Đối tượng khảo sát gồm: 2 nhóm trẻ em (nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhóm trẻ 8-10 tuổi) và các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi. Với nhóm trẻ dưới 5 tuổi: có 462 trẻ người Thái, 306 trẻ người Hmông và 488 trẻ người Dao. Với nhóm trẻ 8-10 tuổi: có 328 trẻ người Thái, 326 trẻ người Hmông và 309 trẻ người Dao. Số lượng các bà mẹ đang nuôi con 5 tuổi tương ứng với số trẻ dưới 5 tuổi.
Nhóm trẻ dưới 5 tuổi được chia thành 6 nhóm nhỏ: nhóm dưới 5 tháng, 6-11 tháng, 12-23 tháng, 24-35 tháng, 36-47 tháng và 48-60 tháng. Việc phân chia nhóm tuổi như thế là phù hợp với quy định trong nhân trắc học, đồng thời để tiện cho việc xác định những yếu tố tác động có liên quan tới sự phát triển thể chất của từng nhóm. Ví dụ: những bà mẹ có con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ (dưới 6 tháng tuổi) cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng; trẻ ở giai đoạn 6-36 tháng tuổi ngoài sữa mẹ thì cần được cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung; những trẻ ở độ tuổi 36-60 tháng tuổi được tiếp thu các thông tin về giáo dục mầm non cũng như được cung cấp dinh dưỡng bổ sung. Nhóm trẻ 6-36 tháng tuổi là nhóm có nguy cơ bị nhẹ cân cao do việc cai sữa không thích hợp, đồng thời nhóm này cũng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với nhóm trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Nhóm trẻ 8-10 tuổi được chia theo từng lứa tuổi vì ở giai đoạn này sự phát triển của trẻ chậm hơn giai đoạn trước và hầu hết các em đã đến trường, hơn nữa việc phân chia như vậy sẽ tiện so sánh với kết quả của một số nghiên cứu khác.
Bảng 2.1. Số lượng trẻ em trong nghiên cứu
Tuổi
Dân tộc
Thái Hmông Dao
Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
Dưới 5 tuổi 218 244 162 144 272 216
8-10 tuổi 162 166 144 182 174 135
Tổng 790 632 797
Cách tính tuổi theo quy ước chung ghi trong cuốn “Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng” [40]. Tuổi của trẻ được tính tới thời điểm điều tra. Trẻ dưới 5 tuổi được chia thành các nhóm tuổi cách nhau 6 tháng, ví dụ: trẻ thuộc nhóm 6-11 tháng tuổi sẽ gồm các trẻ đủ 5 tháng 15 ngày đến 11 tháng 14 ngày. Đối với trẻ trên 5 tuổi, cách tính tuổi quy về năm gần nhất. Ví dụ: Một cháu bé sinh ngày 13/02/1998 sẽ coi là 9 tuổi trong khoảng thời gian từ 13/02/2007 đến 13/02/2008 (kể cả 2 ngày trên). 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp nhân trắc học
2.3.2.1. Một số kích thước nhân trắc được sử dụng
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang đối với trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ 8-10 tuổi.
Đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi: Đo các kích thước nhân trắc theo khuyến nghị của WHO (1995) gồm cân nặng, chiều cao đứng/chiều dài, vòng đầu, VCTTD, BDLMDD tại cơ tam đầu cánh tay (điểm I15) và dưới mỏm bả (điểm E6).
Đối với nhóm trẻ 8-10 tuổi: Bên cạnh việc đo các kích thước nhân trắc theo khuyến nghị của WHO (chiều cao đứng, cân nặng, VCTTD), chúng tôi đo thêm các kích thước vòng đầu, vòng ngực bình thường, vòng bụng và BDLMDD tại các điểm A8, E6, I15 và G15 của trẻ để đánh giá đánh giá sự phát triển cơ thể (hình 2.2).
Hình 2.2. Các điểm mỡ dưới da A8, E6, I15 và G15 ở người 2.3.2.2. Dụng cụ đo
- Cân trẻ em SECA lòng máng với độ chính xác 0,1 kg.
- Cân người lớn và trẻ em lớn: cân SECA điện tử với độ chính xác 0,1 kg.
- Thước đo chiều cao đứng cho trẻ 24 tháng và bà mẹ: Dùng thước dây treo tường SECA của UNICEF, độ chính xác đến cm.
- Thước đo chiều dài nằm của trẻ < 24 tháng: Dùng thước đo nằm bằng gỗ của UNICEF, chiều cao được tính bằng cm.
- Thước dây có chia số tới mm được dùng để đo các kích thước vòng. - Compa đo BDLMDD của Thụy Sĩ, độ chính xác đến mm.
