310,67ha (năm 2011) đã lên đến 335,37ha (năm 2013) tương ứng với tốc độ tăng bình quân 3,9%/năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 đó gồm 9 phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã Võ Cường đến nay đã có 13 phường và 6 xã.

Cơ sở hạ tầng thành phố trong những năm qua tương đối phát triển, dân số và kinh tế tăng đều qua các năm, rất nhiều công trình được xây mới nhưng công trình thoát nước chưa đảm bảo phục vụ người dân. Hệ thống thoát nước xây mới phục vụ người dân trong thành phố sẽ mang lại lợi ích đáng kể và góp phần thay đổi diện mạo của Thành phố.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch của công ty tnhh một thành viên cấp thoát nước bắc ninh cho thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)