Mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc và phương châm hoạt động đối ngoạ

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 61 - 64)

hoạt động đối ngoại

Mục tiêu đối ngoại:Đối ngoại phải quyết tâm thực hiện:

"Đấu tranh cách mạng với đấu tranh bảo vệ hoà bình, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn đế quốc hiếu chiến và xâm lược đứng đầu là đế quốc Mỹ;

đánh lui từng bước và đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc; giành thắng lợi cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội" [21, tr. 735].

Để góp phần thực hiện mục tiêu đó, mặt trận đối ngoại phải kiên định lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất quán và vận dụng linh hoạt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thống nhất tư tưởng và hành động trong các chiến lược, sách lược, thương lượng và đàm phán ngoại giao. Đối ngoại phải tăng cường tình đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, củng cố miền Bắc thành cơ sở ngày càng vững chắc cho cuộc đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc; ra sức hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh [19, tr. 501-502]. Tùy theo các mối quan hệ quốc tế, phạm vi ảnh hưởng, mức độ ủng hộ của các chính phủ, tổ chức, nhân dân các nước, để xây dựng mục tiêu phù hợp nhằm tranh thủ sự ủng hộ, tập hợp lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam.

Tư tưởng chỉ đạo đối ngoại: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, đường

lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Xem cách mạng Việt Nam "là một bộ phận tích cực của phong trào quốc tế đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc và hòa bình thế giới" [19, tr. 612], trở thành kim chỉ nam trong hoạch định chiến lược, sách lược, đảm bảo cho mọi thắng lợi. Đường lối đối ngoại phải được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể, kiên trì với mục tiêu độc lập dân tộc, khôn khéo trong xử lý vấn đề, tập hợp lực lượng rộng rãi, cô lập kẻ thù, khoét sâu vào mâu thuẫn trong nội bộ địch và buộc chúng rút quân về nước. Phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận chính trị, quân sự với ngoại giao,

những thắng lợi lớn trên mặt trận quân sự là động lực, tạo thêm sức mạnh cho những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Mặt trận ngoại giao phải nghiên cứu nắm rõ tình hình, phân tích sâu sắc, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ cho nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới hiểu. Xây dựng chiến lược, sách lược ngoại giao phù hợp, đúng đắn, tham mưu cho Đảng và Nhà nước làm căn cứ đưa ra được những chủ trương, chính sách phù hợp, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng. Phối hợp hiệu quả đấu tranh trên mặt trận ngoại giao giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tạo thành thế liên hoàn, "tuy hai mà một, tuy một mà hai".

Nguyên tắc đối ngoại: Đường lối đối ngoại của Việt Nam phải đứng

trên lập trường tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng, trở thành kim chỉ nam cho việc hoạch địch chiến lược, sách lược đối ngoại. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nhiệm vụ của dân tộc với nhiệm vụ quốc tế trong xây dựng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước bạn bè, các nước dân chủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Kiên quyết đấu tranh buộc Mỹ phải rút quân về nước, tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Dù bất cứ hoàn cảnh có khó khăn thế nào cũng không từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đấu tranh đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Khẳng định: "Dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một. Nhân dân ta nhất định sẽ vượt tất cả mọi khó khăn và thực hiện kỳ được thống nhất đất nước, Nam Bắc một nhà" [19, tr. 486], đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là nguyên tắc bất biến, đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, trong đó mặt trận đối ngoại phải thấm nhuần, quán triệt sâu sắc và vận dụng hiệu quả.

Phương châm đối ngoại: Đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân

chất ngày càng to lớn và mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, góp phần quan trọng đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta ở cả hai miền...ra sức phấn đấu để mở rộng và tăng cường mặt trận thống nhất của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam. Chúng ta đã giương cao ngọn cờ độc lập và hoà bình, tranh thủ dư luận rộng rãi trên thế giới và cô lập đế quốc Mỹ" [23, tr. 112].

Nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đẩy mạnh thắt chặt tình đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, tăng cường mối quan hệ mật thiết với Lào, Campuchia. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước bạn bè, các nước dân chủ tiến bộ, các đảng cánh tả, công nhân, các tổ chức quốc tế tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới trong đó có nhân dân Mỹ. Đối ngoại cần thực hiện tốt phương châm mở rộng các mối quan hệ hợp tác và ủng hộ quốc tế, thực hiện nhiều hướng quan hệ đối ngoại bằng thực lực của mình, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, nhằm tập hợp lực lượng ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, thể hiện sự chủ động, sáng tạo, tránh trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ bên ngoài. Mặt khác, phải tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài để nâng cao thế và lực trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, giải phóng đất nước và phải giải quyết đúng đắn vấn đề của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Phương châm hoạt động đối ngoại phải phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị và quân sự, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, khẳng định quyết tâm đấu tranh buộc Mỹ phải rút quân về nước và tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)