2.3.2.3. Thu thập số liệu đo các kích thước nhân trắc của trẻ
- Cân nặng: Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng. Cân được kiểm tra và hiệu chỉnh trước khi cân. Trẻ được cân mặc quần áo mỏng, đi chân không, đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bổ đều cả hai chân. Cân nặng được tính bằng kg với 1 số lẻ.
- Chiều dài nằm (đối với trẻ dưới 2 tuổi): chiều dài cơ thể được đo bằng thước đo chiều dài trẻ dưới 2 tuổi (infantometer). Trẻ được đặt nằm trên thước, giữ đầu của trẻ thẳng sao cho mắt vuông góc với mặt phẳng nằm ngang, giữ cho thân và chân của trẻ thẳng bằng cách nhấn một lực vừa đủ vào đầu gối của trẻ. Chiều dài cơ thể được tính bằng cm với 1 số thập phân sau dấu phẩy.
- Chiều cao đứng: Đối với trẻ trên 2 tuổi, sử dụng thước dây căn thẳng áp sát vào tường nhà, vuông góc với mặt đất nằm ngang. Trẻ đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai và chẩm theo một đường thẳng áp sát vào thước đo, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng hai bên mình. Dùng thước vuông áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo để đọc kết quả. Chiều cao đứng được tính bằng cm với 1 số thập phân sau dấu phẩy.
- Các vòng: Sử dụng thước dây để đo chu vi các vòng: vòng đầu, vòng ngực bình thường, vòng bụng qua rốn, vòng cánh tay trái duỗi của trẻ. Với các kích thước vòng, khi đo cần đặt thước sao cho chu vi đo thước tạo thành trên mặt phẳng ngang song song với mặt đất
+ Vòng đầu: đo chu vi của đầu, phía trước đặt thước qua ụ trán giữa (metopion), phía sau qua ụ chẩm (opisthocranion);
+ Vòng ngực bình thường: đo chu vi của vòng ngực qua mũi ức (xyphion) khi trẻ hít thở bình thường;
+ Vòng bụng qua rốn: đo chu vi của vòng bụng qua vị trí của rốn; + Vòng cánh tay trái duỗi: để đo vòng cánh tay trái duỗi, đầu tiên phải xác định điểm giữa cánh tay (điểm giữa mỏm cùng vai và khuỷu tay); khi đo để tay trái của trẻ thả lỏng, vòng thước đo qua điểm giữa cánh tay để đo với độ chính xác tới 1 mm.
- Bề dày lớp mỡ dưới da: sử dụng compa đo BDLMDD của Thụy Sĩ để đo BDLMDD tại các điểm: A8(nằm cạnh rốn), E6(nằm ở dưới mỏm xương bả vai), I15(nằm ở mặt sau cánh tay), G15(nằm ở mặt trước cánh tay) theo sơ đồ Erdheim. Với các kích thước BDLMDD tại các điểm, khi đo dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái cần nhấc một nếp da ở vị trí thích hợp sao cho chỉ có phần da và mô mỡ được
nhấc lên (không nhấc phần cơ lên), compa được kẹp ở một góc vuông với chỗ nếp da được nhấc lên.
+ BDLMDD tại điểm A8: nhấc một nếp gấp da theo chiều dọc, cách rốn 5 cm, compa đo được kẹp ở góc vuông với nếp gấp, chờ 2 giây và ghi số đo chính xác đến mm;
+ BDLMDD tại điểm E6: nhấc một nếp da cách điểm dưới xương mỏm bả trái 1 cm, compa đo được kẹp vuông góc với nếp da, chờ 2 giây và ghi số đo chính xác tới mm;
+ BDLMDD tại điểm I15: sau khi xác định được điểm giữa cánh tay, người đo nhấc một nếp da ở vị trí cách điểm giữa cánh tay 1 cm, compa đo kẹp ở một góc vuông với nếp da được nhấc lên; chờ 2 giây và sau đó ghi số đo chính xác tới mm;
+ BDLMDD tại điểm G15: điểm G15 là điểm nằm giữa cánh tay ở mặt trước, phía trên cơ nhị đầu cánh tay. Khi đo tay của trẻ được thả lỏng với lòng bàn tay hướng về phía trước. Nhấc một nếp da có chiều dọc (song song với trục của cánh tay), compa đo được kẹp vuông góc với nếp gấp, chờ 2 giây và ghi số đo chính xác tới mm.
