Đánh giá hệ thống KSNB các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 75 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Đánh giá hệ thống KSNB các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ Bình Dƣơng

4.2.2.1. Ƣu điểm của hệ thống KSNB

a. Về môi trường kiểm soát

- Nhìn chung các DN sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng đã tạo dựng đƣợc môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao sự chuyên nghiệp, tính chính trực và giá trị đạo đức của nhân viên.

- Các DN có quan tâm đến việc xây dựng các vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức, nhà quản lý các doanh nghiệp rất xem trọng các thủ tục kiểm soát đến quá trình này sản xuất và hƣớng dẫn cho công nhân các tình huống cần có sự can thiệp của họ.

- Các DN có chính sách và biện pháp khuyến khích công nhân viên nâng cao tay nghề để đạt đƣợc các sản phẩm chất lƣợng và mẫu mã đẹp, điều này nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và luôn tạo ra sự khác biệt mà sản phẩm sơn mài luôn đòi hỏi sự khác biệt và sự tinh xảo.

- Các DN rất quan tâm đến việc thiết lập bảng mô tả công việc cho từng công việc nhất định đế hạn chế tối thiểu việc tạo ra sản phẩm kém chất lƣợng và cho công nhân viên thấy đƣợc tầm quan trọng của mình trong hệ thống KSNB

65

- Hầu hết hội đồng quản trị các DN đƣợc cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ để giám sát mục tiêu và chiến lƣợc quản lý, kết quả động kinh doanh.

- Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp lãnh đạo DN có cái nhìn rõ hơn về phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận và qua đó sẽ giúp họ thực hiện tốt hơn chức năng quản lý của mình. Hầu hết các DN trong mẫu khảo sát đều có lập sơ đồ cơ cấu tổ chức, còn những doanh nghiệp không lập sơ đồ cơ cấu tổ chức chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lƣợng nhân viên ít và có xu hƣớng quản lý theo kiểu gia đình.

- Các DN phân chia quyền hạn và trách nhiệm bằng văn bản cho từng cá nhân hay từng nhóm phù hợp với năng lực của họ, cho thấy các doanh nghiệp rất quan tâm đến vấn đề này, phân chia này hạn chế tình trạng đùn đẩy công việc và trách nhiệm lẫn nhau, giúp việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của mỗi cá nhân hay mỗi bộ phận đƣợc tốt hơn.

b. Về đánh giá rủi ro

- Việc xác định mục tiêu chung của toàn DN giúp doanh nghiệp xác định phƣơng hƣớng mà toàn bộ doanh nghiệp sẽ theo đuổi trong dài hạn. Hầu hết các DN xác định sứ mạng và đề ra các định hƣớng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính cạnh tranh.

- Ngoài ra các DN đều thông báo mục tiêu chung đến toàn thể nhân viên trong đơn vị.

- Các DN đều xây dựng các tiêu chuẩn định lƣợng để đánh giá việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

- Hầu hết các DN đều có sự quan tâm đến việc đánh giá rủi ro, phần lớn các doanh nghiệp có đề ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro và có xây dựng cơ chế thích hợp để nhận diện rủi ro phát sinh từ các nhân tố bên ngoài cũng nhƣ bên trong.

- Các DN đƣợc khảo sát phần lớn trả lời sẵn sàng giảm bớt lợi ích mục tiêu hoặc thay đổi mục tiêu để né tránh rủi ro.

66

- Hầu hết các DN đều coi trọng việc kiểm soát các quá trình từ khâu nhận đơn đặt hàng- kiểm tra nguyên liệu- nguồn lực thực hiện đến quá trình sản xuất, tiêu chuẩn xuất xƣởng, quá trình tiêu thụ sản phẩm ra ngoài thị trƣờng.

