Các chỉ số cân nặng và BDLMDD thường được sử dụng để đánh giá mức độ béo phì của người lớn và trẻ nhỏ, Robert Michielutte và cộng sự cho rằng: trong các phương pháp không sử dụng tới phòng thì nghiệm thì phương pháp sử dụng kích thước về BDLMDD là cách tốt nhất để đánh giá mức độ béo phì ở người; kích thước cân nặng không giúp phân biệt được giữa tình trạng béo phì với sự nở nang của cơ thể (do phát triển cơ) hoặc tình trạng phù [126]. BDLMDD thường được sử
dụng để đánh giá mức độ hữu dụng của các chỉ số liên quan đến cân nặng trong đánh giá tình trạng béo phì ở người [127].
Khi đánh giá BDLMDD vị trí cơ tam đầu cánh tay của 3 quần thể trẻ trong nghiên cứu, kết quả cho thấy: trong 3 dân tộc Thái, Hmông và Dao thì trẻ dưới 5 tuổi người Hmông có trung bình BDLMDD CTĐCT cao hơn so với trẻ dưới 5 tuổi người Thái và Dao. Chẳng hạn ở nhóm trẻ 24-35 tháng tuổi, trung bình BDLMDD CTĐCT của các bé gái người Hmông là 8,7 mm cao hơn có ý nghĩa so với 8,1 mm và 8 mm ở trẻ người Thái và người Dao; khác biệt này cũng tương tự với các bé trai trong nhóm 24-35 tháng tuổi (8,5 mm ở các bé trai người Hmông so với 8 mm và 6,9 mm ở các bé trai người Thái và Dao). Số liệu được trình bày trong bảng 3.17.
Bảng 3.17. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay (mm) của trẻ dưới 5 tuổi
Tháng tuổi Giới tính
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n X ± SD n X ± SD n X ± SD < 5 Nữ 61 8,20 ± 1,56 40 8,40 ± 0,85 75 8,10 ± 1,56 Nam 69 8,00 ± 2,23 38 8,30 ± 2,69 65 8,00 ± 2,23 6-11 Nữ 86 8,40 ± 1,20 47 8,90 ± 1,73 77 8,50 ± 2,19 Nam 70 8,20 ± 2,74 44 8,50 ± 0,79 63 8,50 ± 2,01 12-23 Nam 35 8,50 ± 0,50 51 8,80 ± 1,82 47 8,40 ± 1,20 Nữ* 43 8,60 ± 0,28 53 9,20 ± 2,07 65 8,60 ± 1,06 24-35 Nữ* 41 8,10 ± 0,57 40 8,70 ± 2,17 43 8,00 ± 0,57 Nam** 63 8,00 ± 2,12 38 8,50 ± 2,10 41 6,90 ± 2,60 36-47 Nữ*** 64 7,90 ± 2,46 47 8,40 ± 1,42 76 6,80 ± 1,35 Nam*** 66 7,80 ± 1,30 44 8,00 ± 3,20 64 6,60 ± 1,13 48-60 Nam** 61 7,60 ± 1,98 49 7,90 ± 2,08 56 6,60 ± 1,98 Nữ*** 43 7,70 ± 1,27 55 8,00 ± 1,78 56 6,60 ± 1,27
*, ** và ***: khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05; p<0,01; p<0,001
Ở các nhóm tuổi, trung bình BDLMDD CTĐCT của bé gái thường cao hơn so với bé trai, chẳng hạn ở nhóm 12-23 tháng tuổi trung bình BDLMDD CTĐCT của bé gái người Thái là 8,6 mm cao hơn so với 8,5 mm ở bé trai, trung bình BDLMDD CTĐCT của bé gái người Dao là 8,6 mm cao hơn 8,4 mm ở bé trai người Dao, tuy nhiên các khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nhìn chung, trung bình BDLMDD CTĐCT của trẻ dưới 5 tuổi trong nghiên cứu tăng trong giai đoạn trước 12 tháng, sau đó giảm dần. Nguyên nhân của điều
này có thể là do giai đoạn sau 12 tháng tuổi trẻ bắt đầu tập đi và tham gia vào nhiều hoạt động hơn cho nên BDLMDD giảm đi rõ rệt. Tuy vậy nguyên nhân cũng có thể là do cai sữa sớm và ăn bổ sung không hợp lý gây ra.
