Hmông và Dao
3.2.3.1. Với nhóm trẻ dưới 5 tuổi
Chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để tìm hiểu mối quan hệ giữa các kích thước nhân trắc của trẻ người Thái, Hmông và Dao. Mô hình này có dạng Y = o + 1X (trong đó X là biến độc lập, Y là biến phụ thuộc, o là hằng số của đường hồi quy tổng thể, 1 là hệ số góc của đường hồi quy).
Sử dụng ma trận đồ thị phân tán để tìm hiểu quan hệ giữa các kích thước nhân trắc ở trẻ dưới 5 tuổi người Hmông, chúng tôi thấy xuất hiện các cặp quan hệ giữa chiều cao với VCTTD, chiều cao với vòng đầu, cân nặng với chiều cao và cân nặng với vòng đầu. Kết quả được thể hiện trong hình 3.15.
WEIGHT HEIGHT HC MUAC TSF SSF
Hình 3.15. Ma trận đồ thị phân tán các kích thước nhân trắc của trẻ em người Hmông dưới 5 tuổi
Theo ma trận này, chúng tôi không thấy xuất hiện quan hệ tuyến tính nào giữa cân nặng và các kích thước BDLMDD bởi vì tại các điểm giao nhau của cân nặng (WEIGHT) với BDLMDD CTĐCT (TSF) và BDLMDD DMB (SSF) thì đồ thị phân tán tại đó không có dạng hình bầu dục và nằm chéo với phương ngang.
Để đảm bảo tính chuẩn của biến đầu ra chúng tôi sử dụng biểu đồ Histogram để kiểm tra tính chuẩn của biến đầu ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến chiều cao, VCTTD, vòng đầu, cân nặng đều có dạng phân phối chuẩn.
Hình 3.16. Sử dụng biểu đồ histogram để kiểm tra tính chuẩn của các biến chiều cao (height) và vòng cánh tay trái duỗi (muac)
Tìm hiểu cụ thể mối quan hệ giữa chiều cao với vòng đầu của trẻ dưới 5 tuổi, chúng tôi thu được kết quả: vòng đầu dự đoán được đến 79,6% sự biến thiên của chiều cao. Kết quả được thể hiện trong đồ thị phân tán sau:
HC 54 52 50 48 46 44 42 40 38 36 H E IG H T 110 100 90 80 70 60 50 Rsq = 0.7957
Hình 3.17. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa chiều cao (HEIGHT) và vòng đầu (HC) của trẻ người Hmông dưới 5 tuổi
Tiếp tục tính các hệ số của phương trình hồi quy, chúng tôi thu được kết quả như trong bảng 3.25.
Bảng 3.25. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao và vòng đầu
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t p
B Sai số Beta
(Hằng số) -63,126 11,520 -5,480 0,000
HC 3,111 0,249 0,892 12,480 0,000
Bảng 3.25 cho thấy hệ số o = -63,126; hệ số 1 = 3,111. Kiểm định t với p = 0,000 cho thấy giả thiết Ho (hai hệ số của đường hồi quy = 0) bị bác bỏ. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao và vòng đầu của trẻ em người Hmông dưới 5 tuổi có dạng:
Chiều cao = -63,126 + 3,111 x Vòng đầu
Tương tự vậy, kết quả về các mô hình hồi quy mô tả tương quan giữa các kích thước nhân trắc của trẻ dưới 5 tuổi được trình bày trong bảng 3.26.
Bảng 3.26. Mô hình hồi quy tuyến tính về các kích thước nhân trắc của trẻ dưới 5 tuổi
R2 Phương trình hồi quy t p
Trẻ dưới 5 tuổi người Hmông
0,372 Chiều cao = -29,899 + 7,878 x Vòng cánh tay trái duỗi 4,870 0,000 0,796 Chiều cao = -63,126 + 3,111 x Vòng đầu 12,480 0,000 0,963 Cân nặng = -6,336 + 0,209 x Chiều cao 22,760 0,000 0,883 Cân nặng = -20,389 + 0,670 x Vòng đầu 11,922 0,000
Trẻ dưới 5 tuổi người Thái
0,121 Chiều cao = 19,049 + 4,382x Vòng cánh tay trái duỗi 1,945 6,819 0,823 Chiều cao = -105,118 + 4,267 x Vòng đầu 10,796 0,000 0,951 Cân nặng = -3,570 + 0,170 x Chiều cao 22,009 0,000 0,856 Cân nặng = -22,841 + 0,757 x Vòng đầu 12,182 0,000
Trẻ dưới 5 tuổi người Dao
0,208 Chiều cao = 79,081 + 2,805 x Vòng cánh tay trái duỗi 8,645 0,000 0,834 Chiều cao = -105,514 + 4,213 x Vòng đầu 10,990 0,000 0,929 Cân nặng = -4,662 + 0,178 x Chiều cao 17,711 0,000 0,794 Cân nặng = -23,827 + 0,758 x Vòng đầu 9,615 0,000
Rõ ràng có mối tương quan giữa chiều cao với vòng đầu; cân nặng với chiều cao; cân nặng với vòng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi trong cả 3 dân tộc. Mối tương quan tuyến tính giữa chiều cao và VCTTD cũng tồn tại ở trẻ dưới 5 tuổi người Hmông nhưng sự giải thích của VCTTD với sự biến đổi của chiều cao là thấp. Để tiếp tục tìm hiểu sự thay đổi trong tương quan của các kích thước nhân trắc khi trẻ lớn dần theo tuổi, chúng tôi tiếp tục thiết lập các mô hình hồi quy ở nhóm trẻ 8-10 tuổi.
