Nhóm trẻ dưới 5 tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan (Trang 99 - 108)

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ và giúp bảo vệ trẻ khỏi bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp – hai nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển. Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và không ăn thêm bất cứ thứ gì khác. Sau 6 tháng trẻ vẫn nên được bú sữa mẹ cho đến khi trẻ được hai tuổi nhưng cần được ăn kèm các thức ăn giàu dinh dưỡng khác [5].

Để nuôi con bằng sữa mẹ tốt, các bà mẹ phải có đủ sữa để nuôi con và quan trọng hơn là phải biết cách cho trẻ bú. Trong khoảng thời gian 4-6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn; nên cho trẻ bú cho tới khi được 18-24 tháng và không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng. Kết quả nghiên cứu về hiểu biết liên quan đến thời điểm cai sữa cho trẻ cho thấy có hơn 1/3 số bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi cho biết thời điểm cai sữa thích hợp cho con là dưới 1 năm. Số liệu được trình bày trong bảng 3.41.

Bảng 3.41. Hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cai sữa cho trẻ

Thời điểm cai sữa

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n %

Dưới 1 năm 160 34,6 148 48,4 314 64,3 1 năm trở lên 302 65,4 158 51,6 174 35,7

Tổng 462 100,00 306 100,00 488 100,00

Có 34,6% bà mẹ người Thái đang nuôi con dưới 5 tuổi được khảo sát cho biết cai sữa cho trẻ ở thời điểm dưới một năm là hợp lý (tỷ lệ này ở người Hmông và người Dao là 48,4% và 64,3%). Cai sữa sớm cho trẻ đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không còn cơ hội hấp thu những chất dinh dưỡng có lợi từ sữa mẹ, điều này kết hợp với điều kiện kinh tế còn khó khăn của gia đình sẽ gây ra những tác động xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ. Một nghiên cứu khác cho biết chỉ 17% trẻ em sơ sinh ở Việt Nam được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và 23% được bú mẹ cho đến khi được 20 đến 23 tháng tuổi [5].

Nguyên nhân của hiểu biết về cai sữa không đúng thời điểm một phần do tập quán và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình được khảo sát còn thấp cho nên trước và sau khi sinh bà mẹ vẫn phải dành nhiều thời gian hơn vào công việc làm nương để đảm bảo đời sống cho gia đình.

Việc bà mẹ tham gia lao động quá sớm có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về mặt thể chất cũng như tâm lý trong những giai đoạn về sau của trẻ. Bởi vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ cho nên tinh thần và chế độ lao động, nghỉ ngơi của người mẹ phải được đảm bảo. Mặt khác khi tham gia lao động sớm thì người mẹ sẽ không có nhiều thời gian ở bên con, trẻ sẽ ít được sự quan tâm chăm sóc của mẹ.

Tuy sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho trẻ, nhưng để cho trẻ phát triển tốt và tạo tiền đề cho các giai đoạn phát triển sau này, cần phải cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam) các loại thức ăn khác (sữa bò, sữa đậu nành, bột, cháo, cơm, rau, hoa quả) một cách hợp lý. Ăn bổ sung có vai trò rất quan trọng với trẻ, nếu chế độ này

được thực hiện không đúng sẽ có tác động xấu đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi [94].

Bảng 3.42. Hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung lần đầu

Thời điểm cho trẻ ăn bổ sung

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n %

Dưới 4 tháng 52 11,2 117 38,3 174 35,6 Từ 4 tháng trở lên 410 88,8 189 61,7 314 64,4

Tổng 462 100,0 306 100,0 488 100,0

Tỷ lệ các bà mẹ người Hmông và người Dao được khảo sát có hiểu biết đúng đắn về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung lần đầu (cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm từ 4 tháng tuổi trở lên) là 61,7% và 64,5%, thấp hơn so với 88,8% ở các bà mẹ người Thái (p < 0,05). Vẫn còn tồn tại hiện tượng cho trẻ ăn bổ sung sớm: 11,2% số bà mẹ người Thái, 38,3% bà mẹ người Hmông và 35,6% bà mẹ người Dao trả lời là nên cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm dưới 4 tháng tuổi (p<0,01). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự tiến hành ở tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu này cho biết thời điểm cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ là rất sớm (0,65-2,1 tháng) [57].

