Phương hướng và nhiệm vụ hoạt động đối ngoạ

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 64 - 69)

Phương hướng đối ngoại: Trên cơ sở nhận định:

Trong các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống ách nô dịch của đế quốc Mỹ, chống tập đoàn thống trị phản động trong nước, chống sự bóc

lột tàn nhẫn của bọn tư bản lũng đoạn, đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống, đòi hòa bình và tiến bộ xã hội, cũng đang phát triển mạnh mẽ [19, tr. 618].

Phương hướng đối ngoại của Việt Nam phải tập hợp được lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ ngày càng mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Tạo nên phong trào phản đối rầm rộ trên thế giới về cuộc chiến phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam, trong đó có phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ, gây sức ép lên chính quyền Mỹ. Mặt khác, tăng cường đẩy mạnh và củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản, công nhân trên thế giới, khẳng định quyết tâm: "Tiếp tục tăng cường sự đoàn kết nhất trí giữa nước ta và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu" [19, tr. 625]. Để góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và đưa miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, "chúng ta phải nhờ Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác giúp đỡ về vốn, thiết bị, kỹ thuật, chuyên gia và đào tạo cán bộ" [19, tr. 536].

Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam mong muốn xây dựng và phát triển quan hệ tốt trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Ủng hộ đường lối hòa bình trung lập của Vương quốc Campuchia, giúp đỡ tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của Lào. Việt Nam khẳng định quyết tâm: "Chúng ta thành tâm mong rằng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước láng giềng, trước hết là Campuchia và Lào, được xây dựng và phát triển tốt" [19, tr. 489]. Với các nước vừa giành được độc lập hoặc thoát khỏi ách kìm kẹp của chủ nghĩa thực dân ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ latinh, Việt Nam khẳng định lập trường:

Ra sức ủng hộ phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước châu Á, châu Phi và Mỹ latinh, tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước dân tộc chủ

nghĩa, phát triển sự hợp tác kinh tế và văn hóa với các nước đó, trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hòa bình và mười nguyên tắc của Hội nghị Băng đung [19, tr. 626].

Để tập hợp rộng rãi lực lượng, đường lối đối ngoại phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt, Việt Nam tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước khác có chế độ chính trị khác nhau, trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Phương hướng đối ngoại phải thể hiện sự kiên quyết đấu tranh nhằm thi hành đầy đủ Hiệp nghị Giơnevơ, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất đất nước Việt Nam.

Mặt trận đối ngoại phải đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích, vận động để thế giới hiểu được sự chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến với Mỹ. Vạch trần, tố cáo các âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong việc phá hoại Hiệp định Giơnevơ, Hiệp định Paris, đồng thời lên án mạnh mẽ tội ác của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. "Kiên quyết cùng các nước anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới tiếp tục chung sức đấu tranh để bảo vệ và củng cố hòa bình, chống lại chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ" [19, tr. 625].

Đối ngoại thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền, phản bác các luận điệu xuyên tạc, mị dân, bóp méo sự thật để tiếp tục leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ. Làm thất bại các luận điệu tuyên truyền lừa dối của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Mỹ và thế giới, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân về nước.

Đối ngoại của Việt Nam một mặt thể hiện sự kiên quyết trong bảo vệ các nguyên tắc cơ bản, mặt khác thể hiện thiện chí trong thương lượng, đàm phán, tránh sự cứng nhắc, linh hoạt, mềm dẻo, nhân nhượng có nguyên tắc để giải quyết đúng đắn việc kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Nhiệm vụ đối ngoại: Phân tích sâu sắc tình hình thế giới, khu vực, tình

hình trong nước, kết hợp lý luận với thực tiễn để hoạch định chiến lược, sách lược, phát huy thế chủ động, hiệu quả trong đối ngoại ở từng thời điểm cụ thể.

"Vạch trần bộ mặt hiếu chiến và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, tăng cường và củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa, thành trì của hoà bình thế giới, tổ chức và động viên các lực lượng hoà bình của nhân dân thế giới để kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc" [21, tr. 740]. Đối ngoại có nhiệm vụ hết sức quan trọng bên cạnh chính trị và quân sự, nhiệm vụ mặt trận đối ngoại phải tích cực, chủ động, phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự, kiên quyết đấu tranh, có chiến lược lâu dài và sách lược cụ thể trong từng giai đoạn, chủ động đấu tranh buộc Mỹ sớm rút quân khỏi Việt Nam. Đẩy mạnh tập hợp lực lượng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước dân chủ, các nước bạn bè, các đảng cánh tả, đảng cộng sản, công nhân, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới để phát triển mặt trận thế giới lên án Mỹ và ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Nhiệm vụ của đối ngoại vạch trần âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong việc phá hoại Hiệp định Giơnevơ, giúp thế giới hiểu được sự chính nghĩa trong cuộc đấu của nhân dân miền Nam. Đồng thời, vạch rõ âm mưu mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ, bên cạnh đó đối ngoại phải phục vụ công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. "Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước" [19, tr. 486]. Xây dựng vững chắc hậu phương miền Bắc để chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam đủ sức giành thắng lợi trước các loại hình chiến tranh xâm lược của Mỹ và thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với hai nước bạn Lào và Campuchia. Từ đó tăng cường thêm sức mạnh, tạo thế và lực phối hợp chặt chẽ đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, phát huy đường lối ngoại giao "tuy hai mà một, tuy một mà hai" của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam dưới sự chỉ đạo thống nhất của Đảng Lao động Việt Nam.

Dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống ngoại giao của dân tộc Việt Nam trong lịch sử, kinh nghiệm đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giành chính quyền, bảo vệ chính quyền, kháng chiến chống Pháp và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm ngoại giao của các nước trên thế giới. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của tình hình thế giới, tình hình khu vực và tình hình trong nước, Việt Nam hoạch định, xây dựng cho mình đường lối đối ngoại đúng đắn. Trong đó thể hiện sự chủ động, tích cực, linh hoạt, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân kết hợp chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp. Chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước xã hội chủ nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết với các nước láng giềng, tập hợp được đông đảo lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích đúng đắn các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt mối quan hệ giữa các nước lớn, trong đó chú trọng đến quan hệ Xô - Mỹ, Xô - Trung, Mỹ - Trung. Mặt khác, đánh giá đánh giá đúng tình hình diễn biến trong khu vực Đông Nam Á, tình hình cách mạng thế giới, âm mưu của Mỹ và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Từ đó, giúp Việt Nam có cơ sở để hoạch định đường lối đối ngoại phù hợp, giải quyết tốt các mối quan hệ quốc tế liên quan. Tăng cường tập hợp lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần đem đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc. Những nhận định, dự đoán và phân tích chính xác tình hình thế giới, khu vực và trong nước từ đó xây dựng được mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, phương châm, phương hướng, nhiệm vụ đối ngoại đúng đắn đã quyết định thành công sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, để lại cho những bài học kinh nghiệm còn nguyên giá trị thực tiễn để tham khảo trong hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại để góp phần bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)