NHÂN DÂN THẾ GIỚI ỦNG HỘ VIỆT NAM CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Chủ trương của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại là luôn giữ vững thế chủ động, cố gắng nhận định trước bản chất của vấn đề, tích cực tập hợp lực lượng để chống Mỹ, bảo vệ hòa bình và độc lập dân tộc. Căn cứ vào tình hình thực tế, Đảng Lao động Việt Nam đã đánh giá những thuận lợi là cuộc đấu tranh của Việt Nam chính nghĩa nên nhận được sự ủng hộ rất lớn của các nước dân chủ, các tổ chức tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Đảng Lao động Việt Nam khẳng định, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược và sách lược đối phó. Việt Nam lấy nội dung thi hành Hiệp định Giơnevơ làm cơ sở để đấu tranh ngoại giao, tập hợp lực lượng và sự ủng hộ để tạo thêm sức mạnh trong đấu tranh. Mặt khác, Việt Nam thắt chặt mối quan hệ với Lào, Campuchia, tăng cường tình hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân châu Á và nhân dân toàn thế giới. Đẩy mạnh xúc tiến công tác tuyên truyền quốc tế, với phương châm phối hợp chặt chẽ với các nước anh em, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước dân chủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với Việt Nam. Giúp nhân dân thế giới hiểu được sự chính nghĩa, yêu chuộng hòa bình của Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân Mỹ. Đảng Lao động Việt Nam khẳng định:
Luôn luôn nêu cao ngọn cờ hòa bình, nắm vững pháp lý của Hiệp nghị Giơnevơ, ra sức thực hiện bản Cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tăng cường không ngừng lực lượng của Việt Nam về cả ba mặt: Củng cố miền Bắc; tập hợp lực lượng giữ vững và mở rộng cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng cường đoàn kết quốc tế [17, tr. 150]. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ các cơ sở pháp lý trong Hiệp định Giơnevơ, buộc Chính Việt Nam Cộng hòa phải thi hành Hiệp định. Triệt để khai thác những mâu thuẫn dù nhỏ nhất trong nội bộ của địch, như mâu thuẫn Pháp - Mỹ, mâu thuẫn Mỹ - Diệm nhằm làm suy yếu kẻ địch.
ngoại giao với phương châm xây dựng và tăng cường quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chính phủ các nước khác, đồng thời chú trọng mở rộng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước. Để tập hợp lực lượng, Việt Nam khẳng định, thắng lợi của cách mạng Việt Nam sẽ cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh. Ngược lại, thắng lợi của phong trào cách mạng các nước ở các châu lục này sẽ làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, điều đó có lợi cho sự nghiệp cách mạng bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam chủ trương:
Có kế hoạch vận động ngoại giao và hoạt động quốc tế của các đoàn thể nhân dân, nhằm tranh thủ hơn nữa sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trung gian và nhân dân thế giới...Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quốc tế. Có kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn, ở trong nước và ngoài nước, tại nơi gặp gỡ, tiếp xúc, hội đàm [23. tr. 140].
Với mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, phương châm, phương hướng, nhiệm vụ đối ngoại đúng đắn, được triển khai hiệu quả đã giúp Việt Nam tập hợp được các nước dân chủ, các tổ chức tiến bộ, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ tích cực cho Việt Nam. Qua đó, góp tiếng nói hết sức quan trọng, ủng hộ Việt Nam trên trường quốc tế, lên án hành động xâm lược, mở rộng chiến tranh của Mỹ. Sự ủng hộ đó, được thể hiện bằng nhiều hành động, lời nói thiết thực ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước sự xâm lược của Mỹ.
Thứ nhất, Đảng Cộng sản các nước, các tổ chức, ủy ban, các hội khắp nơi trên thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam. Có thể
khẳng định, chưa có cuộc chiến tranh nào được khắp nơi trên thế giới có nhiều ủy ban, nhiều hội, nhiều tổ chức lên án mạnh mẽ như cuộc chiến tranh Việt Nam. Các tổ chức này, đều lên án Mỹ xâm lược Việt Nam, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam
trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ độc lập dân tộc. Đặc biệt, trong giai đoạn 1964 - 1973 khi Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam, hoạt động của các tổ chức, ủy ban, các hội trên khắp thế giới mạnh mẽ và sôi nổi hơn. Trong đó, đáng chú ý hoạt động của các ủy ban, các hội ở các nước tư bản chủ nghĩa như Úc, Thụy Điển, Canada, Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản... Bên cạnh đó còn có các Hội Liên hiệp Công đoàn thế giới, Hội hữu nghị Việt - Xô, Ủy ban Hành động đoàn kết của Indonesia, Các tổ chức dân tộc châu Phi, Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế, Ủy ban Sinh viên Cuba đoàn kết với nhân dân miền Nam Việt Nam. Các tổ chức này, đều phản đối việc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, đòi chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước, tôn trọng Hiệp định Giơnevơ, khẳng định, nhân dân miền Nam Việt Nam có quyền sống trong hòa bình và tự do. Đồng thời, kêu gọi các nước gây ảnh hưởng buộc Mỹ không được can thiệp thô bạo vào nội bộ các nước Đông Nam Á và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt tại Mỹ, Ủy ban đòi chấm dứt can thiệp Mỹ ở miền Nam Việt Nam ra tuyên bố: "Mỗi một thanh niên Mỹ bị giết ở miền Nam Việt Nam đều là bị giết một cách vô lý và bàn tay của chính phủ Mỹ đã vấy máu" [99].