2.3.2. Phương pháp xã hội học
2.3.1.1. Phương pháp chọn mẫu
- Công thức tính cỡ mẫu: n = Z2(1- /2).p.q/d2 Trong đó: n là tổng số đối tượng cần khảo sát
p = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất và q = 1- p
: mức ý nghĩa thống kê, = 0,05 nên Z(1- /2) = 1,96 d: sai số mong muốn theo p (d = 0,05).
- Ở mỗi dân tộc, số lượng trẻ em dưới 5 tuổi và 8-10 được ước lượng với p = 0,232 (Tỷ lệ trẻ SDD chiều cao/tuổi năm 2006 ở Yên Bái là 23,2% [93]).
Khi đó n = 1,952. 0,248. (1-0,248)/0,052 = 271
- Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, cụ thể như sau:
+ Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi và trẻ 8-10 tuổi ở mỗi xã;
+ Lấy tổng số trẻ trong danh sách chia cho 271 để xác định hệ số k; + Dùng bảng số ngẫu nhiên để xác định trẻ đầu tiên (là trẻ có số thứ tự nằm trong khoảng từ 1 đến k);
+ Cách chọn 270 trẻ tiếp theo là những trẻ có số thứ tự bằng số thứ tự của trẻ vừa được chọn trước đó cộng với hệ số k.
- Những trẻ vắng mặt trong thời gian diễn ra cuộc khảo sát thì thay thế bằng trẻ kế tiếp trẻ vắng mặt trong danh sách đã lập.
- Để tăng tính đại diện và độ tin cậy, số lượng mẫu được tăng thêm ít nhất 10% so với mẫu tính theo công thức. Số trẻ được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Số trẻ được khảo sáttại địa bàn nghiên cứu
Tuổi Dân tộc
Thái Hmông Dao
Trẻ dưới 5 tuổi 462 306 488
Trẻ 8-10 tuổi 328 326 309
2.3.1.2. Phương pháp phỏng vấn và thu thập tài liệu thứ cấp
- Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để phỏng vấn trẻ ở lứa tuổi tiểu học và các bà mẹ đang nuôi con nhỏ trong nghiên cứu (trẻ và các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi được mời đến trạm y tế). Phỏng vấn các bà mẹ của trẻ thuộc nhóm dưới 5 tuổi và phỏng vấn các trẻ em 8-10 tuổi bằng bộ phiếu phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn. Phỏng vấn sâu các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi (mỗi dân tộc 10 phỏng vấn), trẻ trong độ tuổi 8-10 (mỗi dân tộc 10 phỏng vấn), một số cán bộ uỷ ban nhân dân xã, cán bộ y tế, bà lang, già làng, trưởng thôn/bản (10 phỏng vấn ở mỗi xã).
- Thu thập các tài liệu thứ cấp bao gồm các văn bản báo cáo, thống kê, tài liệu có liên quan với đề tài nghiên cứu tại địa phương và trung ương.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu nhân trắc được xử lý bằng phần mềm WHO Anthro (phiên bản 2.04) [149] và WHO AnthroPlus [150] kết hợp với Microsoft Excel và SPSS 11.5.
- Sử dụng phương pháp đánh giá trình trạng dinh dưỡng trẻ em của WHO dựa vào chỉ số Z (Z-score hay SD score) được tính theo công thức:
Z =
- Sau khi nhập các thông tin cần thiết về ngày đo, ngày tháng năm sinh, giới tính cùng các kích thước nhân trắc tương ứng vào phần mềm WHO 2.04 (đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi) và phần mềm WHO AnthroPlus (với nhóm trẻ 8-10 tuổi) sẽ thu được giá trị Z của mỗi trẻ. Tình trạng dinh dưỡng của mỗi trẻ được đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO (xem bảng 2.3 và 2.4). Với những trẻ lớn tuổi (chẳng hạn trên 10 tuổi) thì cân nặng/tuổi không phải là chỉ số đánh giá phù hợp vì 2 lý do: 1) Chỉ số này không thể giúp phân biệt được giữa chiều cao đứng và trọng lượng cơ thể trong giai đoạn trẻ đang trải qua đỉnh tăng trưởng của dậy thì; và 2) Dễ dẫn tới việc đánh giá nhầm trẻ bị quá cân (cân nặng/tuổi cao hơn bình thường) trong khi thực tế đứa trẻ đó chỉ đơn thuần là cao.
- Số liệu điều tra trong phiếu phỏng vấn được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 và EPI - INFO 6.0 để tìm ra các mối liên hệ giữa một số điều kiện chăm sóc với sự phát triển cơ thể của trẻ.