3.2.3.2. Với nhóm trẻ 8-10 tuổi
Sử dụng ma trận đồ thị phân tán để tìm hiểu mối quan hệ giữa các kích thước nhân trắc của trẻ em người Thái 8-10 tuổi chúng tôi thấy xuất hiện mối quan hệ tuyến tính giữa chiều cao đứng và VCTTD, giữa BDLMDD điểm A8 và điểm E6, giữa BDLMDD điểm I5 và điểm G15. Kết quả được trình bày trong hình 3.18.
WEIGHT HEIGHT V.DAU MUAC V.NGUC V.BUNG A8 E6 I15 G15
Hình 3.18. Ma trận đồ thị phân tán các kích thước nhân trắc của trẻ em người Thái 8-10 tuổi
(WEIGHT: cân nặng; HEIGHT: chiều cao; MUAC: vòng cánh tay trái duỗi; V.NGUC: vòng ngực; V.BUNG: vòng bụng; A8, E6, I15, G15: BDLMDD tại các điểm A8, E6, I15, G15)
Tại các điểm giao nhau của cân nặng (WEIGHT) với các kích thước vòng đầu, VCTTD, vòng ngực, vòng bụng và BDLMDD tại các điểm A8, E6, I15, G15, chúng tôi không thấy xuất hiện tương quan tuyến tính.
Ma trận trên cho thấy tại các điểm giao nhau giữa chiều cao và VCTTD, giữa BDLMDD điểm A8 và điểm E6, giữa BDLMDD điểm I5 và điểm G15 xuất hiện các tương quan tuyến tính biểu hiện là các quả bóng bầu dục nằm chéo với phương ngang.
Sử dụng biểu đồ Histogram để kiểm tra tính chuẩn của các biến, kết quả cho thấy các biến chiều cao đứng, VCTTD, BDLMDD điểm A8, điểm E6, điểm I15 và G15 đều tuân theo phân phối chuẩn. Khi tìm hiểu cụ thể đồ thị phân tán và mô hình hồi quy phù hợp nhất giữa các kích thước trên, chúng tôi thu được kết quả như sau: bình phương hệ số tương quan (R2) của 3 tương quan trên lần lượt là 0,238; 0,667
và 0,658. Sau đây là đồ thị phân tán và các đường hồi quy phù hợp nhất của các tương quan này.
MUAC 20 19 18 17 16 15 14 13 12 H E IG H T 160 150 140 130 120 110 100 Rsq = 0.2377 E6 5.5 5.0 4.5 4.0 3.5 3.0 2.5 2.0 1.5 A8 5.0 4.5 4.0 3.5 3.0 2.5 2.0 1.5 Rsq = 0.4447 G15 8 7 6 5 4 3 2 1 I1 5 6 5 4 3 2 1 Rsq = 0.4333 a b c
Hình 3.19. Đồ thị phân tán và các đường hồi quy phù hợp nhất giữa các kích thước nhân trắc chiều cao đứng và vòng cánh tay trái duỗi (a); BDLMDD tại điểm A8 và
E6 (b); BDLMDD tại điểm I5 và G15 (c)
Đồ thị trên cho thấy mối tương quan tuyến tính giữa BDLMDD điểm A8 và điểm E6, giữa BDLMDD điểm I5 và điểm G15 rõ ràng cao hơn so với cặp chiều cao đứng và VCTTD. Bình phương hệ số tương quan (R2) giữa VCTTD và chiều cao đứng đạt giá trị 0,238 có nghĩa là VCTTD dự đoán được 23,8% sự biến thiên của chiều cao đứng; trong khi đó BDLMDD điểm E6 dự đoán được 66,7% sự biến thiên của BDLMDD điểm A8; và BDLMDD điểm G15 dự đoán được 65,8% sự biến thiên của BDLMDD điểm I15. Kết quả về hệ số của những mô hình hồi quy trên được trình bày trong bảng 3.27.
