trên lĩnh vực đối ngoại
* Quan niệm bảo vệ độc lập dân tộc
Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về bảo vệ độc lập dân tộc được
thể hiện qua những bài viết khi phân tích, đánh giá các cuộc chiến tranh ở châu Âu và các cuộc chiến tranh đế quốc vào giữa thế kỷ XIX. Đặc biệt, trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", sau khi vạch trần tội ác của giai cấp tư sản,
phân tích sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định: "Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc" [62, tr. 630-631]. Theo đó, giai cấp vô sản phải tiến hành lật đổ giai cấp tư sản, đưa chính quyền về tay vô sản và xây dựng chế độ không còn người bóc lột người, tự mình làm chủ vận mệnh của dân tộc mình để thiết lập một nền độc lập. Muốn giành được độc lập và quyền làm chủ, giai cấp vô sản trên toàn thế giới phải cùng nhau đoàn kết trong đấu tranh để đạt được mục tiêu.
Khi nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và mối quan hệ giữa các nước ở châu Âu, C. Mác và Ph. Ăngghen nhận định, sẽ bùng nổ một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu:
Phân chia châu Âu thành hai phe tham chiến, không phải căn cứ theo quốc tịch và những cảm tình bộ tộc, mà căn cứ theo trình độ văn minh: một bên là cách mạng, còn bên kia là khối liên hợp của tất cả các nhóm đẳng cấp và những lợi ích đẳng cấp đã lỗi thời; một bên là nền văn minh, còn bên kia là sự dã man [64, tr. 216-217]. Những dự đoán của hai ông hoàn toàn chính xác khi Chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 - 1918) mang bản chất là cuộc chiến tranh đế quốc mà châu Âu là chiến trường chính, xâm phạm độc lập, chủ quyền của nhiều quốc gia. Trên cơ sở nhận định đó, C. Mác và Ph. Ăngghen chủ trương giai cấp vô sản và các lực lượng tiến bộ trên thế giới phải có sự phối hợp, đoàn kết để bảo vệ độc lập dân tộc, trước sự tuyên truyền và che đậy của các thế lực tư sản phản động và hiếu chiến. Thông qua đó, C. Mác và Ph. Ăngghen kêu gọi các đảng cách mạng ở các nước châu Âu phải có chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn để bảo vệ độc lập dân tộc.
V.I. Lênin quan niệm rằng, để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ quyền lợi
của nhân dân lao động cần phải thiết lập một chế độ mới do nhân dân lao động làm chủ lúc đó mới thực sự là độc lập. Đồng thời, giai cấp vô sản và nhân dân các nước phải đoàn kết, đấu tranh chống lại chiến tranh đế quốc để
bảo vệ độc lập dân tộc. V.I. Lênin khẳng định: "Chỉ có kẻ ngụy biện mới có thể xóa bỏ sự khác nhau giữa chiến tranh dân tộc và chiến tranh đế quốc chủ nghĩa" [52, tr. 7]. Đây là sự phản bác luận điệu xuyên tạc hòng ru ngủ nhân dân, lợi dụng sức mạnh của nhân dân để đạt được mục đích riêng của các thế lực đế quốc phản động và cơ hội trong chiến tranh đế quốc. Rõ ràng, chiến tranh dân tộc và chiến tranh đế quốc bản chất rất khác xa nhau, "chiến tranh dân tộc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, những quyền lợi hợp pháp của dân tộc, ngược lại chiến tranh đế quốc là cướp bóc, phi nghĩa, lợi dụng chiến tranh để thôn tính lẫn nhau, tranh cướp quyền lợi, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và tranh giành thuộc địa giữa các đế quốc" [52, tr. 11]. Quan điểm nhất quán của V.I. Lênin là kiên quyết phản đối luận điệu "bảo vệ độc lập dân tộc" của các thế lực tư bản để phát động cuộc chiến tranh đế quốc "có tính chất ăn cướp, nô dịch và phản động, vì có thể và cần phải đối lập cuộc chiến tranh đó với nội chiến" [52, tr. 12]. V.I. Lênin kêu gọi: "Các Đảng công nhân, xã hội ở các nước tranh thủ điều kiện thuận lợi khi chiến tranh đế quốc nổ ra để phát động công nhân, nông dân và nhân dân lao động tiến hành cuộc nội chiến lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền và xây dựng một nền độc lập do nhân dân làm chủ" [52, tr. 13]. V.I. Lênin đưa ra lập luận thuyết phục về bản chất của chiến tranh, tính chất của độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc, đặt cơ sở để đánh giá bản chất của các mối quan hệ quốc tế.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về bảo vệ độc lập dân tộc của một nước
thuộc địa, trước hết phải đánh đổ tất cả những xiềng xích, bóc lột của các thế lực ngoại xâm và phản động trong nước, giành lấy chính quyền do nhân dân làm chủ. Theo Người, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đảm bảo chính quyền, quyền lực, quyền lợi đều thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ, tiến lên xây dựng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: "Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, nhưng hòa bình không thể tách rời độc lập dân tộc. Nhân dân Việt Nam biết
rằng muốn có hòa bình thật sự thì phải có độc lập thực sự và đấu tranh cho độc lập dân tộc tức là đấu tranh bảo vệ hòa bình" [78, tr. 500].
