Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em người Thái, Hmông và Dao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan (Trang 87 - 99)

3.2.4.1. Tình hình suy dinh dưỡng của nhóm trẻ dưới 5 tuổi

Cân nặng theo chiều cao (cân nặng/chiều cao) là một chỉ số khá tiện dùng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở thời điểm hiện tại của trẻ bởi vì chỉ số này không phụ thuộc vào việc xác định tuổi. Theo WHO, chỉ nên dùng thuật ngữ “còm” để chỉ những trẻ bị gầy do nguyên nhân bệnh lý hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, thuật ngữ này cũng được dùng với những quần thể có tỷ lệ trẻ gầy vượt quá 2-3% [141]. Theo chuẩn của WHO nếu trẻ có cân nặng/chiều cao dưới -3SD và dưới -2SD thì trẻ đó ở tình trạng rất còm và còm; và cân nặng/chiều cao trên +1SD, trên +2SD và trên +3SD tương ứng với tình trạng có nguy cơ quá cân, thừa cân và béo phì [140].

Sử dụng phần mềm WHO Anthro 2.04 để đánh giá tình hình SDD cân nặng/chiều cao của các quần thể trẻ, chúng tôi thu được kết quả như sau: tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi người Thái, Hmông và Dao bị còm lần lượt là 7,4%, 9,4% và 11,5%. Số liệu được trình bày trong bảng 3.29.

Bảng 3.29. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/chiều cao của trẻ dưới 5 tuổi

Dân tộc

Suy dinh dưỡng cân nặng/chiều cao

Rất còm Còm Có nguy cơ thừa cân Thừa cân Béo phì

n % n % n % n % n %

Thái 0 0 34 7,4 36 7,7 12 2,5 0 0 Hmông 0 0 29 9,4 15 4,8 15 4,8 0 0 Dao 0 0 56 11,5 25 5,1 18 3,6 0 0

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ em người Thái, Hmông và Dao có nguy cơ thừa cân lần lượt là 7,7%, 4,8% và 5,1%; tỷ lệ trẻ thừa cân lần lượt là 2,5%, 4,8% và 3,6%. Không có trẻ nào trong nghiên cứu ở tình trạng rất còm. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết luận Thống kê Y tế Toàn cầu năm 2006, trong đó WHO cho rằng có một sự chuyển dịch dinh dưỡng: tỷ lệ trẻ nhẹ cân giảm và xuất hiện sự gia tăng tỷ lệ béo phì; sự dịch chuyển này xảy ra ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình, thường ở những giai đoạn khác nhau và theo nhiều cách khác nhau [145].

Tỷ lệ SDD cân nặng/chiều cao có tỷ lệ cao cho thấy ở thời điểm gần đây trẻ ngừng tăng cân hay sụt cân [40], chỉ số cân nặng/chiều cao thấp phản ánh tình trạng SDD cấp tính có nguyên nhân do chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ không tốt hoặc do mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính [124]. Nếu so sánh với số liệu của Viện Dinh dưỡng (năm 2007, tỷ lệ SDD cân nặng/chiều cao trẻ dưới 5 tuổi của cả nước và của Yên Bái lần lượt là 7,1% và 8,4% [93]) thì các quần thể trẻ dưới 5 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ SDD cân nặng/chiều cao (17,6% ở trẻ người Thái, 19% và 20,2% ở trẻ người Hmông và người Dao) lớn hơn so với tỷ lệ chung của cả nước và của tỉnh Yên Bái. Kết quả này cho thấy trẻ dưới 5 tuổi người Thái, Hmông và Dao đang bị thiếu hụt dinh dưỡng do thiếu lương thực, thiếu sự quan tâm chăm sóc về dinh dưỡng cũng như về y tế.

Chiều cao/tuổi phản ánh quá trình tăng trưởng về chiều cao đứng (hoặc chiều dài) của cơ thể; những thiếu hụt về chiều cao đứng (hoặc chiều dài) theo tuổi phản ánh những nguy cơ dài hạn về sức khỏe và dinh dưỡng của cơ thể trẻ. Kết quả về SDD theo chiều cao/tuổi của các quần thể được trình bày trong bảng 3.30.