BDLM CTĐCT 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 0-5 6-11 12-23 24-35 36-47 48-60 Tháng Thái Hmông Dao BDLM CTĐCT 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 0-5 6-11 12-23 24-35 36-47 48-60 Tháng Thái Hmông Dao a b
Hình 3.9. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) dưới 5 tuổi
So sánh BDLM CTĐCT/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi thuộc 3 dân tộc được khảo sát với quần thể chuẩn của WHO, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.18. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay theo tuổi so với chuẩn của WHO
Dân tộc
Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay theo tuổi (%) % < -3SD % < -2SD % > +1SD % > +2SD % > +3SD
Thái 3,7 11,1 11,1 0 0
Hmông 2,4 2,4 35,7 9,5 0
Dao 3,8 7,7 11,5 0 0
Bảng 3.18 cho thấy BDLMDD CTĐCT của quần thể trẻ người Hmông cao hơn so với quần thể trẻ người Thái và người Dao, thể hiện ở 37,5% số trẻ dưới 5 tuổi người Hmông có BDLMDD CTĐCT/tuổi trên +1SD. Trong khi đó các con số này ở người Thái và người Dao lần lượt là 11,1% và 11,5%. Kết quả này cũng phù hợp với việc trẻ dưới 5 tuổi người Hmông có nguy cơ quá cân và quá cân (tính theo chỉ số BMI/tuổi) cao hơn so với trẻ người Thái và người Dao.
Đáng chú ý là có tới 35,7% số trẻ người Hmông được khảo sát có BDLMDD CTĐCT/tuổi cao hơn mức bình thường của WHO, đồng thời giá trị Xz của chỉ số
BDLMDD CTĐCT/tuổi của quần thể trẻ người Hmông là 0,6 cho thấy phân bố Z- score về chỉ số này của quần thể trẻ người Hmông tương đối sát và hơi lệch sang bên phải so với quần thể chuẩn của WHO. Trong khi đó phân bố của quần thể trẻ người Thái và người Dao lại bị lệch sang bên trái phân bố của quần thể chuẩn của WHO.
So với nhóm dưới 5 tuổi, trẻ 8-10 tuổi có trung bình BDLMDD thấp hơn nhiều. Kết quả về trung bình BDLMDD tại điểm I15 được trình bày trong bảng 3.19.
Bảng 3.19. BDLMDD (mm) tại điểm I15 của trẻ 8 -10 tuổi
Nhóm tuổi
Giới tính
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n X ± SD n X ± SD n X ± SD 8 tuổi Nam*** 91 2,97 ± 0,88 Nữ 84 2,94 ± 0,67 63 2,89 ± 0,24 77 2,54 ± 0,47 42 2,92 ± 0,54 28 2,64 ± 0,13 9 tuổi Nữ*** 161 3,05 ± 0,59 140 3,57 ± 1,68 112 3,12 ± 1,11 Nam*** 126 3,01 ± 0,58 84 2,56 ± 0,61 105 2,65 ± 0,62 10 tuổi Nữ*** 77 3,54 ± 0,62 133 3,77 ± 1,19 203 3,19 ± 1,49 Nam*** 154 2,97 ± 0,72 196 2,60 ± 0,84 126 2,67 ± 1,12
*** là khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
Bảng 3.19 cho thấy trung bình BDLMDD của trẻ 8-10 tuổi trong 3 dân tộc chênh lệch nhau không nhiều. Nếu xét theo giới tính thì trung bình BDLMDD của các bé gái có chiều hướng tăng và cao hơn so với các bé trai, còn trung bình BDLMDD của các bé trai thì ổn định, không có sự chênh lệch nhiều giữa các tuổi.
So sánh với trung bình BDLMDD tại điểm I15 của trẻ 8-10 tuổi trong nghiên cứu của Đào Huy Khuê [45] và nghiên cứu của Takasaki Yuji (tiến hành trên trẻ em Nhật Bản vào những năm 90 của thế kỷ XX) [135], thì trung bình BDLMDD tại điểm I15 của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Đào Huy Khuê và thấp hơn nhiều so với trong nghiên cứu của Takasaki Yuji (các bé trai 8-10 tuổi trong nghiên cứu này có trung bình BDLMDD lần lượt là 10 mm, 11 mm và 11 mm; còn các bé gái lần lượt là 12 mm, 13 mm và 13 mm). Nguyên nhân của khác biệt về trung bình BDLMDD trẻ em người Thái, Hmông và Dao trong nghiên cứu
với trẻ em Nhật Bản trong nghiên cứu của Takasaki Yuji có thể là do khác biệt về di truyền và tình trạng dinh dưỡng.
BDLMDD I15 (mm) 3