- Dùng các kiểm định thống kê như t, 2 để so sánh các trung bình, các tỷ lệ. - Tìm hiểu mối tương quan của các yếu tố bằng tỷ suất chênh (OR) và mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến. Sau khi phân tích hồi quy đơn biến, các biến có tương quan sẽ được mã hóa lại dưới dạng nhị phân. Theo cách mã hóa này thì các biến chỉ nhận một trong hai giá trị: 0 hoặc 1, ví dụ: với biến C4 là tình trạng kinh tế của gia đình thì biến này sẽ được mã hóa với hai giá trị là 0 và 1, trong đó C4 = 1 nếu gia đình không đủ ăn, còn C4 = 0 nếu gia đình đủ ăn.
Bảng 2.3. Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi của WHO [140]
Z-score Tình trạng dinh dưỡng theo các chỉ số tăng trưởng
Cao/tuổi Cân/tuổi Cân/cao BMI/tuổi > 3SD Xem chú thích
1
Xem chú thích 2
Béo phì Béo phì
>2 SD Bình thường Thừa cân Thừa cân
>1 SD Bình thường Có nguy cơ thừa cân3
Có nguy cơ thừa cân3 0 (TB) Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường < -1 SD Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường
< -2 SD Còi4 Nhẹ cân Còm Còm
< -3 SD Rất còi4 Rất nhẹ cân Rất còm Rất còm
Chú thích: 1. Trẻ trong phạm vi này có chiều cao khá lớn, tuy nhiên không cao quá mức như do rối loạn tuyến nội tiết gây ra (ví dụ: bướu gây tăng hormone tăng trưởng). Nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn nội tiết (ví dụ: nếu bố mẹ của trẻ có chiều cao bình thường nhưng trẻ lại rất cao so với chiều cao trung bình ở lứa tuổi đó) thì nên xếp trẻ vào loại này; 2. Trẻ thuộc ô này có cân nặng theo tuổi giảm có thể có vấn đề trong tăng trưởng, nhưng vấn đề này sẽ được đánh giá tốt hơn với tiêu chuẩn cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi; 3. Trên 1 SD cho thấy nguy cơ quá cân có thể xảy ra; 4. Có thể một đứa trẻ còi (hoặc rất còi) trở thành quá cân.
Bảng 2.4. Chuẩn suy dinh dưỡng người 5-19 tuổi của WHO [150]
Z-score Tình trạng dinh dưỡng theo các chỉ số tăng trưởng
Cao/tuổi Cân/tuổi BMI/tuổi > 3SD Xem chú thích
1 Xem chú thích 2
Béo phì nặng
>2 SD Bình thường Béo phì
>1 SD Bình thường Thừa cân
0 (TB) Bình thường Bình thường Bình thường < -1 SD Bình thường Bình thường Bình thường
< -2 SD Còi4 Nhẹ cân Gày
2.3.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu
- Việc điều tra cắt ngang chỉ cho phép xác định mối liên quan chứ không xác định được nguyên nhân một cách chính xác.
- Với một nghiên cứu về sự phát triển cơ thể thông qua các kích thước nhân trắc thì số lượng mẫu càng lớn, độ tin cậy càng cao, vì vậy nếu cỡ mẫu của nghiên cứu lớn hơn nữa thì sẽ thuận tiện và thuyết phục hơn với các tính toán thống kê mà nghiên cứu đưa ra. Tuy nhiên, do đặc điểm dân cư dân tộc thiểu số ở Yên Bái cư trú rất rải rác nên cỡ mẫu trong nghiên cứu này chưa được như ý muốn.
- Lúc đầu nghiên cứu chỉ tập trung vào trẻ em dưới 5 tuổi nhưng khi có phần mềm mới của WHO (WHO AnthroPlus) thì nghiên cứu mở rộng ra với trẻ thuộc nhóm tuổi lớn hơn, tuy nhiên nhóm 6-7 tuổi người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Hmông biết tiếng phổ thông còn hạn chế nên việc phỏng vấn họ rất khó khăn và kém chính xác. Vì vậy nghiên cứu chỉ tiến hành với nhóm trẻ dưới 5 tuổi và 8-10 tuổi, sự gián đoạn ở tuổi 6 và 7 sẽ không cho thấy rõ sự phát triển liên tục của cơ thể trẻ em được khảo sát.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA
3.1. Tình trạng kinh tế các hộ gia đình
Tìm hiểu về tình trạng kinh tế của gia đình nơi trẻ đang sống, kết quả cho thấy tình trạng thiếu ăn vẫn còn tồn tại, trong đó số hộ gia đình người Hmông bị thiếu ăn chiếm tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa so với người Thái và người Dao. Kết quả được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tình trạng kinh tế của gia đình nơi trẻ đang sống