Qua điền dã thực tế chúng tôi được biết: đồng bào nơi đây quan niệm cho trẻ ăn bổ sung sớm để trẻ nhanh cứng cáp và thích nghi với bữa ăn của người lớn; một số bà mẹ người Dao đang nuôi con dưới 5 tuổi cho rằng cần cho con ăn sớm vì sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng để nuôi trẻ. Do tập quán sản xuất, có bà mẹ người Hmông chỉ 1 tháng sau khi sinh con đã để con ở nhà đi làm nương; bà mẹ này còn cho biết trong lần sinh trước chỉ sau khi sinh 3 tuần đã địu cả con lên nương rồi thả con ở nhà lán, còn mình thì tranh thủ làm nương, lúc nghỉ giải lao mới cho con bú. Có trẻ đã phải ăn cơm “nhá” ngay từ rất sớm do mẹ phải lên nương, không có thời gian cho con bú. Thời điểm trước 4 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể tiết ra các enzym để tiêu hóa tinh bột từ cơm “nhá” được, cho nên đứa trẻ có thể sẽ bị SDD ngay từ khi còn nhỏ.

Tìm hiểu về loại thức ăn bổ sung, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bà mẹ có hiểu biết về “tô màu bát bột” (cho con ăn bổ sung đủ chất như tinh bột, muối, dầu ăn/mỡ, rau xanh, hoa quả) chiếm 66,4% ở bà mẹ người Thái được phỏng vấn, con số này ở các bà mẹ người Hmông và người Dao thì thấp hơn có ý nghĩa thống kê (32,7% ở người Hmông và 40,4% ở người Dao). Kết quả được trình bày trong bảng 3.43.

Bảng 3.43. Hiểu biết của bà mẹ về loại thức ăn bổ sung cho trẻ

Loại thức ăn bổ sung

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n %

Bột 29 6,3 71 23,2 44 9,0 Bột và muối 126 27,3 135 44,1 247 50,6 Bột, muối, dầu ăn/mỡ, rau xanh và hoa quả 307 66,4 100 32,7 197 40,4

Tổng 462 100,0 306 100,0 488 100,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.43 cho thấy vẫn còn 6,3%, 23,2% và 9% bà mẹ người Thái, Hmông và Dao cho biết là thức ăn bổ sung cho trẻ chỉ toàn bột; 27,3%, 44,1% và 50,6% bà mẹ người Thái, Hmông và Dao cho trẻ ăn bổ sung chỉ với bột và muối. Nguyên nhân của điều này một phần có thể là do tập quán, phần khác là do điều kiện kinh tế của hộ gia đình còn kém nên thức ăn bổ sung của trẻ chỉ có bột hoặc bột cho thêm một chút muối.

Với câu hỏi: “Chị có rửa tay trước khi cho cháu ăn hoặc chế biến thức ăn cho cháu không?”, chúng tôi thu được kết quả 100% các bà mẹ được khảo sát không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có thể bị mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy hoặc nhiễm giun sán. Qua phỏng vấn chúng tôi biết đó là quan niệm và thói quen của người dân ở đây, cho dù nước không hề thiếu, nhưng họ cho rằng việc rửa tay là không cần thiết.

Sau khi khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và phòng SDD cần cho trẻ ǎn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ǎn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng. Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ǎn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tránh cho trẻ bị tiêu chảy ǎn các thức ǎn có nhiều đường, nước ngọt có ga

vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ǎn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ, gây khó tiêu.

