- Dịch vụ
d. Các chiến lược phòng thủ
1.5.1 Các chiến lược kết hợp dựa trên bảng ma trận tổng hợp SWOT
Sử dụng điểm mạnh (S) khai thác các cơ hội (O), sử dụng điểm mạnh (S) ngăn chặn nguy cơ (T), tận dụng cơ hội (O) khắc phục điểm yếu (W) thì ngăn chặn nguy cơ (T). Trong ma trận tổng hợp SWOT này tác giả đã kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để hình thành các chiến lược cần lựa chọn thể hiện Bảng 1.9.
Bảng 1.9Ma trận SWOTkết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
SWOT Những điểm mạnh - S
Liệt kê những điểm mạnh Những điểm yếu - W
Liệt kê những điểm yếu Các cơ hội – O Liệt kê những cơ hội Các chiến lược SO Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược WO
Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội
Các mối đe doạ - T
Liệt kê những đe dọa
Các chiến lược ST
Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe doạ
Các chiến lược WT
Tối thiểu hoá những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe doạ
1.5.2 Chiến lược dựa vào ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động
(SPACE)
Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động (SPACE) là công cụ được sử dụng ở giai đoạn 2 (giai đoạn kết hợp). Ma trận SPACE giúp doanh nghiệp biết được mình đang ở vị trí chiến lược nào và xây dựng các chiến lược khả thi có thể lựa chọn tương ứng. Khung góc tư của Ma trận SPACE là các chiến lược tấn công, thận trọng, phòng thủ, cạnh tranh. Trên các trục của Ma trận SPACE đại diện cho 2 khía cạnh bên trong và 2 khía cạnh bên ngoài của doanh nghiệp.
a. FS (Financial Strengths): sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Các yếu
tố có thể sử dụng cho trục FS như doanh lợi trên vốn, khả năng thanh toán, đòn cân nợ, luân chuyển vốn…
b. CA (Competitive Advantage): lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các
yếu tố có thể sử dụng cho trục CA như thị phần, chất lượng, chất lượng sản phẩm, sự kiểm soát đối với nhà cung cấp và nhà phân phối, công suất sản xuất…
c. ES (Enviroment Stability): sự ổn định của môi trường. Các yếu tố có thể
sử dụng cho trục ES như tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi của công nghệ, áp lực cạnh tranh, sự thay đổi của nhu cầu…
d. IS (Internal Strenghts): sức mạnh của ngành. Các yếu tố có thể sử dụng
cho trục IS như quy mô vốn, bí quyết công nghệ, sự dễ dàng thâm nhập thị trường, sự ổn định về tài chính, mức lợi nhuận, mức tăng trưởng…
Hình 1.5Ma trậnvị trí chiến lược và đánh giá hoạt động (SPACE)
*Các bước lập Ma trận SPACE
1. Chọn một nhóm các yếu tố biểu hiện cho các trục sức mạnh tài chính (FS), lợi thế cạnh tranh (CA), sự ổn định của môi trường (ES), sức mạnh của ngành (IS). 2. Ấn định giá trị bằng số từ +1 (xấu nhất) cho tới +6 (tốt nhất) cho mỗi yếu tố thuộc khía cạnh FS và IS. Tiếp tục ấn định giá trị bằng số tứ - 1 (tốt nhất) cho tới – 6 (xấu nhất) cho mỗi yếu tố thuộc khía cạnh ES và CA.
3. Tính số điểm trung bình cho FS, IS, ES, CA bằng cách cộng các giá trị đã ấn định cho các yếu tố của mỗi khía cạnh rồi chia cho số yếu tố thuộc khía cạnh tương ứng
4. Đánh số điểm trung bình của FS, IS, ES, CA lên các trục thích hợp của Ma trận SPACE
5. Cộng 2 số điểm trên trục X và đánh dấu điểm kết quả trên trục X. Cộng 2 sốđiểm trên trục Y và đánh dấu điểm kết quả trên trục Y. Xác định giao điểm của 2 điểm mới trên trục XY.