Trong Phiên họp lần thứ 13 Hội nghị Hội đồng Liên hiệp Công đoàn thế giới (từ 22 đến 24/10/1964) tại Budapet - Hunggary đã ra nghị quyết kêu gọi: "Những người lao động và các công đoàn toàn thế giới hãy đẩy mạnh đấu tranh để chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam" [101].Các tổ chức Công đoàn 16 nước châu Phi và A Rập ra bản tuyên bố chung (4/5/1965): "Kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân các nước hãy giúp đỡ về vật chất cũng như về quân sự cho các lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến tranh chính nghĩa yêu nước nhằm đánh đuổi đế quốc Mỹ khỏi lãnh thổ của mình" [104]. Tại Đại hội đoàn kết nhân dân Á - Phi lần thứ 4 (5/1965) họp tại Winneba (Gana) Tổng thư ký Ensebai đọc báo cáo lên án Mỹ xâm lược Việt Nam, quyết định tổ chức Tuần lễ ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình (từ 14 đến
20/7/1965). Đặc biệt từ ngày 2/6 đến 7/6/1965, Hội nghị Ủy ban Công đoàn quốc tế đoàn kết với lao động và nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội có 52 đoàn đại biểu công đoàn quốc tế và các nước tham gia. Các bài tham luận của các nước Liên Xô, Trung Quốc, các nước đều lên án Mỹ và ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Tại Thụy Điển, Ủy ban ủng hộ Việt Nam được thành lập (19/8/1965) có các nhân vật nổi tiếng ở Thụy Điển tham gia, tiếp xúc với các tổ chức, trong đó có Hội Chữ thập đỏ, nhằm mục đích giúp đỡ nhân dân Việt Nam. Ngày 23/9/1965 Hội nghị Thanh niên Quốc tế họp tại Mátxcơva gồm đại biểu sinh viên và thanh niên 126 nước, bản nghị quyết tuyên bố lên án Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh này ra miền Bắc Việt Nam và toàn Đông Dương. Hội nghị tuyên bố, đòi Chính phủ Johnson phải đình chỉ ngay cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, rút quân đội và vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam, khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Nhận thấy, Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên thế giới là lực lượng rất quan trọng mà Việt Nam có thể tranh thủ sự ủng hộ để tạo thêm sức mạnh trong đấu tranh chống Mỹ. Do vậy, Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: "Trong khi vạch ra đường lối về chiến lược và chủ trương về vận dụng sách lược, Đảng ta luôn luôn giữ vững tính độc lập, tuy ta vẫn chú trọng tham khảo ý kiến các đảng anh em và khi thực hiện, ta cũng chú trọng tranh thủ bàn bạc với các đảng anh em ủng hộ, giúp đỡ và phối hợp đấu tranh để đạt kết quả tốt" [22, tr. 140]. Với việc nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, đấu tranh vì chính nghĩa và hòa bình thế giới, Việt Nam còn nhận được sự ủng hộ của nhiều đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Bỉ, Anh, Úc, Ý, Tây Ba Nha, Indonesia. Đảng Cộng sản Nhật Bản lên án tội ác chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương (6/7/1964), kêu gọi triệu tập hội nghị Giơnevơ gồm 14 nước nhằm ngăn chặn âm mưu mở rộng chiến tranh của Mỹ và kêu gọi nhân dân Nhật biểu tình thể hiện sự đoàn kết với nhân dân Nam
Việt Nam. Đảng Cộng sản Bỉ đẩy mạnh các hoạt động ủng hộ Việt Nam thiết thực như ủng hộ tiền, thuốc men, dụng cụ y tế cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đảng Cộng sản Úc ra tuyên bố kịch liệt lên án quyết định của chính phủ Mendi gửi quân sang miền Nam Việt Nam trong chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ.Ngày 14/5/1965 Đảng Cộng sản Mỹ ra tuyên bố, đòi Chính phủ Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ở Tây Âu, lãnh đạo Đảng Cộng sản Ý tuyên bố: "Không có sự đe dọa nào có thể ngăn cản cuộc đấu tranh của nhân dân Ý cho độc lập của Việt Nam" [104] và tổ chức hàng ngàn cuộc biểu tình ủng hộ Việt Nam. Đảng Cộng sản Anh cử đoàn đại biểu do Tổng bí thư John Gollan dẫn đầu thăm Việt Nam từ ngày 11 đến 24/6/1965 nhằm thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho Đảng Lao động Việt Nam và cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ở châu Á, tháng 5/1965 Đảng Cộng sản Indonesia ra nghị quyết, hoàn toàn ủng hộ lập trường 4 điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và yêu cầu 5 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tại Giacacta, ngày 25/8/1965 trong buổi tiếp phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Đảng Cộng sản Indonesia tuyên bố: "Nửa triệu trong số 3 triệu đoàn viên nhân dân Indonesia sẵn sàng sang Việt Nam làm quân tình nguyện chiến đấu bên cạnh nhân dân Việt Nam" [111]. Tại Nhật Bản, Đảng Cộng sản Nhật Bản đưa ra 4 điểm ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam:
1). Để nhân dân Việt Nam giải quyết lấy công việc của mình; 2). Mỹ phải đình chỉ ngay các cuộc tấn công vào miền Bắc Việt Nam và những hành động quân sự ở miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ và tay sai phải rút khỏi miền Nam Việt Nam; 3). Phản đối Chính phủ Mỹ dùng các vũ khí vô nhân đạo (hơi độc, bom Napan); 4). Chính phủ Nhật không được cấu kết với Mỹ trong các hành động chiến tranh ở Đông Nam Á và Việt Nam [108].
