Truyền thống ngoại giao để bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại trước năm

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 38 - 43)

Nam trên lĩnh vực đối ngoại trước năm 1954

Bảo vệ độc lập dân tộc là nhiệm vụ thiêng liêng, được hun đúc từ ngàn đời nay, gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Các thế hệ con người Việt Nam luôn ý thức cao trong việc giữ yên bờ cõi, bảo vệ vững chắc lãnh thổ, cuộc sống, phong tục và tín ngưỡng của dân tộc. Trước khi bị các thế lực phong kiến phương Bắc đô hộ hơn 1000 năm (79 TCN - 938 SCN), dân tộc Việt Nam đã định hình cho mình bản sắc văn hóa sâu đậm, mang đặc trưng riêng. Chính vì vậy, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, với đủ mọi thủ đoạn đồng hóa, nhưng các thế lực phong kiến phương Bắc không thể khuất phục được dân tộc Việt Nam. Sự kiên cường của một dân tộc kiên quyết không để bị đồng hóa trong hơn 1000 năm đô hộ, đã thể hiện ý chí, quyết tâm sắt đá về khát vọng độc lập, tự chủ của người Việt.

Nằm cạnh nước phong kiến Trung Quốc rộng lớn, luôn có âm mưu thôn tính, buộc dân tộc Việt Nam phải xây dựng cho mình một chính sách đối ngoại hết sức mềm dẻo, linh hoạt, để góp phần bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Truyền thống đối ngoại Việt Nam thể hiện mục tiêu "trong đế, ngoài

vương", thể hiện qua thái độ bên ngoài thuần phục, triều cống các triều đại

phong kiến phương Bắc và sự nhún nhường trong mối quan hệ. Nhưng mặt khác, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của mình, nhún nhường không nhu nhược, thỏa thuận không thỏa hiệp, có thái độ cương quyết trong đấu tranh

bảo vệ độc lập, chủ quyền và sẵn sàng chiến đấu đến cùng khi bị các thế lực phương Bắc xâm lược.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tổ tiên đã để lại cho hậu thế nhiều bài học ngoại giao, truyền thống yêu nước, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm, ý chí tự cường dân tộc và bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. Sự năng động, sáng tạo trong hoạt động đối ngoại, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị, quân sự với ngoại giao, vừa đánh vừa đàm, vừa cương vừa nhu, quan tâm đến việc xây dựng quan hệ hữu nghị với các dân tộc, các nước láng giềng đã được dân tộc Việt Nam chú trọng từ rất lâu đời. Đây là nét đặc sắc của truyền thống ngoại giao dân tộc được Đảng và Nhà nước Việt Nam kế thừa, phát triển trong quá trình lãnh đạo cách mạng nói chung và trong việc xây dựng, triển khai đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới nói riêng.

Một trong những nét nổi bật hàng đầu trong truyền thống ngoại giao của dân tộc Việt Nam là truyền thống ngoại giao hòa bình, hữu nghị. Đây là sự thể hiện tư tưởng ngoại giao nhân văn, hòa hiếu bắt nguồn từ chiều sâu bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, đây cũng được quy định bởi vai trò, vị trí địa - chiến lược, địa - chính trị quan trọng của Việt Nam ở khu vực.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, mặc dù thường phải đối mặt với các thế lực xâm lược nước ngoài lớn mạnh gấp bội, nên dân tộc Việt Nam trong đối ngoại, một mặt thể hiện rõ tinh thần quật khởi, không chịu khuất phục, mặt khác luôn chủ động, khôn khéo, sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo, biết cách vượt qua những thử thách hiểm nghèo để bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất dân tộc [31, tr. 50]. Truyền thống tranh thủ sự ủng hộ, thắt chặt tình đoàn kết quốc tế của dân tộc đã được Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương tiếp tục kế thừa và phát triển thể hiện trong các nội dung nêu trong các văn kiện của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941), Nghị quyết ngày 28/02/1943 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng "Về tình hình cuộc

một bộ phận của cách mạng thế giới, liên lạc mật thiết với các dân tộc bị áp bức, giai cấp vô sản trên thế giới, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với lịch sử hào hùng của mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, các thế hệ ông cha đã truyền lại cho các thế hệ tiếp sau những truyền thống ngoại giao tốt đẹp. Truyền thống ngoại giao của một dân tộc anh hùng, bất khuất, rất yêu chuộng hòa bình, muốn có quan hệ hữu nghị với các dân tộc khác, rất khoan dung, độ lượng. Hoạt động đối ngoại của các thế hệ ông cha đã góp phần quan trọng xây đắp nền độc lập, tự do của dân tộc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó của tổ tiên, đồng thời có trách nhiệm phát triển hơn nữa vì sự phát triển cường thịnh của đất nước Việt Nam là trách nhiệm của các thế hệ đi sau.