Bảng 3.44. Hiểu biết của các bà mẹ về việc chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy

Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n %

Ăn thêm bữa 237 51,3 148 48,4 222 45,4 Cho uống nước cháo muối/dung dịch Oresol 325 70,3 41 13,3 146 30

Tránh ăn các thức ăn có nhiều đường 46 10 0 0 59 12 Tránh ăn các thức ăn có nhiều chất xơ 69 15 0 0 54 11 Không biết 0 0 117 38,3 0 0 Khi xem xét hiểu biết của các bà mẹ về việc chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy, kết quả cho thấy có 38,3% bà mẹ người Hmông không hiểu biết về vấn đề này. Nguyên nhân có thể là do hạn chế về ngôn ngữ của các bà mẹ, nhiều người nói tiếng phổ thông rất yếu cho nên không tiếp thu được các thông tin về chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy.

Một số bà mẹ trong nghiên cứu còn cho biết khi trẻ bị tiêu chảy họ thường cho trẻ nhịn ăn, nhịn uống, nếu khát quá thì uống nước gạo rang cầm chừng; không cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu năng lượng, bổ dưỡng vì sợ không tiêu. Rõ ràng những tập quán chăm sóc này không có lợi cho sức khỏe của trẻ bởi vì khi tiêu chảy cơ thể trẻ bị mất rất nhiều nước, cần phải bổ sung nước cho cơ thể trẻ bằng cách uống nước cháo muối hoặc dung dịch Oresol.

Tìm hiểu về cách thức ăn uống của bà mẹ sau khi sinh, chúng tôi biết một số bà mẹ được khảo sát cho rằng: phải kiêng ăn mới tốt cho sức khoẻ bà mẹ và có nguồn sữa tốt cho bé. Sau khi sinh, sản phụ người Thái kiêng không ăn cá mè và những thức ăn tanh nói chung, kiêng không ăn thịt chó; sản phụ người Dao ở Yên Bái thường kiêng ăn thịt lợn nái, trâu, bò, gà rừng, cá quả vì sợ độc. Rõ ràng là những kiêng kỵ trên của phụ nữ Dao là không cần thiết cho dù theo họ đó là tập tục lâu đời truyền lại. Với các phụ nữ Hmông, mặc dù có được chế độ ăn ưu tiên nhưng sau khi sinh họ phải kiêng kỵ phần lớn các món ăn có chất xơ như các loại rau, củ, quả, v.v. Không biết những kiêng kỵ ấy có mang lại điều gì tốt lành không nhưng rõ

ràng việc thiếu chất trong khẩu phần ăn của người mẹ vốn đã kham khổ khi mang thai, nay lại thiếu cho sự tạo sữa là những bất lợi lớn cho trẻ mới sinh.

Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị "bỏ rơi": Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, đứa trẻ cần chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh. Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm; sử dụng nguồn nước không sạch để nấu ǎn, tắm giặt cho trẻ; xử lý nước thải, phân, rác không đảm bảo là những yếu tố góp phần dẫn đến SDD.

Một số bà mẹ người Hmông cho biết sau khi đứa trẻ ra đời nên tắm cho trẻ ngay vì điều này sẽ tốt cho da của trẻ, tuy nhiên đây là một tập quán không tốt bởi vì lớp chất bao phủ cơ thể trẻ trong ngày đầu có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da.

Theo kết quả phỏng vấn, nhiều phụ nữ Thái và Dao được khảo sát vẫn duy trì tập quán sau khi sinh được tắm nước thuốc với mục đích điều hoà khí huyết, rũ bỏ những mệt mỏi trong người; họ cho biết, sau khi sinh được tắm nước thuốc thì cảm thấy rất thoải mái, ăn uống ngon miệng và sức khoẻ hồi phục rất nhanh. Đối với trẻ sơ sinh thì chưa tắm ngay cho trẻ vào ngày đầu mà sang ngày thứ hai mới tắm bởi vì ngày đầu cơ thể còn rất yếu ớt, chưa tắm ngay được và phải ở trong phòng kín gió. Một nghiên cứu của Trần Minh Hằng về người Dao ở Yên Bái cho biết: khi sản phụ trở dạ, người chồng hoặc người nhà chuẩn bị một nồi nước lá chè tươi hoặc nước lá sả để tắm cho mẹ và con. Ngay hôm sau đứa trẻ được tắm 2 lần vào buối sáng và buổi chiều tối, mẹ và con phải tắm nước lá này trong 40 ngày [25].

Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy một tập quán không có lợi cho sức khỏe của sản phụ và sự phát triển cơ thể của trẻ nhỏ là việc sau khi sinh các sản phụ Hmông và Dao thường nằm trong phòng tối, tránh ra ngoài tiếp xúc với người lạ. Các bà mẹ người Dao giải thích đó là để tránh các loại ma tà làm ảnh hưởng đến mẹ và con, vì vậy phòng phải kín, ít ánh sáng. Đặc trưng của đồng bào Dao ở những vùng sâu, vùng xa, trong các ngôi nhà dọc theo bờ suối, xung quanh có nhiều cây cối, đây là môi trường vốn đã thiếu ánh sáng mặt trời, nay các bà mẹ lại ở trong phòng kín và ít ánh sáng nữa thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Người Hmông khi sinh có tục lệ kiêng người lạ vào nhà vì họ quan niệm người lạ thường mang theo những vía xấu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa bé hoặc lấy mất sữa của người mẹ đi, khi đó họ thường cắm cành lá xanh trên cửa ra vào làm dấu cấm. Khoa học đã cho thấy: thiếu ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D, sẽ làm trẻ khóc đêm liên lục, dễ giật mình và có nguy cơ bị còi xương. Trong phòng tối cũng khó phát hiện những bất thường ở trẻ như các bệnh ngoài da, khó nhìn rõ để chăm sóc trẻ được tốt và nhiều khi phòng tối và kín làm không khí ít lưu thông dẫn tới sự tích tụ của nhiều mầm bệnh bất lợi cho sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Trong quá trình chăm sóc và theo dõi sự phát triển của trẻ có một công cụ truyền thống để hỗ trợ là biểu đồ tăng trưởng (đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ tuổi và cân nặng). Biểu đồ tăng trưởng được dùng để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ, phát hiện kịp thời tình trạng dinh dưỡng của trẻ để có các biện pháp ngăn chặn phòng SDD.

Tìm hiểu về việc sử dụng biểu đồ tăng trưởng, kết quả thu được cho thấy 100% bà mẹ được khảo sát không sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi cân nặng của trẻ; một số bà mẹ không dùng biểu đồ tăng trưởng vì cho rằng nó không cần thiết, chỉ cần đánh giá sự phát triển của con bằng cách quan sát; một số thừa nhận là không biết cách dùng biểu đồ này bởi vì nó quá phức tạp và cần phải có cân.

Ở một cộng đồng có nhiều trẻ bị SDD thì cha, mẹ bằng mắt thường rất khó quan sát được con mình có SDD hay không bởi vì những đứa trẻ đều sàn sàn như nhau, mặt khác với trình độ học vấn còn hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn, họ phải lao động thêm để cải thiện đời sống cho nên việc theo dõi cân nặng cho con chưa được quan tâm nhiều.

10 loại vắc xin sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng gồm: vắc xin phòng lao, phòng bại liệt, phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván, phòng sởi, phòng viêm gan B, phòng viêm não Nhật Bản, phòng thương hàn và phòng tả được cung cấp miễn phí để giúp trẻ phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có liên quan. Tuy

vậy, kết quả phỏng vấn cho thấy chỉ gần một nửa số trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Số liệu được trình bày trong bảng 3.45.

Bảng 3.45. Tình hình tiêm chủng cho trẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan (Trang 99 - 108)