Nếu gia đình có ít con thì những đứa trẻ thường được chăm sóc tốt hơn và phát triển bình thường. Tuy nhiên, với một gia đình có quá nhiều con, điều kiện kinh tế khó khăn thì càng không có điều kiện chăm sóc cho trẻ, dẫn đến ốm yếu, bệnh tật, có thể tử vong. Tìm hiểu về số con hiện có trong gia đình của trẻ 8-10 tuổi được khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.48. Số con hiện có trong gia đình
Số con hiện có trong gia đình
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n % n % n %
1 con 56 17,1 42 12,9 51 16,5 2 con 90 27,4 106 32,5 71 23,0 Từ 3 con trở lên 182 55,5 178 54,6 187 60,5
Tổng 328 100,0 326 100,0 309 100,0
Kết quả cho thấy có 44,5% số trẻ 8-10 tuổi người Thái sống trong gia đình có dưới 3 con, con số này ở trẻ người Hmông và người Dao cùng độ tuổi lần lượt là 45,4% và 39,5%. Ở nhóm trẻ 8-10 tuổi trong nghiên cứu, có tới 55,5% số trẻ người
Thái, 54,6% số trẻ người Hmông và 60,5% số trẻ người Dao sống trong các gia đình có từ 3 con trở lên.
Kết quả phỏng vấn cho thấy: người Hmông quan niệm nhất thiết mỗi gia đình phải có được ít nhất một người con trai, bởi con trai là trụ cột trong gia đình, quán xuyến, lo lắng mọi công việc từ sản xuất, tổ chức đời sống đến các công việc đối nội, đối ngoại, v.v. Từ quan niệm “Đàn bà làm chủ nhà thì nghèo, gà mái gáy thì gở” nên bất kỳ người đàn bà nào cũng phải dựa vào hình bóng của người đàn ông và nếu chồng chẳng may chết sớm thì phải trông cậy vào con trai. Do vậy khi sinh ra con gái, người Hmông thường than thở “Đẻ con gái như gáo nước đổ đi rồi không lấy lại được” cũng vì rằng “Con gái chỉ giúp nhà một thời, con trai mới giúp nhà cả đời”. Do đó nếu như đã có con gái rồi thì lo dạy dỗ con gái giỏi việc thêu thùa, bếp núc, làm nương và muốn con gái sớm đi lấy chồng. Một cán bộ trạm y tế xã Chế Cu Nha cho biết: “Hiện nay đã có nhiều thay đổi trong phong tục tập quán của người Hmông nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp của việc sinh nhiều con và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng chăm
sóc đứa trẻ trong gia đình”.
Trẻ sống trong những ngôi nhà ẩm thấp chật chội thường có nguy cơ mắc bệnh còi xương bởi môi trường như vậy ảnh hưởng đến sự tổng hợp vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi - một nguyên tố cần cho sự phát triển của hệ xương và hoạt động hệ cơ. Thế mà có tới 54,3% số trẻ người Hmông sống trong những ngôi nhà ẩm thấp chật chội. Số liệu được trình bày trong bảng 3.49.
Bảng 3.49. Điều kiện vệ sinh môi trường ở nhà
Điều kiện vệ sinh môi trường ở nhà
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n % n % n %
Nhà thoáng, sạch 209 63,7 149 45,7 168 54,4 Nhà ẩm thấp, chật chội 119 36,3 177 54,3 141 45,6
Tổng 328 100,0 326 100,0 309 100,0
Bảng 3.49 cho thấy chỉ có 63,7% số trẻ người Thái, 45,7% số trẻ người Hmông và 54,4% số trẻ người Dao sống trong các ngôi nhà thoáng và sạch. Nhà ẩm thấp, chật chội, thiếu ánh sáng, nằm dọc theo bờ suối và có nhiều cây cối xung
quanh là đặc trưng của nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài nguy cơ bị còi xương do sống trong các ngôi nhà ẩm thấp, chật chội thì nguy cơ trẻ bị mắc bệnh qua các vật truyền bệnh trung gian như muỗi là rất cao.
Với câu hỏi “Em có rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh không?”, chỉ có 40% số trẻ được khảo sát trả lời là luôn luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; gần 25% số trẻ trong nghiên cứu không rửa tay trước khi ăn và đi vệ sinh. Số liệu được trình bày trong bảng 3.50.
Bảng 3.50. Thói quen rửa tay
Thói quen rửa tay
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n % n % n % Luôn luôn 150 45,7 129 39,6 126 40,8 Thỉnh thoảng 71 21,6 62 19,0 56 18,1 Hiếm khi 30 9,2 34 10,4 45 14,6 Không 77 23,5 101 31,0 82 26,5 Tổng 328 100,0 326 100,0 309 100,0
Bảng 3.50 cho thấy có 21,6% và 9,2% số trẻ 8-10 tuổi người Thái thỉnh thoảng hoặc hiếm khi rửa tay (con số này ở trẻ em người Hmông là 19% và 10,4%; ở trẻ em người Dao là 18,1% và 14,6%).
