7.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập thông qua các báo cáo của đơn vị như: báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ, và các báo cáo khác trong nhiều năm giai đoạn 2009 - 2016. Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, sách, báo, internet và các tài liệu có liên quan.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn ý kiến sơ bộ của 15 lãnh đa ̣o đơn vị và phỏng vấn 21 ý kiến chuyên gia là lãnh đạo Đơn vị trong và ngoài Trường Đại học Cần Thơ, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, thư viện và nhiều độc giả của Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ bằng mẫu phỏng vấn chuyên gia.
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp này với mục đích hoạch định chiến lược và thực hiện chiến lược một cách linh hoạt đạt hiệu quả cao trong quản trị.
7.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê số liệu từ chuyên gia, sử dụng các ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) để phân tích môi trường hoạt động dịch vụ kết hợp với công cụ phân tích ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức (SWOT) để xây dựng các chiến lược,ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) từ đó lựa chọn chiến lược phù hợp.
Phân tích ma trận (SPACE) tác giả tận dụng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ 15 chuyên gia bằng chỉ số khách quan cho việc chọn vị trí chiến lược trong các chiến lược đã được lựa chọn và đánh giá hoạt động của chiến lược khi có sự tác động môi trường ảnh hưởng đến dịch vụ tại Trung tâm học liệu một cách hiệu quả để linh hoạt thay đổi kế hoạch chiến lược phát triển dịch vụ (Thận trọng, tấn công phòng thủ, cạnh tranh) cho phù hợp với từng thời gian của chiến lược.
7.3 Kết quảmong đợi và đối tượng thụhưởng
7.3.1 Kết quảmong đợi
Đề tài nêu rõ các chiến lược cần thực hiện trong giai đoạn 5 năm từnăm 2017 đến năm 2022 của Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ trong việc góp phần thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ theo hướng tích cực, đạt hiệu quả cao. Nêu rõ các giải pháp cần phải thực hiện nhằm phát triển dịch vụ hiệu quả, chất lượng cao trong dịch vụ tại TTHL Trường Đại học Cần Thơ.
7.3.2 Đối tượng thụhưởng
Đối tượng thụ hưởng trực tiếp kết quả mong đợi từ kết quả nghiên cứu và
được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho: TTHL Trường Đại học Cần Thơ, Các Thư viện tại các Trường Đại học trong cả nước, khối hành chính sự nghiệp có liên quan đến dịch vụ với điều kiện phải trích dẫn nguồn từ tác giả.
Đối tượng thụ hưởng gián tiếp: Sinh viên, học viên cao học, Cán bộ -Viên chức-Người lao động Trường Đại học Cần Thơ, bạn đọc ngoài trường như: sinh viên các Trường Đại học trong vùng ĐBSCL, sinh viên và người nghiên cứu nước ngoài đến Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu hợp tác trong trường hợp có thẻ Trung tâm học liệu với điều kiện phải trích dẫn nguồn từ tác giả.