Trước những hành động leo thang chiến tranh của Mỹ, sự ủng hộ của các Đảng Cộng sản đối với Việt Nam ngày càng mạnh mẽ hơn. Đáng chú ý,
ngày 21/7/1968 Đảng cộng sản Anh kết hợp với các Tổ chức Thanh niên Anh phát động cuộc biểu tình lớn với hơn 15.000 người tham gia ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam, lên án Mỹ, đồng thời yêu cầu Chính phủ Anh không được tiếp tay cho Mỹ.
Hoạt động của các hội, các tổ chức quốc tế ủng hộ Việt Nam ngày càng tích cực và rộng khắp trên thế giới. Ngày 28/7/1968, Đại hội Đại biểu thanh niên, sinh viên 143 nước diễn ra tại Xophia (Bungary): "Lên án cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác của Mỹ ở Việt Nam, đòi Mỹ chấm dứt ngay và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam" [116]. Ngày 3/8/1968, Đoàn đại biểu Ủy ban Đan Mạch đoàn kết với nhân dân Việt Nam trao cho đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp số tiền 50.000 Cuaron để ủng hộ Việt Nam. Nhân ngày 20/7/1969 nhân dân khắp nơi trên thế giới trong đó có nhân dân Mỹ, Anh, mít tinh, biểu tình rầm rộ ủng hộ Việt Nam, lên án Mỹ. Ngày 2/8/1970 Thủ tướng Thụy Điển Olof Panmer viết bài đăng trên Tạp chí Dagensnycheter nêu rõ: "Hòa bình không thể lập lại ở Việt Nam chừng nào quân đội Mỹ chưa chịu rút hết một cách vĩnh viễn khỏi nước này" [119]. Ngày 4/8/1970 Phong trào Hòa bình Phần Lan khẳng định ủng hộ triệt để và tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam đang chiến đấu vô cùng anh dũng chống cuộc xâm lăng tàn bạo do đế quốc Mỹ gây ra. Phong trào phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam tiếp tục nổ ra mạnh mẽ, khi Mỹ tiến hành ném bom hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc cuối 1972 để khuất phục và buộc Việt Nam chấp thuận những điều khoản mà Mỹ đưa ra tại hội nghị Paris. Không đạt được mục tiêu khuất phục Việt Nam, buộc Mỹ phải chấp nhận ký vào Hiệp định Paris (1973), đây là sự kiện đánh dấu sự thành công trong việc triển khai đường lối đối ngoại đúng đắn của Việt Nam trong tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Từ sau hiệp định Paris (1973 - 1975), cuộc đấu tranh ủng hộ Việt Nam của đảng cộng sản ở các nước tư bản, Hội đồng Liên hiệp Công đoàn thế giới, các hội, các ủy ban, các tổ chức tiến bộ
trên thế giới vẫn tiếp tục, đòi Mỹ nhanh chóng rút quân về nước và để Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình.
Có thể khẳng định, tất cả các tuyên bố, các hành động của đảng cộng sản, các hội, các ủy ban, các tổ chức tiến bộ trên thế giới là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sự ủng hộ này đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trên thế giới, tác động đến chính phủ, nhân dân nhiều nước, tạo nên phong trào phản đối mạnh mẽ chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Không chỉ giúp đỡ về mặt tinh thần, các tổ chức này còn có nhiều giúp đỡ thiết thực cho Việt Nam về mặt vật chất như ủng hộ Việt Nam các dụng cụ y tế, hiến máu tặng Việt Nam, quyên góp tiền, cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cho Việt Nam. Việc ủng hộ Việt Nam tích cực của các tổ chức tiến bộ trên thế giới đã tác động mạnh đến cục diện chính trị thế giới trong vấn đề chiến tranh Việt Nam, tác động mạnh đến nội tình nước Mỹ. Đồng thời, giúp Việt Nam nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, giúp tiến trình triển khai nội dung đối ngoại đạt hiệu quả tốt để tập hợp sức mạnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và bảo vệ độc lập dân tộc.
Thứ hai, chính phủ các nước dân chủ tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhiều
nước dân chủ tiến bộ lên tiếng và có nhiều hành động thiết thực ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam. Trong