- Hệ thống sổ sách kế toán đƣợc các DN thực hiện khá tốt, doanh nghiệp có hệ thống máy tính có buộc khai báo user, password trƣớc khi đăng nhập sử dụng, các dữ liệu quan trọng luôn đƣợc backup định kỳ.

d. Về thông tin và truyền thông

- Có khá nhiều DN nhận đƣợc thông tin phản hồi từ khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tƣ. Thông tin phản ánh đúng, kịp thời sẽ giúp DN nắm bắt đƣợc các cơ hội kinh doanh và cạnh tranh với các đối thủ cũng nhƣ dự đoán các rủi ro có thể tác động đến toàn DN. Các DN cũng có kênh thông tin hiện tại đảm bảo rằng thông tin cung cấp cho bên ngoài và thông tin DN nhận đƣợc là hợp lý và hữu ích cho đối tƣợng sử dụng.

- Các DN cũng thƣờng xuyên nghiên cứu thị trƣờng để đƣa ra những sản phẩm mới, phù hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng; chú trọng chiến lƣợc quảng cáo cũng nhƣ nâng cao hình ảnh sản phẩm, thƣơng hiệu của mình.

- Tất cả các DN đƣợc khảo sát có mô tả giá trị văn hóa của thiết kế, ý nghĩa của sản phẩm, niêm yết giá cho ngƣời tiêu dùng đƣợc biết, để ngƣời tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu và mua đƣợc sản phẩm vừa ý.

e. Về hoạt động giám sát

- Hoạt động giám sát tại các DN sản xuất gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng cũng ở mức tƣơng đối cao.

- Các DN định kỳ có tiến hành đối chiếu giữa số liệu của phòng kế toán và số liệu thực tế.

- Các DN phần lớn đƣợc kiểm toán độc lập, kiểm tra từ các cơ quan chức năng. Qua kết quả khảo sát ta thấy, nhìn chung các doanh nghiệp sản xuất gôm sứ tỉnh Bình Dƣơng đều có thiết lập hệ thống KSNB và phân tích, đánh giá theo 5 nhân tố cấu thành của hệ thống KSNB: Môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động

67

kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, góp phần ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng mức độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu mà các DN đã đề ra.

4.2.2.2. Hạn chế của hệ thống KSNB

a. Về môi trường kiểm soát

- Cũng còn một số ít doanh nghiệp chƣa áp dụng các thủ tục kiểm soát đã đƣợc thiết lập khi vận dụng vào thực tế, điều này dẫn đến nhiều rủi ro sai phạm của nhân viên mà nhà quản lý đã vô tình bỏ qua, ban lãnh đạo cũng chƣa phổ biến hết vai trò của tính chính trực và giá trị đạo đức sẽ tác động rất mạnh đến ý thức và hành vi của các thành viên trong DN.

- Vẫn còn một số doanh nghiệp chƣa tiến hành đánh giá hiệu quả thực hiện các quy tắc ứng xử, chính sách đạo đức của các cá nhân trong đơn vị theo định kỳ, điều này dẫn đến việc nhiều nhân viên chủ quan không chấp hành các quy tắc của công ty, vi phạm nội quy.

- Một số doanh nghiệp đánh giá các thành viên trong ban kiểm soát chƣa khách quan khi đƣa ra cac quyết định quan trọng, còn làm theo cảm tính, cho thấy việc kiểm soát của các doanh nghiệp chƣa thực sự hiệu quả.

- Vẫn còn một số doanh nghiệp chƣa có chính sách và tạo điều kiện hỗ trợ cho công nhân viên tham gia các chƣơng trình đào tạo nâng cao tay nghề và tham gia các khóa đào tạo bên ngoài, trên thực tế một số nhân viên, ngƣời lao động trong nghành gốm sứ phải tự bỏ chi phí để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của mình điều này không khuyến khích công nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

- Các thành viên ban kiểm soát chƣa khách quan trong việc đánh giá và ra quyết định quan trọng, còn làm theo cảm tính, cho thấy việc kiểm soát của các doanh nghiệp chƣa thực sự hiệu quả.

- Theo kết quả khảo sát cho thấy việc kiêm nhiệm công việc vẫn còn một hiện hữu ở một vài doanh nghiệp

68

b. Về đánh giá rủi ro

- Nhiều doanh nghiệp vẫn còn thói quen bảo mật thông tin ngay cả với nhân viên của mình.

