VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Đường lối cách mạng Việt Nam khẳng định, kiên định nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng 8/1945, quyết tâm thống nhất non sông, đưa cả nước tiến lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ, giàu mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân. Khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Lao động Việt Nam - đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam thể hiện rõ nét trong việc kết hợp hiệu quả giữa đối nội và đối ngoại, bởi xét đến cùng thì đối ngoại là "cánh tay nối dài của đối nội", quân dân hai miền Nam - Bắc đoàn kết một lòng, tương thân tương ái, quyết tâm đấu tranh đến cùng để xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và thống nhất miền Nam. Chính sự đoàn kết của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã giúp dân tộc Việt Nam phát huy cao độ trí tuệ để xây dựng được đường lối, chính sách đối ngoại và triển khai hiệu quả. Có thể khẳng định, vai trò, vị trí của đối ngoại đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa là rất to lớn. Đối ngoại của Việt Nam đã tập hợp được lực lượng ủng hộ rộng lớn trên khắp thế giới, từ các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước dân chủ tiến bộ, các tổ chức quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ cả vật chất, tinh thần giúp miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.