Kết quả phân tích đơn biến với biến SDD chiều cao/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi cho thấy tình trạng SDD chiều cao/tuổi của trẻ có liên quan với tình trạng kinh tế của hộ gia đình nơi trẻ sống, trình độ học vấn của bà mẹ, tình hình ăn bổ sung, việc tiêm chủng và thời điểm cai sữa của trẻ. Kết quả được trình bày trong bảng 3.53.
Ở trẻ em người Thái, SDD chiều cao/tuổi của trẻ liên quan với điều kiện kinh tế của gia đình (OR = 1,89; 1,27<OR<2,82; p < 0,05), trẻ dưới 5 tuổi ở những gia đình không đủ ăn có nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi cao gấp 1,89 lần trẻ ở các gia đình đủ ăn. Tương tự, ở người Hmông và người Dao, SDD chiều cao/tuổi cũng có liên quan với điều kiện kinh tế của gia đình (OR = 2,17; 1,26<OR<3,73; p < 0,05 ở người Hmông và OR = 1,50; 1,03<OR<2,18; p < 0,05 ở người Dao). Nói cách khác, trẻ dưới 5 tuổi người Hmông và người Dao sống trong các gia đình thiếu ăn sẽ có nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi cao gấp 1,26 và 1,50 lần những trẻ trong các gia đình đủ ăn. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu của Văn Thị Mai Dung và cộng sự [14] và Phạm Văn Hoan [28]. Nghiên cứu của Văn Thị Mai Dung và cộng sự cho biết: trẻ em trong những gia đình nghèo có nguy cơ SDD chiều cao/tuổi cao gấp 1,6 lần trẻ em thuộc những gia đình không nghèo. Nghiên cứu của Phạm Văn Hoan cho biết: thiếu ăn mà chủ yếu là thiếu lương thực có ảnh hưởng đến SDD trẻ em, thời gian thiếu ăn càng dài thì nguy cơ SDD càng cao.
Bảng 3.53. Liên quan giữa SDD chiều cao/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi với một số yếu tố Dân tộc Các yếu tố SDD chiều cao/tuổi Bình thường OR p
Thái Thiếu ăn Đủ ăn 96 80 111 175 1,27<OR<2,82 1,89 0,000 Hmông Thiếu ăn 115 101 1,26<OR<3,73 2,17 0,002
Đủ ăn 31 59
Dao Thiếu ăn Đủ ăn 116 97 122 153 1,03<OR<2,18 1,50 0,026 Thái Mẹ không biết chữ 101 107 1,51<OR<3,37 2,25 0,00
Mẹ biết chữ 75 179
Hmông Mẹ không biết chữ 90 48 2,27<OR<6,21 3,75 0,000
Mẹ biết chữ 56 112
Dao Mẹ không biết chữ Mẹ biết chữ 132 81 123 152 1,38<OR<2,95 2,01 0,000 Thái Ăn bổ sung sai Ăn bổ sung đúng 85 91 216 70 1,89<OR<4,39 2,88 0,000 Hmông Ăn bổ sung sai 110 96 1,21<OR<3,43 2,04 0,004
Ăn bổ sung đúng 36 64
Dao Ăn bổ sung sai Ăn bổ sung đúng 149 64 142 133 1,47<OR<3,24 2,18 0,000 Thái Tiêm chủng thiếu Tiêm chủng đủ 121 55 129 157 1,77<OR<4,05 2,68 0,000
Hmông Tiêm chủng thiếu 99 81 2,05
1,26<OR<3,36 0,002
Tiêm chủng đủ 47 79
Dao Tiêm chủng thiếu Tiêm chủng đủ 128 85 127 148 1,20<OR<2,56 1,75 0,002 Thái Cai sữa sớm 74 86 1,12<OR<2,54 1,69 0,008
Cai sữa hợp lý 102 200
Hmông Cai sữa sớm 81 67 1,73
1,07<OR<2,79 0,017
Cai sữa hợp lý 65 93
Dao Cai sữa sớm 150 164 1,61
1,08<OR<2,40 0,014
Cai sữa hợp lý 63 111
Bảng 3.53 cho thấy SDD chiều cao/tuổi trẻ em dưới 5 tuổi thuộc 3 dân tộc trong nghiên cứu liên quan với trình độ học vấn của người mẹ. Nếu một bà mẹ người Thái không biết chữ thì con có nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi cao gấp 2,25 lần con của các bà mẹ biết chữ (OR = 2,25; 1,51<OR<3,37). Bà mẹ có học vấn cao thì việc tiếp thu các thông tin liên quan đến chăm sóc trẻ sẽ tốt hơn và việc chăm sóc trẻ sẽ hiệu quả hơn. Trình độ học vấn của mẹ thể hiện qua cách nuôi dưỡng và
chăm sóc trẻ, theo Viện Chiến lược và Chính sách quốc tế: học vấn của người phụ nữ đóng góp đến 43% đối với SDD, trong khi an ninh thực phẩm chỉ đóng góp 26,1% [94]. Nghiên cứu của Nita Bhandari về tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở một vùng giàu có tại Ấn Độ cho biết tỷ lệ SDD tại vùng này rất thấp (6%) liên quan đến việc hầu hết các bà mẹ ở đây học hết phổ thông (hết 12 năm học) và 1/2 trong số đó học hết đại học (học 17 năm) [123].