Một nghiên cứu cho biết: hiểu biết và thực hành của người Dao còn yếu đối với việc rửa tay và rửa tay xà phòng để phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun (2,2% và 1,6% số hộ được hỏi biết điều này), chỉ 1,4% số người được hỏi có thường xuyên rửa tay xà phòng trước khi ăn, 1,4% số người được hỏi có thường xuyên rửa tay xà phòng sau khi tiểu tiện và 1,9% số người được hỏi có thường xuyên rửa tay xà phòng sau khi đại tiện [55].
Qua phỏng vấn chúng tôi được biết: “Ở trường các em có được giáo dục về rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, nhưng ở trường thì lại không có nước còn
khi về nhà thì không ai làm vậy cho nên ở nhà thỉnh thoảng em mới rửa tay...”
(L.V.T, 9 tuổi, dân tộc Thái).
Rõ ràng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh vẫn chưa trở thành thói quen của quá nửa số trẻ được khảo sát. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với một nhận định của Cục Y tế Dự phòng về sự khác nhau rất xa giữa nhận thức và thực
hành duy trì vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng): mặc dù đã có giáo dục về rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh ở trường nhưng vẫn có 21% trường học không có nước rửa tay; mặc dù 35% số trường học có khu rửa tay nhưng chỉ có 29% số trường được điều tra có nước và 4,6% có xà phòng để rửa tay [9].
Tìm hiểu về số bữa ăn trong ngày của trẻ, chúng tôi thu được kết quả: có hơn 45% số trẻ được khảo sát ăn không đủ 3 bữa/ngày. Số liệu được trình bày trong bảng 3.51.
Bảng 3.51. Số bữa ăn trong ngày
Số bữa ăn trong ngày
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n % n % n %
Từ 3 bữa trở lên 150 45,7 137 42,0 165 53,4 Không đủ 3 bữa 178 54,3 189 58,0 144 46,6
Tổng 328 100,0 326 100,0 309 100,0
Bởi cơ thể trẻ đang phát triển cho nên để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và nặng lượng cho hoạt động, trẻ cần được ǎn ít nhất 3 bữa/ngày. Tuy nhiên, trong nghiên cứu có 54,3% số trẻ 8-10 tuổi người Thái và 58% số trẻ 8-10 tuổi người Hmông ăn không đủ 3 bữa/ngày, tỷ lệ này ở trẻ em người Dao thấp hơn một chút (46,6%). Nếu ăn chỉ 2 hoặc thậm chí 1 bữa/ngày thì rõ ràng nhu cầu năng lượng của trẻ không được đảm bảo và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về chiều cao cũng như cân nặng của trẻ.
Tìm hiểu nguyên nhân của việc trẻ ăn dưới 3 bữa/ngày, qua phỏng vấn chúng tôi được biết: với những trẻ chỉ ăn 2 bữa/ngày thì đa số là bữa trưa và bữa tối, trẻ thường không được ăn bữa sáng bởi vì mẹ phải lên nương sớm, không có thời gian cho ăn. “Sáng cháu ngủ dậy thì mẹ đã đi nương rồi, cháu đến trường học luôn thôi,
trưa mới về nhà ăn cơm...” (H. V. T., 8 tuổi, người Hmông).
Tìm hiểu về thói quen uống nước lã của trẻ 8-10 tuổi được khảo sát, kết quả cho thấy có 32,0% trẻ người Thái, 14,5% trẻ người Hmông và 39,5% trẻ người Dao không uống nước lã; 11,3% trẻ người Thái, 35,5% trẻ người Hmông và 20,7% trẻ người Dao uống nước lã thường xuyên. Số liệu được trình bày trong bảng 3.52.
Bảng 3.52. Thói quen uống nước lã
Thói quen uống nước lã
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n % n % n % Luôn luôn 37 11,3 116 35,5 64 20,7 Thỉnh thoảng 162 49,4 139 42,7 117 37,9 Hiếm khi 24 7,3 24 7,3 6 1,9 Không 105 32,0 47 14,5 122 39,5 Tổng 328 100,0 326 100,0 309 100,0
Người Dao ở xã Nậm Lành có mạch nước trong núi đá chảy ra, cung cấp nước cho cả xã, cho nên người dân nơi đây không phải sử dụng nước ở các khe suối hoặc hứng nước mưa, nhưng nhiều người vẫn coi đây là nguồn nước sạch có thể ăn, uống trực tiếp được.