Tìm hiểu về tình trạng kinh tế của gia đình nơi trẻ đang sống, kết quả cho thấy tình trạng thiếu ăn vẫn còn tồn tại, trong đó số hộ gia đình người Hmông bị thiếu ăn chiếm tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa so với người Thái và người Dao. Kết quả được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tình trạng kinh tế của gia đình nơi trẻ đang sống
Tình trạng kinh tế của gia đình
Dân tộc
Thái Hmông Dao
n % n % n %
Nhóm trẻ dưới 5 tuổi
Dư dật 30 6,5 6 2,0 20 4,1 Đủ ăn 225 48,7 84 27,4 230 47,1 Thiếu ăn 1-2 tháng 136 29,4 103 33,7 142 29,1 Thiếu ăn trên 2 tháng 71 15,4 113 36,9 96 19,7
Tổng 462 100,0 306 100,0 488 100,0
Nhóm trẻ 8-10 tuổi
Dư dật 53 16,2 32 9,8 40 12,9 Đủ ăn 114 34,8 71 21,8 101 32,7 Thiếu ăn 1-2 tháng 121 36,9 133 40,8 118 38,2 Thiếu ăn trên 2 tháng 40 12,1 90 27,6 50 16,2
Tổng 328 100,0 326 100,0 309 100,0
Với các hộ gia đình của nhóm trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ hộ gia đình người Thái, Hmông và Dao thuộc diện thiếu ăn lần lượt là 44,8%, 70,6% và 48,8% (p < 0,05). Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ nghèo lương thực của vùng Đông Bắc (9,4%) [79] và cũng cao hơn so với tỷ lệ 21,3% hộ nghèo của tỉnh Yên Bái năm 2007 [81].
Với các hộ gia đình nơi trẻ 8-10 tuổi được khảo sát đang sống, kết quả nghiên cứu cho thấy 49% hộ gia đình người Thái, 68,4% và 54,4% hộ gia đình người Hmông và người Dao vẫn thiếu ăn. Theo WHO, tình trạng dinh dưỡng cá thể phụ thuộc vào mối tương tác giữa thức ăn được ăn vào cùng với trạng thái tổng thể về sức khỏe và môi trường vật lý. SDD vừa là một rối loạn về y học vừa là một rối
loạn có tính xã hội, thường có gốc rễ từ nghèo đói [143]. Vì vậy, tình trạng thiếu ăn của gia đình có thể ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển cơ thể của trẻ người Thái, Hmông và Dao trong nghiên cứu.