- Các doanh nghiệp sản xuất gôm sứ tỉnh Bình Dƣơngdo có quy mô về vốn và hoạt động thƣờng hạn hẹp nên họ thƣờng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Vì vậy, các doanh nghiệp này ít quan tâm đến đầu tƣ, tuyển dụng thêm lao động, sợ chi phí tăng cao, điều này ảnh hƣởng đến mục tiêu kiểm soát chung toàn đơn vị.

c. Về hoạt động kiểm soát

- Hoạt động kiểm soát đối với hệ thống kế toán vẫn chƣa đƣợc tốt lắm. Trên thực tế vẫn còn tình trạng chồng chéo giữa nhân viên thực hiện nghiệp vụ với nhân viên ghi sổ kế toán, giữa nhân viên ghi chép sổ sách với bảo quản tài sản và giữa bảo quản tài sản với phê chuẩn nghiệp vụ.

- Nhà quản lý các doanh nghiệp không thƣờng xuyên rà soát lại các thủ tục kiểm soát để đƣa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp.

d. Về thông tin và truyền thông

- Hầu hết các doanh nghiệp chƣa có các kênh truyền thông riêng biệt sẵn sàng cho khách hàng, nhà cung cấp… để cho phép họ giao tiếp trực tiếp với quản lý và nhân viên khác, chỉ phần ít doanh nghiệp đƣợc khảo sát có thiết kế đƣờng dây nóng.

e. Về hoạt động giám sát

- Hoạt động giám sát chƣa đƣợc các nhà quản lý trong các doanh nghiệp theo mẫu khảo sát quan tâm đúng mức và không có xu hƣớng đều chỉnh kịp thời khi nhận thấy hoặc đƣợc báo cáo về những yếu kém của hệ thống KSNB hiện tại.

- Vai trò của hệ thống KSNB vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp đánh giá cao.

4.2.2.3. Nguyên nhân

a. Về môi trường kiểm soát

- Các doanh nghiệp vẫn chƣa nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống KSNB hữu hiệu.

69

- Nhiều nhà quản lý cũng chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về hệ thống KSNB. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống KSNB vẫn còn mang tính tự phát, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và chƣa đƣợc tổ chức một cách hệ thống.

- Các DN chƣa xây dựng chính sách sử dụng lao động tốt nên không tạo đƣợc động lực khuyến khích ngƣời lao động nhiệt tình trong công việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Do đặc thù hoạt động sản xuất gốm sứ chủ yếu là gia công xuất khẩu dẫn đến tình trạng hệ thống kiểm soát mang nặng tính thụ động theo yêu cầu từ phía khách hàng, các doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực tài chính, lực lƣợng lao động không ổn định, chất lƣợng lao động chƣa cao so với các đối thủ cạnh tranh.

b. Về đánh giá rủi ro

- Ngƣời quản lý tại các doanh nghiệp phần lớn quản lý theo kinh nghiệm, chƣa thật sự hiểu rõ về hệ thống KSNB. Nhận thức của các nhà quản lý trong đánh giá và kiểm soát rủi ro còn hạn chế, các nhà quản lý chỉ mới quan tâm đến mục tiêu ngắn hạn mà chƣa quan tâm đến mục tiêu dài hạn, tâm lý ngại đổi mới trong áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến, đổi mới máy móc thiết bị do nguồn vốn còn hạn hẹp.

- Vẫn còn một số doanh nghiệp quản lý theo kiểu gia đình, nên mục tiêu luôn đƣợc bảo mật. Mục tiêu cần đƣợc thông báo đến toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp để mọi nhân viên lấy đó làm cơ sở tham chiếu khi triển khai công việc, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

c. Về hoạt động kiểm soát

- Các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ có quy mô vừa và nhỏ, quy mô vốn còn hạn hẹp, số lƣợng nhân viên ít nên một nhân viên có thể kiêm nhiều phần hành khác nhau. Nhƣng các doanh nghiệp không nên duy trì việc kiêm nhiệm chức năng ở các khâu quan trọng nêu trên nhằm để các nhân viên có thể kiểm soát lẫn nhau, dễ dàng phát hiện sai sót đồng thời giảm tình trạng nhân viên lạm quyền và nhƣ vậy mục tiêu KSNB của doanh nghiệp cũng đƣợc thực hiện tốt hơn.