Phân tích đơn biến với tình hình ăn bổ sung của trẻ cũng cho thấy có liên quan giữa tình trạng SDD chiều cao/tuổi và việc ăn bổ sung hợp lý hay bất hợp lý của trẻ. Trẻ dưới 5 tuổi người Thái được ăn bổ sung không đúng cách sẽ có nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi cao gấp 2,88 lần những trẻ được ăn bổ sung hợp lý với thành phần thức ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Mối liên hệ này cũng tồn tại ở trẻ người Hmông (OR = 2,04) và trẻ người Dao (OR = 2,18). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu về người Dao của Nguyễn Đình Học [31], khi nghiên cứu này cho biết trẻ người Dao dưới 5 tuổi ăn sam không đúng cách có nguy cơ bị còi cao gấp 1,63 lần so với trẻ được ăn sam đúng cách.
Thời điểm cai sữa cho trẻ cũng liên quan với SDD chiều cao/tuổi của trẻ, kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ người Thái, Hmông và Dao được cai sữa sớm (trước 1 năm) có nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi cao gấp 1,69; 1,73 và 1,61 lần so với những trẻ được cai sữa sau một năm. Điều này cũng phù hợp với điều tra của Nguyễn Đình Học, trong đó trẻ được cai sữa sớm có nguy cơ bị còi cao gấp 2,04 lần những trẻ được cai sữa muộn [31].
Tìm hiểu liên quan giữa các yếu tố liên quan tới tình trạng SDD cân nặng/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi trong nghiên cứu, kết quả cho thấy các biến có liên quan với SDD cân nặng/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi là tình trạng kinh tế của gia đình, trình độ học vấn của bà mẹ, cách ăn bổ sung, tình hình tiêm chủng và thời điểm cai sữa. Số liệu được trình bày trong bảng 3.54.
Bảng 3.54. Liên quan giữa SDD cân nặng/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi với một số yếu tố
Dân tộc Các yếu tố SDD cân
nặng/tuổi
Bình
thường OR p
Thái Thiếu ăn Đủ ăn 76 61 131 194 1,21<OR<2,82 1,85 0,002 Hmông Thiếu ăn 105 111 1,93<OR<6,53 3,53 0,000
Đủ ăn 19 71
Dao Thiếu ăn Đủ ăn 103 77 135 173 1,16<OR<2,53 1,71 0,004 Thái Mẹ không biết chữ 75 133 1,14<OR<2,67 1,75 0,006
Mẹ biết chữ 62 192
Hmông Mẹ không biết chữ 68 70 1,19<OR<3,17 1,94 0,005
Mẹ biết chữ 56 112
Dao Mẹ không biết chữ Mẹ biết chữ 106 74 149 159 1,04<OR<2,26 1,53 0,025 Thái Ăn bổ sung sai Ăn bổ sung đúng 57 80 227 98 1,07<OR<2,55 1,65 0,017 Hmông Ăn bổ sung sai 103 103 2,09<OR<6,80 3,67 0,000
Ăn bổ sung đúng 21 79
Dao Ăn bổ sung sai Ăn bổ sung đúng 119 61 172 136 1,03<OR<2,30 1,54 0,025 Thái Tiêm chủng thiếu Tiêm chủng đủ 99 38 151 174 1,91<OR<4,74 3,00 0,000
Hmông Tiêm chủng thiếu 97 83 4,29
2,48<OR<7,44 0,000
Tiêm chủng đủ 27 99
Dao Tiêm chủng thiếu Tiêm chủng đủ 123 57 132 176 1,92<OR<4,32 2,88 0,000 Thái Cai sữa sớm 68 92 1,62<OR<3,85 2,50 0,000
Cai sữa hợp lý 69 233
Hmông Cai sữa sớm 76 72 2,42
1,48<OR<3,97 0,000