6. Vẽ véctơ có hướng từ điểm gốc của Ma trận SPACE qua giao điểm mới. Véctơ này thể hiện loại chiến lược cho doanh nghiệp: tấn công, thận trọng, phòng thủ, cạnh tranh. [13; tr.45-47] FS +6 +5 Thận trọng +4 Tấn công +3 +2 +1 0 CA - 6 - 5 - 4 - 3 - 2 - 1 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 IS -1 -2 Phòng thủ -3 Cạnh tranh -4 -5 -6 ES
Qua chương này tác giả đã (1) khái quát những khái niệm, vai trò, và các
yêu cầu của hoạch định chiến lược, (2) trình bày các chiến lược Trung tâm học
liệu theo đuổi có thể được phân loại thành 8 hoạt động: hội nhập về phía trước, hội nhập về phía sau, liên kết ngang, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển thương hiệu
(3) quy trình xây dựng và lựachọnchiến lược: đề xuấttầm nhìn và sứ mệnh, phân
tích các yếu tố bên ngoài, phân tích các yếu tố bên trong. Trong quy trình này tác
giả đã trình bày mô hình xây dựng và chọn lựa chiến lược toàn diện gồm 3 giai đoạn: (a) giai đoạn đầu vào, tóm tắt những thông tin đầu vào cơ bản cần thiết cho
việc xây dựng chiến lược bao gồm các ma trận EFE, IFE, và ma trận CPM; (b) giai đoạn kết hợp, tập trung vào xây dựng các phương án khả thi kỹ thuật ma trận SWOT, và (c) là giai đoạn quyết định. (4) Giai đoạn lựa chọn chiến lược, sử dụng 2 kỹ thuật phân tích để xác định sự hấp dẫn tương đối của các phương án hành động khả thi. Hai kỹ thuật này là ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng
(QSPM) & Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động (SPACE) đểlựa chọn
Chương 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM
HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Chương này có ba phần chính: (1) giới thiệu khái quát về Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm học liệu (2) đánh giá tổng quát về các yếu tố tác động đến dịch vụ tại Trung tâm học liệu, và (3) phân tích môi trường dịch vụgồm môi trường bên trong (nội bộ), và phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược phát triển dịch vụ tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ đến năm 2022.
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tác giả giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Cần Thơ trước, sau đó mới giới thiệu đến Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần thơ sau. Vì Trung tâm học liệu là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của Trường Đại học Cần Thơ.
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Cần Thơ
Cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL,
là Trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 93 chuyên ngành đại học, 34 chuyên ngành cao học, 13 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 02 chuyên ngành cao đẳng.
Trường cam kết xây dựng hệ thống quản trị hiệu quả, chuyên nghiệp, trách nhiệm, sáng tạo và luôn đổi mới. Hoạt động quản lý của Trường sẽ được quy trình hóa, tin học hóa, áp dụng các phương thức quản trị cập nhật và được giám sát, đánh giá thường xuyên.
Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi Trường Đại học Cần Thơ
a. Sứ mệnh (Mission)
Sứ mệnh của Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo, nghiên cứu
khoa học chuyển giao công nghệ hàng đầu của quốc gia đóng góp hữu hiệu vào
học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng và quốc gia. Trường Đại học Cần Thơ
là nhân tố động lực có ảnh hưởng quyết định cho sự phát triển của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
b. Tầm nhìn (Vision)
Trường Đại học Cần Thơ sẽ trở thành một trong những trường hàng đầu
về chất lượng của Việt Nam và nằm trong nhóm các trường mạnh về đào tạo,
nghiên cứu khoa học trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2022.
c. Giá trị cốt lõi (Core Values)
Đồng thuận - Tận tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Trường Đại học Cần Thơ, 2016
Trong đó, Trung tâm học liệu đóng vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời Trường Đại học Cần Thơ.