Bảng 3.30. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi

Dân tộc

Suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi

Rất còi Còi

n % n %

Thái 17 3,7 159 34,4 Hmông 29 9,5 117 38,1 Dao 38 7,7 175 35,9

Dựa vào tỷ lệ trẻ bị còi trong quần thể, có các mức độ còi: thấp (< 20%), trung bình (20-29%), cao (30-39%) và rất cao (≥40%) [118]. Nếu theo cách phân chia này thì quần thể trẻ dưới 5 tuổi người Thái, Hmông, Dao có tỷ lệ còi ở mức cao (34,4%, 38,1% và 35,9%). Tỷ lệ còi ở mức cao phản ánh những thiếu hụt về dinh dưỡng dài hạn trong quần thể trẻ dưới 5 tuổi người Thái, Hmông và Dao. Những thiếu hụt về dinh dưỡng này còn trầm trọng hơn nữa với việc có 3,7% số trẻ người Thái, 9,5% và 7,7% số trẻ người Hmông và người Dao ở tình trạng rất còi. Theo mô hình Chu trình Dinh dưỡng – Vòng đời do Ủy ban Thường trực về Dinh dưỡng của Liên Hiệp Quốc đưa ra thì trẻ thấp còi sau này sẽ trở thành người trưởng thành với chiều cao thấp (bé gái bị còi lớn lên trở thành người phụ nữ còi và khi đẻ con thì nguy cơ con bị còi cao hơn) [138].

Theo WHO, SDD thể còi không những phản ánh tình trạng dinh dưỡng và y tế của trẻ nghèo nàn mà còn phản ánh tình trạng dinh dưỡng của toàn bộ quần thể [77]. Nếu xét chung cả tỷ lệ còi và rất còi thì có 38,1%, 47,6% và 43,6% số trẻ người Thái, Hmông và Dao bị SDD chiều cao/tuổi. So sánh với số liệu của Viện Dinh dưỡng (năm 2007 tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi chung của trẻ dưới 5 tuổi ở Yên Bái là 37%, cả nước là 33,9% [93]) thì cả ba quần thể trẻ dưới 5 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi đều có tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi cao hơn tỷ lệ chung của tỉnh. Điều này cho thấy cả 3 quần thể trẻ dưới 5 tuổi người Thái, Hmông và Dao trong nghiên cứu có tình trạng dinh dưỡng kém hơn so với mặt bằng chung của tỉnh Yên Bái nói riêng và của cả nước nói chung.

Một nghiên cứu của Mercedes de Onis và cộng sự cho thấy mặc dù tỷ lệ trẻ bị còi đang giảm ở hầu hết các quốc gia đang phát triển nhưng ở một vài quốc gia thuộc nhóm này, tỷ lệ còi vẫn đang tăng [120].

Tìm hiểu về phân bố của tình trạng còi theo nhóm tuổi, kết quả cho thấy tỷ lệ còi cao nhất ở nhóm trẻ 12-23 tháng tuổi, sau đó giảm ở nhóm 34-35 tháng tuổi và duy trì ở các nhóm tiếp theo. Số liệu được trình bày trong bảng 3.31.

Bảng 3.31. Tỷ lệ còi của trẻ dưới 5 tuổi các dân tộc theo nhóm tuổi Dân tộc Nhóm tuổi (tháng) < 5 6-11 12-23 24-35 36-47 48-60 Thái 14,4 35,4 46,4 39,1 40,0 40,6 Hmông 21,1 35,3 44,3 40,7 41,6 42,2 Dao 19 35 45,8 34,1 42,0 43,1

Bảng 3.31 cho thấy mặc dù có một số chênh lệch giữa trẻ cùng nhóm tuổi ở người Thái, Hmông và Dao nhưng nhìn chung tỷ lệ còi tăng từ khi sinh đến mức cao nhất ở nhóm 12-23 tháng tuổi (46,4% ở trẻ người Thái, 44,3% ở trẻ người Hmông và 45,8% ở trẻ người Dao). Sau đó tỷ lệ này giảm ở nhóm tuổi kế tiếp và duy trì ở tỷ lệ trên 40% ở hai nhóm tiếp theo.

% 0 10 20 30 40 50 0-5 6-11 12-23 34-35 36-47 48-60 Tháng Thái Hmông Dao

Hình 3.20. Tình trạng còi của trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi

Hình 3.20 cho thấy tỷ lệ còi xuất hiện ở nhóm trẻ dưới 5 tháng tuổi và tăng cho đến giai đoạn 12-23 tháng tuổi, nói cách khác trong 2 năm đầu đời tỷ lệ còi liên tục tăng. Thời gian này ứng với giai đoạn trẻ thường được cai sữa và chuyển dần chế độ ăn từ bú mẹ sang ăn bổ sung rồi ăn giống với người lớn, đồng thời đây cũng là lứa tuổi thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn (do sau khi cai sữa trẻ không còn được nhận các kháng thể từ sữa mẹ nữa). Ở cộng đồng người Thái, Hmông và Dao được khảo sát, có lẽ do ăn bổ sung và cai sữa không hợp lý đã dẫn tới tỷ lệ còi cao nhất ở nhóm trẻ 12-23 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp

với nhận định của Nguyễn Đình Học khi cho rằng tình trạng nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi người Dao khá cao và cao nhất ở nhóm 12-24 tháng tuổi [31]. Một nghiên cứu cho thấy những can thiệp trong thời kỳ sớm nhất của cuộc đời chắc chắn sẽ có tác động tốt nhất trong việc phòng chống SDD cho trẻ. Vì thế cần phải tập trung can thiệp vào giai đoạn 0-24 tháng tuổi để ngăn chặn được sự chậm tăng trưởng đáng chú ý trong lúc này [131].