70

- Hầu hết các doanh nghiệp không đủ năng lực để phân chia trách nhiệm, để nhân viên kiêm nhiệm giữa các chức năng phê chuẩn, thực hiện, ghi chép nghiệp vụ và bảo vệ tài sản. Điều đó dễ dẫn đến việc gian lận, mất mát tài sản.

d. Về thông tin và truyền thông

- Một số doanh nghiệp sản xuất gốm sứ co quy mô vừa và nhỏ, quy mô vốn còn hạn hẹp nên chƣa xây dựng đƣợc các kênh thông tin và truyền thông riêng biệt sẵn sàng cho khách hàng, nhà cung cấp…

e. Về hoạt động giám sát

- Chƣa có hƣớng dẫn cụ thể từ Nhà nƣớc hay cơ quan chức năng nào về hệ thống KSNB, chƣa có mô hình KSNB cụ thể nào áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp để các doanh nghiệp tại Việt Nam tham khảo và thực hiện. Báo cáo COSO đƣợc thiết lập để áp dụng cho các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ nên có một số tiêu chí về đánh giá hệ thống KSNB không phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các DN tại Việt Nam. Ngoài ra còn do những hạn chế vốn có của hệ thống KSNB nhƣ vấn đề con ngƣời, yếu tố không chắc chắn của rủi ro, điều kiện hoạt động thay đổi…

4.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

4.3.1. Thống kê mô tả đối tƣợng khảo sát

Tác giả tiến hành khảo sát bằng việc đã gửi đi 200 bảng câu hỏi, thu về 200 bảng, 200 mẫu chính thức đƣợc đƣa vào phân tích. Thông tin mẫu chính thức, có các đặc điểm chính: Loại hình doanh nghiệp phần lớn là DNTN chiếm đến 48%, Công Ty TNHH 2TV chiếm 30,5 %, Công Ty TNHH 1TV chiếm 21,5%. Lĩnh vực hoạt động sản xuất gốm sứ chiếm 100% phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu (danh sách các đơn vị tham gia khảo sát đƣợc đính kèm tại phụ lục 5). Trong đó, các đối tƣợng trả lời chủ yếu là nhân viên chiếm 47,5%, quản lý bộ phận chiếm 31% và trợ lý chiếm 21,5%.

71

Bảng 4.6: Thống kê mô tả đối tƣợng khảo sát Loại hình doanh nghiệp

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cty TNHH 1TV 43 21,5 21,5 21,5 CTy TNHH 2TV 61 30,5 30,5 52,0 DNTN 96 48,0 48,0 100,0 Total 200 100,0 100,0 Nghề nghiệp Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Quản lý 62 31,0 31,0 31,0 Nhân viên 95 47,5 47,5 78,5 Trợ lý 43 21,5 21,5 100,0 Total 200 100,0 100,0 Tuổi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 30-40 116 58,0 58,0 58,0 40-50 76 38,0 38,0 96,0 50-60 8 4,0 4,0 100,0 Total 200 100,0 100,0 Trình độ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Trung cấp 35 17,5 17,5 17,5 Cao đẳng/ đại học 117 58,5 58,5 76,0 Sau đại học 48 24,0 24,0 100,0 Total 200 100,0 100,0

72

4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha

Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số tƣơng quan biến tổng là hệ số cho biến mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại; để xem mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tƣơng quan biến tổng phải lớn hơn 0,3. Chúng ta tiến hành kiểm định này để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lƣờng cho một khái niệm cần đo hay không.Giá trị đóng góp nhiều hay ít đƣợc phản ánh thông qua hệ số tƣơng quan biến tổng- qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

Một thang đo đƣợc coi là hợp lệ khi thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn sau: + Hệ số alpha của thang đo lớn hơn 0,6

+ Hệ số tƣơng quan của các biến thành phần với biến tổng phải lớn hơn 0,3 + Nếu loại bỏ 1 biến thành phần bất kỳ không làm tăng độ tin cậy của thang đo. Trong quá trình thực hiên kỹ thuật này, nếu gặp các biến thành phần gây vi

Một phần của tài liệu Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh bình dương (Trang 75 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)