2.1.2 Giới thiệu sơ lược về Trung tâm học liệu
Tiền thân là Thư viện trung tâm Trường Đại học Cần Thơ được Tổ chức Atlantic Philanthropies (Mỹ) tài trợ xây dựng mới trên cơ sở chuyển khoảng 70% vốn tài liệu và toàn bộ cán bộ của Thư viện trung tâm sang Trung tâm học liệu. Video clip giới thiệu TTHL tại đường link này: www.lrc.ctu.edu.vn/video-gioi- thieu-tthl
Hình 2.1 Cổng A, Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Trung tâm học liệu, 2016
Trung tâm học liệu được tọa lạc trên diện tích đất 7.560 m2 ngay lối vào cổng A của khu II, Đại học Cần Thơ, một địa điểm lý tưởng thuận tiện cho khách hàng đến sử dụng Trung tâm học liệu để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Trung tâm học liệu được xây dựng 4 tầng với tổng diện tích xây dựng là 4.800m2
được thiết kế và sắp xếp mỗi tầng của tòa nhà rất hấp dẫn và khoa học phù hợp cho từng góc học tập, nghiên cứu, làm việc độc lập và theo nhóm. Đặt biệt là sự bố trí một cách khoa học dây chuyền hoạt động tổ chức, điều hành và phục vụ khách hàng, tạo sự linh hoạt và dễ dàng cho khách hàng đến sử dụng Trung tâm học liệu.
Số lượng độc giả và số lần cấp thẻ có tăng tương ứng cho từng năm từ 2009 – 2016. Nhưng số vòng quay của sách 2015-2016 có giảm là do công nghệ thông tin của trường phát triển mạnh, hiện tại TTHL đã có bộ sưu tập tài liệu số và Ebook liên kết với website: tailieu.vn đã tạo ra một bước ngoặc lớn là bạn đọc có thẻ-tài khoản đăng nhập máy tính của TTHL ở bất cứ nơi đâu có mạng Internet là có thể xem được tài liệu mình cần. Cho nên họ không đến Trung tâm học liệu tham khảo tài liệu nhiều là một vấn đề quá bình thường. Vì thế số vòng quay của sách giảm ở năm 2015-2016 là 84.995 vòng so với năm 2014-2015 là 257.901 vòng.
Bảng 2.1 Số lượng độc giả, số vòng quay của sách, cấp thẻ 2009 - 2016
Năm học Số lượt độc giả Số vòng quay của sách Cấp thẻ
2009 – 2010 290.152 870.456 8.602 2010 – 2011 368.930 1.106.790 9.202 2011 – 2012 325.459 300.830 11.537 2012 – 2013 284.334 207.319 10.702 2013 – 2014 321.351 161.955 14.092 2014 - 2015 378.072 257.901 14.396 2015 - 2016 385.618 84.995 16.398
Nguồn: Tác giả tổng hợp Báo cáo TTHL 2016ngày 01 tháng 07 năm trước đến ngày 30 tháng 08 năm sau
Hình 2.2Logo Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Trung tâm học liệu, 2016
Logo của TTHL được đăng ký bản quyền và được sử dụng làm Logo trên Website chính của TTHL: www.lrc.ctu.edu.vn
Hình 2.3Uy hiệu Trung tâm học liệu
Nguồn: Tác giả, 2017
Uy hiệu TTHL do chính TTHL tự tạo mục đích tạo ra sự khác biệt trong xây dựng và phát triển thương hiệu TTHL Trường Đại học Cần Thơ.
a. Chức năng
Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ được xây dựng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phù hợp điều kiện khí hậu, địa lý và thổ nhưỡng vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại với hơn 400 máy tính điện tử, hệ thống cầu truyền hình và nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại cộng với sự phong phú các nguồn tin sẵn có hoặc kết nối toàn cầu nhằm hướng tới việc tạo sự thoải mái, tiện lợi, kích ứng việc học tập, nghiên cứu của sinh viên và cán bộ của Trường Đại học Cần Thơ và của những người thích học tập và nghiên cứu.
Hình 2.4 Tầng 2 TTHL
Nguồn: Trung tâm học liệu, 2016
Trung tâm học liệu là một bộ phận cấu thành quan trọng trong việc thực hiện chiến lược chung của Trường Đại học Cần Thơ, nâng cao chất lượng đào tạo, cụ thể là góp phần thay đổi phương pháp dạy và học, nâng cao nhận thức chủđộng học tập và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên, HVCH, NCS...
b. Nhiệ m vụ
Trung tâm học liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu của người học và người nghiên cứu, vì nó vừa là người thầy, người bạn đồng hành đáng tin cậy ngoài giảng đường và phòng thí nghiệm của người học và người nghiên cứu. Do đó, Trung tâm học liệu có nhiệm vụ hỗ trợ cho khách hàng định
hướng, xác định và cung cấp cho khách hàng các nguồn tin, nguồn lực thông tin và các sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện một cách chính xác giúp cho khách hàng lập kế hoạch, đưa ra quyết định và thực hiện các công việc trong mọi hoạt động của đời sống.