Kết quả nghiên cứu về phân bố của tình trạng còi ở trẻ dưới 5 tuổi cho thấy có chênh lệch rất ít về tỷ lệ còi giữa hai giới. Số liệu được trình bày trong bảng 3.32.

Bảng 3.32. Tỷ lệ còi của bé trai và bé gái dưới 5 tuổi

Giới tính

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n %

Nữ 71 32,6 61 37,7 94 34,6

Nam 88 36,1 56 38,9 81 37,5

Trong nghiên cứu có 32,6% bé gái người Thái, 37,7% và 34,6% bé gái người Hmông và Dao bị còi; tỷ lệ này ở các bé trai thuộc các dân tộc trên tương ứng là 36,1%, 38,9% và 37,5% (các khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05).

Cân nặng/tuổi thấp là chỉ số báo hiệu sự thiếu hụt dinh dưỡng trong các mô và thiếu mỡ. Chỉ số này nhạy cảm với sự thiếu hụt thức ăn nhất thời và tình trạng bệnh tật của cơ thể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 32,6% trẻ dưới 5 tuổi người Hmông bị nhẹ cân, tỷ lệ này cao hơn so với 27,1% ở trẻ dưới 5 tuổi người Thái và 31,5% ở trẻ dưới 5 tuổi người Dao. Kết quả được trình bày trong bảng 3.33.

Bảng 3.33. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi

Dân tộc

Suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi

Rất nhẹ cân Nhẹ cân

n % n %

Thái 12 2,6 125 27,1 Hmông 24 7,8 100 32,6 Dao 26 5,4 154 31,5

Bảng 3.33 cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi người Thái, Hmông và Dao bị xếp vào loại rất nhẹ cân lần lượt là 2,6%, 7,8% và 5,4%. Nếu so sánh với tỷ lệ 3,6% trẻ rất nhẹ cân ở Yên Bái vào năm 2006 thì quần thể trẻ dưới 5 tuổi người Thái trong nghiên cứu của chúng tôi có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn so với mặt bằng chung của cả tỉnh, nhưng tình trạng dinh dưỡng của quần thể trẻ dưới 5 tuổi người Hmông và Dao thì kém hơn so với tỷ lệ chung toàn tỉnh. Kết quả ở quần thể trẻ người Thái có lẽ do chương trình phòng chống SDD đã phát huy được hiệu quả trong cộng đồng người Thái, còn đối với cộng đồng người Hmông và người Dao thì do đời sống khó khăn và nhiều hạn chế trong đó có ngôn ngữ mà hiệu quả của chương trình phòng chống SDD chưa phát huy được tác dụng.

Tỷ lệ trẻ em bị nhẹ cân (SDD cân nặng/tuổi) ở địa bàn nghiên cứu cao hơn so với tỷ lệ SDD của toàn quốc và của tỉnh Yên Bái năm 2007 (theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ của toàn quốc và ở Yên Bái lần lượt là 21,2% và 26,1% [93]).

Tìm hiểu sự phân bố của tình trạng nhẹ cân theo nhóm tuổi, kết quả cho phép nhận xét rằng: tương tự phân bố của tình trạng còi, tỷ lệ nhẹ cân cũng cao nhất ở nhóm 12-23 tháng tuổi. Số liệu được trình bày trong bảng 3.34.

Bảng 3.34. Tỷ lệ nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi xét theo nhóm tuổi

Dân tộc Nhóm tuổi (tháng) < 5 6-11 12-23 34-35 36-47 48-60 Thái 12,4 25,7 33,1 29,4 28,1 28,5 Hmông 15,7 25,2 40,5 31,2 29,2 30,1 Dao 23 26 38,9 34,1 36 36,1

Tình trạng nhẹ cân tăng từ nhóm dưới 5 tháng tuổi sang nhóm 6-11 tháng tuổi và đạt mức cao nhất ở nhóm trẻ 12-23 tháng tuổi (33,1% ở trẻ người Thái, 40,5% và 38,9% ở trẻ người Hmông và người Dao). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu trên trẻ em Việt Nam của Nguyễn Công Khẩn và nghiên cứu trên trẻ em Trung Quốc của Mao Meng và cộng sự. Nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn và cộng sự cho rằng trẻ dưới 5 tuổi bị SDD với tỷ lệ cao nhất là trẻ thuộc nhóm 13-24 tháng tuổi [39]. Nghiên cứu của Mao Meng và cộng sự ở trẻ em Trung Quốc 0-3 tuổi cho biết tỷ lệ nhẹ cân xuất hiện ngay từ năm đầu tiên trong cuộc đời và duy trì ở mức cao trong giai đoạn trẻ được 13-48 tháng tuổi [116].

% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0-5 6-11 12-23 34-35 36-47 48-60 Tháng Thái Hmông Dao

Hình 3.21. Tình trạng nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi (theo nhóm tuổi)

Kết quả về phân bố của tình trạng nhẹ cân theo nhóm tuổi cũng tương tự với nhận định trong nghiên cứu về trẻ dưới 5 tuổi người Dao của Nguyễn Đình Học khi cho rằng nhóm tuổi bị SDD cân nặng/tuổi cao nhất là nhóm trẻ 12-24 tháng tuổi với tỷ lệ 42,6% [31].

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về phân bố của tình trạng nhẹ cân theo nhóm tuổi của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Kim Hưng và cộng sự [34], nghiên cứu ở Khánh Hòa của Hoàng Đức Thịnh [74]. Nguyên nhân của khác biệt này có thể là do điều kiện kinh tế và việc tiếp cận với các thông tin về phòng chống suy dinh dưỡng của các bà mẹ ở hai khu vực trên tốt hơn so với ở Yên Bái.

Xét theo giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy không có chênh lệch nhiều trong tỷ lệ nhẹ cân của trẻ nam và trẻ nữ. Kết quả được trình bày trong bảng 3.35.

Bảng 3.35. Tình trạng nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi xét theo giới tính

Giới tính

Dân tộc

Thái Hmông Dao

n % n % n %

Nữ 57 26,1 55 34,0 81 29,8

Nam 68 27,9 45 31,3 73 33,8

Ở người Thái, tỷ lệ các bé gái và bé trai dưới 5 tuổi bị nhẹ cân lần lượt là 26,1% và 27,9% (p > 0,05); các tỷ lệ này ở trẻ người Hmông và trẻ người Dao lần lượt là 34% so với 31,3% ở bé gái và bé trai người Hmông; 29,8% so với 33,8% ở

bé gái và bé trai người Dao (các khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn khi cho rằng hầu như không có sự khác biệt tỷ lệ SDD giữa hai giới [39].

Chỉ số BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m) để xem xét mức độ SDD ở các dạng gầy, còm, hay béo phì, quá cân. Bởi vì chỉ số BMI được xác định dựa trên thông tin về cân nặng và chiều cao cho nên trong trường hợp tuổi của các bé được xác định chính xác thì tình trạng dinh dưỡng mà BMI/tuổi phản ánh cũng tương tự với chỉ số cân nặng/chiều cao.

Trong nghiên cứu này, dựa theo khuyến nghị của WHO, chúng tôi đã đánh giá tình trạng SDD theo BMI/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi. Đây là một chỉ số mới được WHO khuyến nghị sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.

Kết quả nghiên cứu về SDD theo BMI/tuổi cho thấy trong 3 quần thể được khảo sát, không có trẻ ở tình trạng rất còm; có 3,7%, 9,0% và 11,5% trẻ em người Thái, người Hmông và người Dao ở tình trạng còm. Số liệu được trình bày trong bảng 3.36.

Bảng 3.36. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi

Dân tộc

Suy sinh dưỡng BMI/tuổi

Rất còm Còm Có nguy cơ thừa cân Thừa cân Béo phì

n % n % n % n % n %

Thái 0 0 17 3,7 26 5,7 0 0 0 0

Hmông 0 0 28 9,0 15 4,8 7 2,4 0 0

Dao 0 0 56 11,5 25 5,1 0 0 0 0

Chỉ số BMI phản ánh tình trạng gầy và béo của trẻ em, nhưng đồng thời chỉ số này cũng nói lên sự cân đối trong sự phát triển cơ thể của trẻ. Số liệu từ bảng 3.36 cho thấy có 5,7%, 4,8% và 5,1% trẻ em người Thái, Hmông và Dao có nguy cơ bị quá cân. Trong 3 quần thể nghiên cứu, có 2,4% trẻ em người Hmông bị thừa cân.

Việc sử dụng chỉ số VCTTD là một ngưỡng có nhiều ưu điểm trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng giá trị ngưỡng duy nhất (single cut-off value) của VCTTD là 13 cm (có tác giả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan (Trang 87 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)