Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan (Trang 49 - 51)

- Số liệu nhân trắc được xử lý bằng phần mềm WHO Anthro (phiên bản 2.04) [149] và WHO AnthroPlus [150] kết hợp với Microsoft Excel và SPSS 11.5.

- Sử dụng phương pháp đánh giá trình trạng dinh dưỡng trẻ em của WHO dựa vào chỉ số Z (Z-score hay SD score) được tính theo công thức:

Z =

- Sau khi nhập các thông tin cần thiết về ngày đo, ngày tháng năm sinh, giới tính cùng các kích thước nhân trắc tương ứng vào phần mềm WHO 2.04 (đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi) và phần mềm WHO AnthroPlus (với nhóm trẻ 8-10 tuổi) sẽ thu được giá trị Z của mỗi trẻ. Tình trạng dinh dưỡng của mỗi trẻ được đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO (xem bảng 2.3 và 2.4). Với những trẻ lớn tuổi (chẳng hạn trên 10 tuổi) thì cân nặng/tuổi không phải là chỉ số đánh giá phù hợp vì 2 lý do: 1) Chỉ số này không thể giúp phân biệt được giữa chiều cao đứng và trọng lượng cơ thể trong giai đoạn trẻ đang trải qua đỉnh tăng trưởng của dậy thì; và 2) Dễ dẫn tới việc đánh giá nhầm trẻ bị quá cân (cân nặng/tuổi cao hơn bình thường) trong khi thực tế đứa trẻ đó chỉ đơn thuần là cao.

- Số liệu điều tra trong phiếu phỏng vấn được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 và EPI - INFO 6.0 để tìm ra các mối liên hệ giữa một số điều kiện chăm sóc với sự phát triển cơ thể của trẻ.

- Dùng các kiểm định thống kê như t, 2 để so sánh các trung bình, các tỷ lệ. - Tìm hiểu mối tương quan của các yếu tố bằng tỷ suất chênh (OR) và mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến. Sau khi phân tích hồi quy đơn biến, các biến có tương quan sẽ được mã hóa lại dưới dạng nhị phân. Theo cách mã hóa này thì các biến chỉ nhận một trong hai giá trị: 0 hoặc 1, ví dụ: với biến C4 là tình trạng kinh tế của gia đình thì biến này sẽ được mã hóa với hai giá trị là 0 và 1, trong đó C4 = 1 nếu gia đình không đủ ăn, còn C4 = 0 nếu gia đình đủ ăn.

Bảng 2.3. Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi của WHO [140]

Z-score Tình trạng dinh dưỡng theo các chỉ số tăng trưởng

Cao/tuổi Cân/tuổi Cân/cao BMI/tuổi > 3SD Xem chú thích

1

Xem chú thích 2

Béo phì Béo phì

>2 SD Bình thường Thừa cân Thừa cân

>1 SD Bình thường Có nguy cơ thừa cân3

Có nguy cơ thừa cân3 0 (TB) Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường < -1 SD Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường

< -2 SD Còi4 Nhẹ cân Còm Còm

< -3 SD Rất còi4 Rất nhẹ cân Rất còm Rất còm

Chú thích: 1. Trẻ trong phạm vi này có chiều cao khá lớn, tuy nhiên không cao quá mức như do rối loạn tuyến nội tiết gây ra (ví dụ: bướu gây tăng hormone tăng trưởng). Nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn nội tiết (ví dụ: nếu bố mẹ của trẻ có chiều cao bình thường nhưng trẻ lại rất cao so với chiều cao trung bình ở lứa tuổi đó) thì nên xếp trẻ vào loại này; 2. Trẻ thuộc ô này có cân nặng theo tuổi giảm có thể có vấn đề trong tăng trưởng, nhưng vấn đề này sẽ được đánh giá tốt hơn với tiêu chuẩn cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi; 3. Trên 1 SD cho thấy nguy cơ quá cân có thể xảy ra; 4. Có thể một đứa trẻ còi (hoặc rất còi) trở thành quá cân.

Bảng 2.4. Chuẩn suy dinh dưỡng người 5-19 tuổi của WHO [150]

Z-score Tình trạng dinh dưỡng theo các chỉ số tăng trưởng

Cao/tuổi Cân/tuổi BMI/tuổi > 3SD Xem chú thích

1 Xem chú thích 2

Béo phì nặng

>2 SD Bình thường Béo phì

>1 SD Bình thường Thừa cân

0 (TB) Bình thường Bình thường Bình thường < -1 SD Bình thường Bình thường Bình thường

< -2 SD Còi4 Nhẹ cân Gày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan (Trang 49 - 51)