Trung tâm học liệu còn là nơi hướng dẫn nghiệp vụ và bổ sung nguồn lực thông tin cho hệ thống thư viện khoa của Trường Đại học Cần Thơ. Bao gồm có 16 thư viện khoa & viện như: 1. Thư viện khoa công nghệ; 2. Thư viện khoa công nghệ thông tin và truyền thông; 3. Thư viện khoa dự bị dân tộc; 4. Thư viện khoa khoa học chính trị; 5. Thư viện khoa khoa học tự nhiên; 6. Thư viện khoa xã hội và nhân văn; 7. Thư viện khoa kinh tế; 8. Thư viện khoa Luật; 9. Thư viện khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên; 10. Thư viện khoa ngoại ngữ; 11. Thư viện khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng; 12. Thư viện khoa phát triển nông thôn; 13. Thư viện khoa sư phạm; 14. Thư viện khoa thủy sản; 15. Thư viện viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học; 16. Thư viện trường THPT thực hành sư phạm.
Trung tâm học liệu có nhiệm vụ thiết đặt quan hệ và hợp tác quốc tế để trao đổi, học tập và chia sẻ kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ. Ngoài ra, Trung tâm học liệu còn có nhiệm vụ tư vấn và lập đề án phát triển Thư viện cho các đơn vị liên kết.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website Trung tâm học liệu, 2016
c. Cơ cấu tổ chức
Với cơ cấu một Giám đốc, một phó giám đốc và bốn trưởng phòng quy trách nhiệm cho người đứng đầu của Đơn vị hay Tổ chức được thể hiện qua Hình 2.5
Hinh 2.5Sơ đồ cơ cấu tổ chức TTHL
Nguồn: Tác giả, 2017
Giám đốc Phó giám đốc
d. Nhân sự
Số lượng nhân sự các phòng chức năng TTHL thể hiện ở Bảng 2.2
Bảng 2.2 Số lượng nhân sự tại các phòng chức năng TTHL ĐVT: %
2006 2010 2016
Số
lượng Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ % lượngSố Tỷ lệ %
Phòng DVTT 23 37.7 15 34.1 9 25.7 Phòng CNTT 10 16.4 4 9.1 3 8.6 Phòng TNTT 13 21.3 10 22.7 9 25.7 Phòng HC 15 24.6 15 34.1 14 40 Tổng cộng 61 100 44 100 35 100 Nguồn: Tác giảtổng hợp, 2017
Bảng 2.2 cho tăng trưởng nhân sự của TTHL trong tường mốc thười gian mà tác giả có được nhận xét lực lượng nhân sự từ mốc thời gian năm 2006 là 61 VC – NLĐ chiếm 100 % trong tổng tỷ lệ % của năm, đến năm 2010 có giảm rất mạnh từ 61 giảm xuống còn 44 VC-NLĐchiếm 100 % trong tổng tỷ lệ % của năm. Từ 2010 đến năm 2016 giảm còn 35 VC-NLĐ chiếm 100 % trong tổng tỷ lệ % của năm. Điều này chứng minh một điều là cho dù lưc lượng nhân lực này được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhưng vì nhiều lý do mà họ không thể gắn bó được với TTHL Trường Đại học Cần Thơ.
Hình 2.6Đồ thị thống kê trình độ học vấn nhân sự TTHL
Nguồn: Tác giả thống kê, 2017
Từ ngày thành lập đến nay, nguồn nhân lực TTHL đã có bước phát triển đáng kể cụ thể là đã có 1 tiến sĩ nhưng đang điều trị bệnh ở Mỹ, 1 tiến sĩ đang học trong nước chuyên ngành nghiên cứu về “Văn hóa đọc”, trình độ thạc sĩ vẫn được nâng cao trong tất cả các chuyên ngành tuy số lượng giảm là do có 6 viên chức có trình độ thạc