Phát huy những truyền thống ngoại giao của dân tộc, trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (sau này Đảng Lao động Việt Nam) đã xây dựng được đường lối đối ngoại khoa học, đúng đắn, phát huy cao độ những giá trị tinh hoa của tổ tiên đối với những bài học đối ngoại. Nội hàm của bảo vệ độc lập dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh

được hiểu theo nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi chính đáng, quyền tự quyết của nhân dân và mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa mà dân tộc Việt Nam đã lựa chọn. Trong quá

trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh, một mặt tích cực chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho cuộc khởi nghĩa thành công, mặt khác về mặt đối ngoại, Việt Nam tuyên bố đứng về phe Đồng Minh trong cuộc chiến chống phát xít. Chủ trương đối ngoại đúng đắn đó của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh, tạo ra thời cơ thuận lợi cho Việt Nam khi phát xít Đức, Nhật lần lượt đầu hàng quân Đồng Minh, giúp Việt Nam danh chính, ngôn thuận phát động khởi nghĩa giành thắng lợi trong cả nước. Sau khi giành chính quyền 8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền non trẻ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Giặc đói, giặc dốt, thù trong, giặc ngoài, ngân sách trống rỗng, chính quyền cách mạng còn non trẻ và trên thế giới chưa có bất kỳ quốc gia nào công nhận Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để phá thế bao vây, cô lập, tháo gỡ dần những khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ viết thư gửi nhiều nước trên thế giới, trong đó có thư gửi cho lãnh đạo Liên Xô và Mỹ, tuy không được hồi âm nhưng hành động đó đã thể hiện được thiện chí, sự chủ động trong bước đầu xây dựng các mối quan hệ ngoại giao. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chính sách ngoại giao khôn khéo để tránh một lúc đối phó với hai kẻ địch là Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc, hòa Tưởng đánh Pháp (9/1945 - 6/3/1946), sau đó là hòa Pháp đuổi Tưởng (từ 6/3/1946 - 19/12/1946). Chủ trương của và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là lợi dụng, khoét sâu vào những mâu thuẫn giữa Pháp và Tưởng, không để cho họ bắt tay với nhau, nhằm tránh một lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù không có lợi cho cách mạng Việt Nam. Chính sách đối ngoại đúng đắn đó của Đảng và Chính phủ, góp phần giúp đất nước vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" sau Cách mạng Tháng 8/1945. Có thể khẳng định, những kinh nghiệm, bài học, nghệ thuật đối ngoại của tổ tiên được Đảng Cộng sản Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam vận dụng hết sức sáng tạo, chứng minh cho thế giới và nhân dân Pháp biết, Việt Nam là một dân tộc anh dũng nhưng rất yêu chuộng hòa bình. Đồng thời, Việt Nam đã phá thế bao vây, tránh một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, khôn khéo kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu gian khổ, lâu dài, bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng 8/1945.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Nam thực hiện đường lối kháng chiến, toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Việt Nam đã xây dựng được đường lối, sách lược ngoại giao đúng đắn, góp phần tập hợp lực lượng yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Sau chiến thắng

Việt Bắc (1947) để phá thế bao vây, cô lập của Pháp, mở rộng chiến khu Việt Bắc, đưa cuộc kháng chiến phát triển, đối ngoại của Việt Nam tranh thủ được tình hình thế giới lúc đó có nhiều thuận lợi, khi cách mạng Trung Quốc thành công, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành kéo dài từ Âu sang Á. Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tích cực các hoạt động ngoại giao, vận động Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Những hoạt động ngoại giao không mệt mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ đã đem lại kết quả tích cực, từ năm 1950 Trung Quốc, Liên Xô và sau đó các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đây là minh chứng cho những thành quả đúng đắn trong chính sách đối ngoại, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam tiến đến giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Với tinh thần tự lực, tự cường, ý chí quyết tâm, cộng với sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đã tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tiến lên giành thắng lợi cuối cùng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ 1954, công nhận độc lập, chủ quyền của Việt Nam và rút quân về nước, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng, thắng lợi này đặt nền móng cho những thắng lợi tiếp theo của dân tộc Việt Nam.

Những bài học trong đối ngoại để bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lịch sử, trong Cách mạng Tháng 8/1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), trở thành những cơ sở lý luận sống động, để suy ngẫm, phát triển, vận dụng vào thực tiễn cụ thể trong xây dựng đường lối đối ngoại bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Việt Nam đã xây dựng cho mình đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, "Chúng ta sẵn sàng đặt quan hệ với tất cả các nước trên thế giới tôn trọng độc lập và chủ quyền của nước ta, trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi" [13, tr. 186]. Để tập hợp lực lượng, bảo vệ độc lập dân tộc, đối ngoại của Việt Nam khẳng định lập trường: "Cách mạng Việt Nam là

một bộ phận của phong trào quốc tế đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc và hòa bình thế giới" [20, tr. 775]. Cùng hướng tới mục tiêu xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tôn trọng, bình đẳng giữa các dân tộc, đấu tranh xóa bỏ sự áp bức dân tộc, đoàn kết giai cấp công nhân với tất cả các nước trên tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản. Để bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam xây dựng đường lối đối ngoại chủ động, tích cực, dựa vào lực lượng chủ yếu của sức mạnh nội lực. Trên cơ sở "giữ vững phương châm tự lực cánh sinh là chính, đồng thời cần được các nước anh em giúp đỡ, trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực cánh sinh mà sử dụng tốt sự giúp đỡ của các nước anh em" [20, tr. 760]. Đối ngoại đúng đắn của Việt Nam đã phát huy tích cực trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ:

Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh giành dân chủ và chủ nghĩa xã hội của nhân dân các nước, tích cực bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới [20, tr. 777].

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)