Để giành và bảo vệ độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò quyết định của đảng vô sản tiên phong lãnh đạo và chủ trương kết hợp sức mạnh nội lực của dân tộc, với sức mạnh thời đại để giành thắng lợi trước các thế lực ngoại xâm và cường quyền. Theo Hồ Chí Minh thì:
Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của mình. Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc. Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau [74, tr. 227]. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ độc lập dân tộc là bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, lợi ích chính đáng, toàn vẹn lãnh thổ của một dân tộc nhưng không tách biệt, cô lập mà phải gắn liền với nhiệm vụ chung của nhân loại là giữ gìn hòa bình, chống xâm lược và chống chiến tranh đế quốc. Hồ Chí Minh rất coi trọng phát huy yếu tố nội lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc trong đấu tranh bảo vệ độc lập, Người nhấn mạnh: "Chúng ta phải ra sức khôi phục và xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng của ta về mọi mặt, để thực hiện quyền độc lập hoàn toàn của nước ta. Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự" [76, tr. 3].
Bảo vệ độc lập dân tộc của một quốc gia là việc sử dụng tất cả các sức mạnh vốn có của quốc gia đó để bảo vệ hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác và hợp tác bình đẳng để cùng phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên tất cả các mặt (lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại) trong các quan mối quan hệ quốc tế, không bị lệ thuộc hoặc bị bên ngoài chi phối. Đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc cũng đồng nghĩa với đấu tranh nhằm:
"Đảm bảo cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột và nô dịch; đảm bảo cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu so với các dân tộc khác trong thế giới ngày nay, ngày càng vươn lên đỉnh cao của sự giàu có, văn minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng" [86, tr. 8].
Trên cơ sở tìm hiểu những quan niệm, tác giả luận án nêu ra quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc: Bảo vệ độc lập dân tộc của một quốc gia
đồng nghĩa với việc bảo vệ lợi ích hợp pháp, quyền tự quyết và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trên cơ sở phù hợp với công lý và luật pháp quốc tế. Điều đó có nghĩa, chống lại mọi sự xâm phạm, đe dọa của nước ngoài, để giữ vững hòa bình, độc lập, chủ quyền, tự quyết về thể chế chính trị, đường lối đối nội, đối ngoại và định hướng phát triển của một quốc gia.
Như vậy, độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực phấn đấu để phát triển của các quốc gia trên thế giới. Tất cả các quốc gia trên thế giới cho dù thể chế chính trị, đường lối phát triển có khác nhau, nhưng ý nghĩa mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc là tương đồng với nhau, nghĩa là đều nhấn mạnh quyền tự quyết của quốc gia mình, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia mình. Để giành và bảo vệ được độc lập dân tộc, nhiều nước trên thế giới phải trải qua quá trình đấu tranh gian khổ, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ II (1945), phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã bùng nổ mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ latinh, làm sụp đổ từng mảng lớn chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc dẫn đến sự ra đời của các quốc gia độc lập. Tuy nhiên, việc giữ vững độc lập dân tộc là vấn đề không hề giản đơn giản đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia nhỏ, kinh tế còn khó khăn, khoa học - kĩ thuật còn lạc hậu. Trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, đối đầu Đông - Tây diễn ra hết sức quyết liệt, các nước nhỏ yếu phải trải qua quá trình đấu tranh gian khổ, đầy khó khăn nhằm đánh đuổi xâm lược, can thiệp của các nước đế quốc để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì "đối ngoại" là: "Chủ trương, chính sách về quan hệ mang tính quốc gia đối với nước khác" [131, tr. 658].
