TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 27)

2.1.1. Một số quan niệm

2.1.1.1. Quan niệm về độc lập, dân tộc và độc lập dân tộc

* Quan niệm về độc lập

Trong Đại Từ điển Tiếng Việt, nêu ra thuật ngữ "độc lập" của một (nước) dân tộc là: "Nước, dân tộc có chủ quyền không phụ thuộc vào nước khác, dân tộc khác" [131, tr. 655]. Nghĩa độc lập ở đây khẳng định độc lập về thể chế chính trị, chủ quyền quốc gia, quyền tự quyết của chủ thể (nước, dân tộc...) trước các vấn đề của mình mà không chịu bất cứ sự chi phối, can thiệp từ bên ngoài (nước khác, dân tộc khác). Điều đó khẳng định, độc lập là quyền bất khả xâm phạm, thể hiện chủ quyền tối cao của một nước. Quan niệm "độc

lập" (Independence) cũng có ý nghĩa tương phản với quan niệm "nô dịch"

(Slavish) của vùng hay lãnh thổ chịu sự điều khiển, chi phối về chính trị, quân sự của bên ngoài. Ngoài ra, "độc lập" cũng được dùng để chỉ một đất nước mới giành được quyền làm chủ, thoát khỏi sự thống trị, không bị điều khiển hay cai trị của một quốc gia khác.

Theo Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc (24/10/1970), "Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh

quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc" thì nội hàm "độc lập của một quốc gia" được hiểu rất rộng

vừa mang quyền riêng tư của quốc gia vừa ràng buộc với quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó khẳng định: Tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế để chống lại sự

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)