Bảng 3.27. Các hệ số của mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao và vòng cánh tay trái duỗi (Mô hình 1), giữa BDLMDD tại điểm A8 và E6 (Mô hình 2), giữa
BDLMDD tại điểm I5 và G15 (Mô hình 3)
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t p
B Sai số Beta
1 (Hằng số) MUAC 78,146 2,998 8,776 0,545 0,488 8,905 0,000 5,500 0,000 2 (Hằng số) E6 0,821 0,667 0,268 0,076 0,667 3,064 0,003 8,814 0,000
3 (Hằng số) 1,109 0,181 6,132 0,000
G15 0,374 0,043 0,658 8,611 0,000
Bảng 3.27 cho thấy: với mô hình hồi quy giữa chiều cao và VCTTD (Mô hình 1) thì hằng số Bo (nhãn Hằng số) = 78,146 và hệ số góc của đường hồi quy
(nhãn MUAC) B1 = 2,998. Kiểm định t với p = 0,000 cung cấp bằng chứng bác bỏ giả thiết Ho rằng 2 hệ số của đường hồi quy = 0. Như vậy phương trình hồi quy giữa kích thước chiều cao đứng và VCTTD của trẻ em người Thái 8-10 tuổi có dạng:
Chiều cao đứng = 78,146 + 2,998 x Vòng cánh tay trái duỗi
Hai phương trình hồi quy còn lại là:
BDLMDD A8 = 0,821 + 0,667 x BDLMDD E6
BDLMDD I15 = 1,109 + 0,374 x BDLMDD G15
Với cách làm tương tự, chúng tôi có được mô hình hồi quy giữa các kích thước nhân trắc của trẻ 8-10, kết quả được trình bày trong bảng 3.28.
Bảng 3.28. Mô hình hồi quy tuyến tính về các kích thước nhân trắc của trẻ 8-10 tuổi
R2 Phương trình hồi quy t p
Trẻ 8-10 tuổi người Thái
0,406 Cân nặng = -15,615 + 0,306 x Chiều cao 8,140 0,000 0,238 Chiều cao = 78,146 + 2,998 x Vòng cánh tay trái duỗi 5,500 0,000 0,667 BDLMDD A8 = 0,821 + 0,667 x BDLMDD E6 8,814 0,000 0,658 BDLMDD I15 = 1,109 + 0,374 x BDLMDD G15 8,611 0,000
Trẻ 8-10 tuổi người Hmông
0,56 Cân nặng = -26,969 + 0,410 x Chiều cao 11,104 0,000 0,37 Chiều cao = 61,980 + 3,603 x Vòng cánh tay trái duỗi 7,625 0,000 0,37 BDLMDD A8 = 0,120 + 0,787 x BDLMDD E6 7,576 0,000 0,34 BDLMDD I15 = 0,319 + 0,554 x BDLMDD G15 7,209 0,000
Trẻ 8-10 tuổi người Dao
0,665 Cân nặng = -31,254 + 0,433 x Chiều cao 13,077 0,000 0,23 Chiều cao = 88,892 + 2,336 x Vòng cánh tay trái duỗi 5,021 0,000 0,142 BDLMDD A8 = 1,888 + 0,319 x BDLMDD E6 3,775 0,000
Bảng 3.28 cho thấy bên cạnh mối tương quan tuyến tính giữa cân nặng và chiều cao của trẻ 8-10 tuổi ở cả 3 dân tộc, ở trẻ người Hmông 8-10 tuổi có sự tương quan tuyến tính giữa chiều cao đứng và VCTTD, giữa BDLMDD điểm A8 và điểm E6, giữa BDLMDD điểm I5 và điểm G15; còn ở trẻ em người Dao 8-10 tuổi thì chỉ có tương quan tuyến tính giữa chiều cao đứng và VCTTD, giữa BDLMDD điểm A8 và điểm E6, còn giữa kích thước BDLMDD điểm I5 và điểm G15 thì không có tương quan.
Tóm lại, từ các kết quả về mô hình hồi quy tuyến tính đối với các kích thước nhân trắc của trẻ, chúng tôi thấy có mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao tồn
tại ở cả hai nhóm trẻ của 3 dân tộc. Giá trị R2 giảm dần giữa 2 nhóm trẻ cho thấy trẻ càng lớn tuổi thì tác động của chiều cao đến sự thay đổi cân nặng càng giảm.
Tương quan giữa chiều cao VCTTD xuất hiện ở cả hai nhóm trẻ, tuy nhiên khả năng dự đoán của VCTTD với sự thay đổi của chiều cao là không nhiều. Ở nhóm trẻ 8-10 tuổi, xuất hiện tương quan giữa BDLMDD điểm A8 và BDLMDD điểm E6; giữa BDLMDD điểm I15 và BDLMDD điểm G15.