C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng: "Ngoại giao của những chính phủ hoạt động theo lối cũ, sẽ không bao giờ giải quyết được khó khăn" [63, tr. 49]. Điều đó có nghĩa, muốn ngoại giao góp phần giải quyết được những khó khăn của đất nước, cần phải có những cải tiến, sáng tạo để đạt được kết quả. Qua nghiên cứu chính sách đối ngoại các nước đế quốc ở châu Âu, C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra cảnh báo cho giai cấp công nhân và nhân dân các nước ở châu Âu về những thách thức trong thực hiện mục tiêu bảo vệ được độc lập, chủ quyền, tránh bị lợi dụng trước các âm mưu, thủ đoạn trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc. Có thể khẳng định, đây là đánh giá rất chính xác về âm mưu của các nước đế quốc lớn, cũng là lời cảnh tỉnh cho các nước khác không được chủ quan, ảo tưởng trước những dã tâm của các nước đế quốc khi không từ bất kỳ thủ đoạn nào để thôn tính và nô dịch các nước nhỏ. Ngoài việc đánh giá cao vai trò của ngoại giao trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, C. Mác và Ph. Ăngghen cũng khẳng định vai trò của sức mạnh quân sự trong bảo vệ độc lập dân tộc khi cho rằng: "Một dân tộc vĩ đại mà lại không thể trang bị ngay cả cho mình mấy trung đoàn, thì dân tộc ấy chưa chắc sẽ có thể bảo đảm lâu dài cho mình nền độc lập và tự do chính trị" [64, tr. 293]. Theo hai ông, để bảo vệ được độc lập dân tộc, bảo vệ thể chế chính trị của quốc gia, bên cạnh việc xây dựng nền ngoại giao sáng tạo, cần phải kết hợp với xây dựng lực lượng quân sự đủ mạnh để có thể bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền của đất nước.
Quan điểm của V.I. Lênin: "Đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh
vực đối ngoại đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc cần phải đấu tranh đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động để giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình" [52, tr. 10]. V.I. Lênin đã dự đoán chính xác về việc bùng nổ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa để đánh đổ ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc. Theo V.I. Lênin, để những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành công, cần phải chú trọng đoàn kết, xây dựng lực lượng, có đảng vô sản lãnh đạo và phải nổ ra đúng thời điểm. Người đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở trong lòng các nước đế quốc, sự đoàn kết, gắn bó, phối hợp hiệu quả của phong trào công nhân quốc tế là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong lật đổ chủ nghĩa đế quốc.
V.I. Lênin đưa ra những lập luận sắc bén, khẳng định chỉ có sự thành công của chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới thì loài người mới không rơi vào cảnh chiến tranh, đồng thời các quốc gia, dân tộc trên thế giới phát huy hết quyền tự quyết và đưa dân tộc mình tiến lên phồn thịnh. Đánh giá về những đóng góp của V.I. Lênin trong việc trang bị lý luận và để lại những bài học thực tiễn về cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc, về đối ngoại để bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Từ trong học thuyết dạt dào sức sống của chủ nghĩa Lênin, chúng tôi khơi nguồn sức mạnh để giành thắng lợi cho sự nghiệp thiêng liêng là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, để giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội" [76, tr. 415].
Quan niệm của Hồ Chí Minh: Về bảo vệ độc lập dân tộc trên mặt trận
đối ngoại là tổng hòa các quan điểm trong chiến lược, sách lược đối với các vấn đề quốc tế và quan hệ quốc tế, trở thành kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh không ngừng phấn đấu vì hòa bình, độc lập, tự do cho đất nước, vì hòa bình, hữu nghị, dân chủ và tiến bộ xã hội cho toàn nhân loại. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh luôn hướng đến hòa bình, chống chiến tranh, Người khẳng định: "Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân
Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới" [82, tr. 675], trong đó đặc biệt cố gắng xây dựng mối quan
đẩy mạnh mối quan hệ với các bạn bè truyền thống và các nước trong hệ thống XHCN. Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là kết hợp sức mạnh dân tộc với thời đại trong đấu tranh ngoại giao, đẩy mạnh đoàn kết quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nền tảng của đường lối quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam và Nhà nước Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975.
Đối với Hồ Chí Minh, đối ngoại của nước Việt Nam là chính sách đối ngoại rộng mở, hòa hiếu với các dân tộc, đoàn kết quốc tế rộng rãi theo phương châm "thêm bạn, bớt thù". Người nhấn mạnh quan điểm, làm bạn với