Cai sữa hợp lý 48 110
Dao Cai sữa sớm 128 186 1,61
1,07<OR<2,44 0,017
Cai sữa hợp lý 52 122
Bảng 3.54 cho thấy SDD cân nặng/tuổi có liên quan với tình trạng kinh tế của gia đình nơi trẻ đang sống, cụ thể nếu trẻ dưới 5 tuổi người Thái sống trong gia đình thiếu ăn thì sẽ có nguy cơ bị SDD cân nặng/tuổi cao gấp 1,85 lần so với những trẻ sống trong gia đình có đủ ăn (OR = 1,85; 1,21<OR<2,82; p < 0,05); các con số này ở trẻ dưới 5 tuổi người Hmông và Dao lần lượt là 3,53 và 1,71. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Phan Lê Thu Hằng và nghiên cứu của Nguyễn
Công Khẩn. Nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn cho biết các hộ gia đình nghèo, đặc biệt là hộ nghèo đói thực phẩm có tỷ lệ SDD cao [39]. Nghiên cứu của Phan Lê Thu Hằng cho biết những trẻ thuộc gia đình thiếu ăn một phần và thiếu ăn hoàn toàn có nguy cơ SDD cao hơn nhóm trẻ mà gia đình đủ ăn (OR = 1,49; p < 0,05) [24].
Tương tự với tình trạng kinh tế, trình độ học vấn của bà mẹ cũng có liên quan đến tình trạng SDD cân nặng/tuổi của trẻ. Nếu một bà mẹ người Hmông không biết chữ, thì nguy cơ con của bà mẹ này bị SDD cân nặng/tuổi sẽ cao gấp 1,94 lần (OR = 1,94; 1,19<OR<3,17; p < 0,05) con của các bà mẹ biết chữ. Bà mẹ người Thái và người Dao không biết chữ thì nguy cơ con của họ bị SDD cân nặng/tuổi lần lượt cao gấp 1,75 và 1,53 lần so với các bà mẹ biết chữ. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn và cộng sự (sự khác biệt tỷ lệ SDD thể hiện rõ rệt nhất giữa con của các gia đình mà bố, mẹ biết chữ và trẻ em có bố, mẹ không biết chữ) [39].
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cách cho trẻ ăn bổ sung cũng có liên quan với tình trạng SDD cân nặng/tuổi của trẻ. Trẻ dưới 5 tuổi người Hmông được cho ăn bổ sung không đúng cách sẽ có nguy cơ bị SDD cân nặng/tuổi cao gấp 3,67 lần những trẻ được cho ăn bổ sung đúng cách (OR = 3,67; 2,09<OR<6,80; p < 0,05), tương tự trẻ duới 5 tuổi người Thái và người Dao ăn bổ sung sai sẽ có nguy cơ bị SDD cân nặng/tuổi cao gấp 1,65 lần và 1,54 lần so với những trẻ được ăn bổ sung đúng cách. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Phan Lê Thu Hằng và cộng sự [24].
Tình hình tiêm chủng và thời điểm cai sữa cũng có liên quan với tình trạng SDD cân nặng/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi ở cả 3 dân tộc. Trẻ dưới 5 tuổi người Thái không được tiêm chủng đầy đủ sẽ có nguy cơ bị SDD cao gấp 3 lần những trẻ được tiêm chủng đầy đủ; những trẻ dưới 5 tuổi người Thái được cai sữa sớm sẽ có nguy cơ bị SDD cân nặng/tuổi cao gấp 2,5 lần những trẻ được cai sữa vào thời điểm hợp lý. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thị Liên cho rằng trẻ cai sữa sớm (dưới 12 tháng tuổi) có tỷ lệ SDD cao hơn so với những trẻ cai sữa sau 12 tháng [47].